CFA là gì mà người người đua nhau đi học để có được chứng chỉ làm tiền đề thăng tiến trong sự nghiệp?
Trước khi ra quyết định có nên học CFA hay không thì việc tìm hiểu CFA là gì là một điều hết sức cần thiết.
Bạn đang xem: Chứng chỉ cfa là gì
CFA là gì?
CFA là từ viết tắt cho Chartered Financial Analyst – là chương trình học do Viện CFA (CFA Institute) cấp chứng chỉ. Trên thế giới, Viện CFA có khoảng 150.000 thành viên với 165 quốc gia khác nhau. Chương trình học CFA được xây dựng từ năm 1962, đóng góp vào tiêu chuẩn toàn cầu cho chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn.
Điều kiện cần chinh phục được CFA là gì?
Để có thể đạt được chứng chỉ CFA, các ứng viên cần phái đáp ứng một trong các yêu cầu cụ thể sau:
Đối với cấp độ 1: Ứng viên phải đáp ứng một trong các yêu cầu có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp hoặc có bằng cử nhân, hay đang học năm cuối chương trình cứ nhân hoặc có thể vừa làm việc chuyên nghiệp, vừa hoàn thành chương trình giáo dục trong 4 năm.
Đối với cấp độ 2: Ứng viên bắt buộc phải hoàn thành chương trình Đại học trước khi đăng ký thi. Ngoài ra, các ứng viên phải có hộ chiếu quốc tế, hoàn thành bài kiểm tra bằng tiếng Anh, đáp ứng tiêu chí tuyển sinh chuyên nghiệp và sống tại một quốc gia tham gia tổ chức thi. Chính vì những yêu cầu trên mà chứng chỉ CFA được xem là một trong những bằng cấp “quyền lực” nhất trong mảng tài chính và được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư.
Sau khi đáp ứng các yêu cầu đầu vào, ứng viên phải lần lượt vượt qua cả 3 cấp độ của chương trình CFA. Sau đó, ứng viên sẽ phải trở thành thành viên của Viện CFA và đóng lệ phí hàng năm. Các ứng viên bắt buộc phải ký vào cam kết hàng năm rằng mình vẫn tuân theo Quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA bởi việc không tuân thủ theo những Quy tắc và tiêu chuẩn đó chính là cơ sở cho việc bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn.
Sau khi đã tìm hiểu dược CFA là gì, thì việc xác định mình có phù hợp để đi học CFA hay không cũng là một điều quan trọng không thể thiếu.
Mục đích học CFA là gì? CFA phù hợp với ai?
CFA là quy chuẩn trong ngành tài chính, do đó, nếu bạn có định hướng theo đuổi sự nghiệp liên quan đến những công việc như quản lý tài sản, quản lý đầu tư, phân tích thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…) hoặc tư vấn xếp hạng tại các tổ chức tài chính, thì CFA chính là lựa chọn dành cho bạn. Không dừng lại ở đó, CFA cũng có độ tín nhiệm cao đối với các vị trí trong và ngoài ngành dịch vụ tài chính.
Theo chia sẻ tới từ nhiều học viên CFA, điều mà CFA có thể đem đến cho bạn đó là sự rèn luyện tư duy nhạy bén, rèn luyện về khả năng giải quyết vấn đề. Chương trình học của CFA bao gồm 10 môn toàn diện, đề thi cũng có sự tương quan chung giữa 10 môn đó nên CFA rèn luyện cho bạn 1 tư duy suy luận toàn diện, rèn luyện về suy nghĩ logic. Với những gì kiến thức CFA rèn luyện cho bạn cùng với sự luyện tập chăm chỉ của mình thì thì bạn sẽ có khả năng phản xạ với từng trường hợp nhanh hơn so với những người khác.
Xem thêm: Đạm Whey Là Gì, Tất Cả Những Điều Cần Biết, Bột Whey Là Gì
Thực tế rằng, các công ty tài chính, chứng khoán, quỹ đầu tư hiện nay khi tuyển dụng cũng đều đánh giá cao các ứng viên đã có chứng chỉ CFA, tối thiểu là cấp độ 1.
Thay vì bạn không có một nền tảng để suy luận, không biết được công cụ để vận dụng phân tích cho tình huống A, vấn đề B thì sau khóa học CFA với mỗi tình huống bạn đều được trang bị 1 cách toàn diện để đưa ra sự phân tích rõ ràng nhất và có quyết định nhanh hơn. Tất cả đó là từ CFA.
Như vậy, việc học CFA không chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức về tài chính mà còn cho bạn những góc nhìn, những nền tảng suy luận để phục vụ cho công việc của chính bạn không chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính.
Những lý do khiến nhiều người quyết tâm đạt chứng chỉ CFA là gì?
1. Thăng tiến trong công việc
Thăng tiến trong công việc là điều mà ai cũng mong muốn. CFA được cho là tấm vé vàng khiến bạn chạm đến công việc mơ ước của mình trong lĩnh vực tài chính. Bởi những kến thức chuyên sâu về phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp mà CFA cung cấp cho bạn.
2. Giá trị toàn cầu
Hiện nay, CFA Institute có mạng lưới toàn cầu với hơn 150.000 chuyên gia tại hơn 165 quốc gia trên thế giới. Do vậy, CFA là một trong những bằng cấp chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi nhất trên Thế giới về tài chính. Giá trị toàn cầu thể hiện thông qua việc CFA dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác ở nhiều quốc gia trên thế giới . Ví dụ, nếu bạn định chuyển sang châu Á làm việc, các nhà tuyển dụng ở châu Á cũng sẽ tra cứu được CFA của bạn được cấp tại châu Âu và thừa nhận bạn như một thành viên của CFA Institute. Tại Việt Nam, sở hữu chứng chỉ CFA bạn sẽ được thi chuyển đổi để lấy Chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ.
3. Mức thu nhập đáng mơ ước
Có thể nói, việc nắm giữ một tấm bằng CFA sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp so với những người khác. Chính những điều này sẽ đem đến cho bạn một mức thu nhập như bạn hằng mong ước. Theo Salary Expert thì mức thu nhập trung bình của những người sở hữu chứng chỉ CFA tại Việt Nam rơi vào khoảng hơn 440 triệu đồng/năm .
Ngoài ra, CFA còn cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như công cụ để bạn có thể tự mình tạo ra cho mình những khoản đầu tư cá nhân, tăng thêm nguồn thu nhập thụ động, giúp bạn có một cuộc sống sung túc hơn.
Xem thêm: Spin Là Gì ? Nghĩa Của Từ Spin
Tóm lại, để biết được CFA có phải là con đường dẫn bạn tới ước mơ hay không thì việc đầu tiên cần làm là nắm rõ CFA là gì, mục đích mình học CFA là gì,…
Bên cạnh đó, việc trau dồi khả năng ngoại ngữ ( tiếng Anh) cũng là một điều hết sức cần thiết để bạn có thể theo đuổi và chinh phục được chứng chỉ CFA.
Chuyên mục: Định Nghĩa