đạo hiếu là gì Update 01/2025

Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, chúng ta đều tập hợp đông đủ ở đây, để cùng đọc lại những lời dạy của đức Phật về chữ Hiếu, thân tình nhắc nhủ nhau thực hiện những lời dạy đó một cách trọn vẹn trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Bạn đang xem: đạo hiếu là gì

Trước hết, tôi xin phép nhắc lại một đặc điểm của tôn giáo chúng ta là nói đi đôi với làm. Người phật tử không nói dối. Nói mà không làm là một hình thức nói dối. đức Phật từng dạy rằng, nói lời hay mà không làm, cũng không khác gì hoa đẹp mà không có hương (kinh Pháp Cú). Đối với cha mẹ, chúng ta phải hết lòng hiếu kính, phụng dưỡng, nhất là khi cha mẹ tuổi già, đau ốm, cần tới sự săn sóc ân cần của chúng ta.
Đức Phật từng dạy rằng, săn sóc người ốm cũng như săn sóc đức Phật. Nếu người ốm đó lại chính là cha mẹ chúng ta, thì sự săn sóc phải ân cần chu đáo gấp trăm ngàn lần. Đáng tiếc rằng, ở thế gian, người ta thường không làm được như vậy. Cha mẹ già, đau ốm thường bị con cháu bỏ rơi. Chúng ta là Phật Tử, chúng ta tuyệt đối không được làm thế bởi vì làm thế không những trái với đạo lý thông thường của thế gian mà cũng trái với lời chính đức Phật dạy. Trái đến hai lần, trái lời Phật dạy phải săn sóc người ốm, trái lời Phật dạy phải hiếu kính cha mẹ, phải săn sóc người ốm như chính là săn sóc đức Phật.
Hiếu kính cha mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Nhiều ca dao tục ngữ phản ảnh sinh động truyền thống đó:

*

Đó là những câu ca dao Việt Nam, mà hầu như mọi người chúng ta đều thuộc lòng. Thế nhưng lời dạy của đức Phật về chữ Hiếu còn cụ thể hơn nhiều, hình ảnh mà đức Phật dùng làm ví dụ sinh động hơn nhiều:
“Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứng không phải là nước trong bốn biển” (Tương Ưng II, 208).
“Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, mẹ cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha…” (Tăng Chi I, 75).
“Vì cớ sao? Ví rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này” (Tăng Chi I, 75).
Đức Phật nhắc nhủ chúng ta hiếu kính cha mẹ, săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ, bởi vì làm như vậy cũng không đủ để trả ơn cha mẹ, nhưng theo đúng quy luật nhân quả của nhà Phật, công đức của người con hiếu thảo cũng đã vô cùng to lớn rồi. Và đức Phật đã tán thán công đức của những gia đình hiếu thuận, và những người con hiếu thuận như sau:
“Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ cha mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường”.

Xem thêm: Số Phức Là Gì – Giải Thích Dễ Hiểu Về Số Phức

“Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha; các Đạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha, đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo là mẹ cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời” (Tăng Chi I, 147).
Đức Phật là bậc trí tuệ, bậc giác ngộ lớn, không gì không biết, không gì không thấy. Nhân thế nào quả thế nào, đức Phật biết rõ, thấy rõ như trong lòng bàn tay. Những điều Phật biết, Phật thấy, chúng ta không biết không thấy, hoặc chỉ biết và thấy một cách đại khái.
Công đức, quả báo của những gia đình, những con cái hiếu thuận với cha mẹ, thực là lớn lao vô cùng, nhưng chỉ có đức Phật mới thấy rõ, biết rõ và giảng giải lại cho tất cả chúng ta được biết một cách thật là sinh động và cụ thể.
“Một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, như vậy suốt 100 năm, cũng không đủ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ cha” (Tăng Chi I, 75).
Phật dạy rằng gia đình nào hiếu kính cha mẹ thì cũng không khác gì Phạm Thiên. Không khác gì bậc Đạo sư thời xưa, và xứng đáng được cúng dường. Ý nghĩa của những ví dụ ấy như thế nào?
Những người Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo, ngày xưa xem Phạm Thiên (Brahma) như là vị Thần tối thượng của họ, còn theo đạo Phật, Phạm Thiên là cõi trời Dục giới và Sắc giới. Đức Phật đánh giá gia đình nào có con cái hiếu thuận với cha mẹ, cũng không khác gì cõi trời Phạm Thiên vậy, và những người sống trong gia đình như thế cũng giống như chư Thiên ở cõi trời Phạm Thiên vậy. Kính lễ, tán thán những người con hiếu thảo không khác gì kính lễ, tán thán Phạm Thiên. Và sống trong những gia đình hiếu thuận với cha mẹ, cũng tức là sống hạnh phúc, an lạc không khác gì sống ở cõi trời Phạm Thiên. Các bậc Đạo sư thời xưa được tôn quý như là các bậc Thầy hướng dẫn đời sống đạo đức và tâm linh cho dân chúng. Đức Phật tán thán những ngườicon hiếu thuận với cha mẹ, cũng không khác gì các bậc Đạo sư thời xưa. Vì cớ sao? Chính là vì, gương sáng hiếu thuận cha mẹ cũng là gương sáng của cuộc sống tâm linh và đạo đức cao cả. Và bởi lẽ, những người con hiếu thảo với cha mẹ, được đức Phật coi trọng như Phạm Thiên, như các bậc đạo sư thời xưa cho nên họ cũng xứng đáng được cúng dường.
NgườiẤn Độ ngày xưa xem lửa như một vị Thần mà họ gọi là thần Agni. Họ có tập tục tế lửa. Anh em ông Ca-Diếp, trước khi quy y Phật, vốn là những người theo đạo tế Thần lửa. Nhưng đức Phật dạy rằng, cha và mẹ chính là lửa đáng cung kính và cúng dường vì cha và mẹ đem lại sự sống cho con cái, cũng như lửa đem lại ánh sáng ấm áp và sức sống cho muôn loài. Đức Phật dạy: “Thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà la môn, những người mẹ, những người cha của người ấy. Này, Bà la môn đáng gọi là lửa đáng cung kính” (Tăng Chi I, 74).

Xem thêm: Ppm, Tds, Ph Là Gì? Chỉ Số Ppm Là Gì ? Cách Sử Dụng Và Quy Đổi Của Ppm Mà Bạn Cần Biết

Đức Phật lại nói rằng, ngườicon hiếu thuận với cha mẹ, cung kính, tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ với của cải do chính sức mình làm ra một cách hợp pháp, thì cha mẹ cũng thương mến lại người con, và nói về con mình với những lời tốt đẹp: “Mong rằng, nó được sống lâu! Mong rằng thọ mạng nó được che chở lâu dài!” (Tăng chi II, 106).
Và đức Phật nói thêm là một ngườicon, được cha mẹ thương mến nhờ vậy, sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều và lâu dài. Những người con như thế sau khi mạng chung, sẽ được sinh lên các cõi Trời, ở đây, sẽ được sống sung sướng, an lạc, một đời sống sung sướng an lạc mà loài người chúng ta không tưởng tượng nổi:

Chuyên mục: Định Nghĩa