Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ” và “việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Trong những năm gần đây, ngành điều dưỡng ngày càng có sức hút khi mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ ngành điều dưỡng làm gì.
Bạn đang xem: điều dưỡng là gì
1. Khái niệm ngành điều dưỡng
Những công việc mà khi học ngành điều dưỡng phải làm
Điều dưỡng là một nghiệp vụ thuộc hệ thống các ngành y tế giữ vai trò chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân từ khi bắt đầu điều trị đến khi phục hồi, đảm bảo tối thiểu hóa nguy cơ sang thương của bệnh nhân do trị liệu, chăm sóc không đúng cách.Người làm nghề điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên, một ngành nghề đặc thù và độc lập với y tá hay bác sĩ. Có rất nhiều lĩnh vực trong điều dưỡng như điều dưỡng hộ sinh, điều dưỡng khoa nặng…Công việc của điều dưỡng viên không chỉ chăm sóc, theo dõi tình trạng bệnh nhân suốt quá trình điều trị, phục hồi mà còn truyền đạt thông tin giữa bệnh nhân với bác sĩ, đồng thời, thông qua các hình thức khác nhau, tư vấn “xoa dịu” nỗi đau cho bệnh nhân cả thể xác lẫn tinh thần.
2. Học đại học điều dưỡng làm gì?
Học điều dưỡng tại trường Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
Sinh viên theo học ngành điều dưỡng ra trường sẽ được trang bị đủ kiến thức để công tác theo đúng nghiệp vụ tại các bệnh viện, cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương. Tại đó, các điều dưỡng viên sẽ thực hiện các công việc cụ thể như: kiểm tra báo cáo tình hình bệnh của bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều đúng cách; truyền đạt ý kiến của bệnh nhân với bác sĩ; đề xuất biện pháp xử lý, phối hợp với bác sĩ chăm sóc và điều trị người bệnh; hướng dẫn bệnh nhân và người nhà xử lý các tình huống khẩn cấp cũng như kiểm soát bệnh tại nhà, …Với các điều dưỡng viên giỏi thành thạo kỹ năng điều dưỡng có thể tham gia xây dựng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng, đồng thời, quản lý và đào tạo cán bộ điều dưỡng tại các đơn vị y tế.Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp tại ngành điều dưỡng tại các trường đại học cao đẳng, sinh viên hoàn toàn đủ điều kiện tham gia các công tác y tế cộng đồng như tư vấn, giáo dục sức khỏe cộng đồng, đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh, …
3. Những thuận lợi, khó khăn khi làm nghề điều dưỡng
3.1 Thuận lợi khi làm nghề điều dưỡng
Đến với nghề điều dưỡng, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội thuận lợi để học hỏi, rèn luyện kỹ năng và phát triển tương lai của mình:
Đảm bảo về việc làm: Với sức hút của ngành y nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng ở nước ta những năm gần đây, sinh viên ra trường không phải lo lắng về cơ hội việc làm của mình khi mà đội ngũ nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao tại các cơ sở y tế còn thiếu trầm trọng.Công việc và môi trường làm việc đa dạng: Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, bạn có thể làm việc tại các bệnh viên, cơ sở y tế theo đúng nghiệp vụ hoặc tham gia vào hoạt động y tế cộng đồng tại đại phương.Cơ hội học lên cao: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay phân thành nhiều cấp bậc, trình độ. Sau khi học xong, sinh viên có thể học chuyên sâu về điều dưỡng để trở thành điều dưỡng trưởng hoặc thạc sĩ điều dưỡng.
Xem thêm: ” Xô Viết Là Gì – Khái Niệm Về Chính Thể Cộng Hòa Xô Viết
Cơ hội làm việc và định cư ở nước ngoài: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam còn khá mới mẻ, tuy nhiên ở nước ngoài nghề điều dưỡng viên rất thu hút và luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Chỉ cần bạn đáp ứng điều tiêu chí về điều dưỡng viên của các quốc gia đó, bạn hoàn toàn có thể làm việc và định cư tại nước ngoài.
3.2 Khó khăn khi làm nghề điều dưỡng
Nhưng song song với đó cũng là những khó khăn bắt buộc phải vượt qua:
Công việc vất vả và bận rộn: Công việc của điều dưỡng viên bận rộn cả ngày, họ không chỉ thực hiện chức năng của một điều dưỡng mà còn chủ động thực hiện các nghiệp vụ khác giúp quá trình điều trị, phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.Áp lực công việc lớn: Làm một công việc có liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người khác nên áp lực căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi với điều dưỡng viên là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là ở Việt Nam khi tình trạng quá tải, điều kiện cơ sở vật chất ở một số bệnh viện đơn vị y tế chưa được đảm bảo thì áp lực đối với điều dưỡng viên càng lớn.Rủi ro trong nghề nghiệp: Khi thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân, đặc biệt ở điều dưỡng viên truyền nhiễm, điều dưỡng cộng đồng có nguy cơ phơi nhiễm cao. Đây chính là những rủi ro mà người làm nghề điều dưỡng đã, đang và sẽ phải đối mặt.
Xem thêm: Xem Mà Phải Sục Cu Là Gì ? Cách Thủ Dâm Cho Nam Sướng Nhất Qủa Đất
Hi vọng bạn đã hiểu biết tổng quát về công việc ngành điều dưỡng làm gì và cơ hội phát triển cũng như những khó khăn của một điều dưỡng viên.
Chuyên mục: Định Nghĩa