đình công là gì Update 01/2025

Ngày nay ngay cả khi đi dạo vòng vòng quanh các con đường, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp các cuộc đình công, biểu tình ở ngay vỉa hè. Vậy có bao giờ các bạn thắc mắc về tính hợp pháp của các cuộc đình công ấy chưa?Trong bài viết này, gocnhintangphat.com gửi đến các bạn bài Đình công là gì? Đình công thế nào là hợp pháp? theo quy định của Bộ luật Lao động 2019

Quy định về đình công

1. Luật đình công 20192. Đình công là gì?3. Đình công thế nào là hợp pháp?4. Ví dụ về đình công hợp pháp5. Đình công bất hợp pháp6. Đình công tự phát là gì?

1. Luật đình công 2019

Đình công là vấn đề được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao độngTừ ngày 1 tháng 1 năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, những quy định mới về đình công cũng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Bạn đang xem: đình công là gì

Đình công được quy định tại mục V chương XIV của Bộ luật Lao động 2019.

2. Đình công là gì?

Theo quy định tại điều 198 Bộ luật Lao động 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.=> Đình công được đặt ra trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và được diễn ra có tổ chức

3. Đình công thế nào là hợp pháp?

Đình công hợp pháp là đình công tuân theo các quy định của pháp luật, cụ thể:Thuộc 1 trong 2 trường hợp người lao động được đình công theo quy định tại điều 199 Bộ luật Lao động 2019:- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.Trong đó khoản 2 điều 188 BLLĐ quy định:
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Trình tự đình công:Bước 1: Lấy ý kiến về đình côngBước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình côngBước 3: Tiến hành đình công.Trong đó:- Lấy ý kiến về đình công được quy định như sau:
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Xem thêm: Từ Venerable Là Gì ? (Từ Điển Anh Nghĩa Của Từ Venerable Trong Tiếng Việt


1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:a) Kết quả lấy ý kiến đình công;b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;c) Phạm vi tiến hành đình công;d) Yêu cầu của người lao động;đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

4. Ví dụ về đình công hợp pháp

Ví dụ: Công ty đang có tranh chấp trong vấn đề tính lương nhưng hòa giải không thành, tổ chức đại diện người lao động họp bàn lấy ý kiến người lao động về vấn đề đình công, 90% người đồng ý thì tổ chức đại diện người lao động ra văn bản đình công có đủ các nội dung phía trên và gửi cho người sử dụng lao động, UBND huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND tỉnh trong thời hạn it nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công. Đến thời điểm bắt đầu đình công ghi trong văn bản đình công nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Xem thêm: Vios Limo Là Gì – Phân Biệt Các Đời Xe Toyota Vios Từ 2003

=> Cuộc đình công trên là hợp pháp

5. Đình công bất hợp pháp

Đình công bất hợp pháp là trường hợp đình công không theo quy định của pháp luậtĐiều 204 BLLĐ 2019 quy định có 6 trường hợp được xem là đình công bất hợp pháp như sau:
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

Chuyên mục: Định Nghĩa