ĐÒN TAY LÀ GÌ Update 04/2024

Ngôi nhà được ví như một tài sản có giá trị lớn trong gia đình, có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống và vận mệnh của mỗi thành viên trong gia đình. Để cho ngôi nhà của bạn luôn được bền đẹp với thời gian thì không thể bỏ qua được chi tiết xà nhà và hệ thống đòn tay để nâng được đối với sức nặng của hệ thống ngói. Bài viết được gocnhintangphat.com chia sẻ dưới đây, bạn sẽ được chia sẻ, lý giải mọi thắc mắc về cách gác đòn tay nhà. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Đòn tay là gì

*

1. Cách tính đòn tay nhà theo Phong thủy

Tính số lượng xà gồ (đòn tay) có nhiều cách: tính theo quan niệm Sinh- Lão- Bệnh- Tử hay Sinh- Trụ- Hoại- Diệt, Trực Tuổi,…

1.1 Tính đòn tay theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt

Trong phong thủy, đòn tay nhà thường được tính theo Sinh- Trụ- Hoại- Diệt hay còn được hiểu là Xuân- Hạ- Thu- Đông. Mùa xuân cây cối bắt đầu sự sống mới, đâm chồi nảy lộc; mùa hạ phát triển xum xuê xanh tốt; mùa thu héo vàng lá rụng, mùa đông còn lại trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hoại, diệt cúng như vậy cứ tiếp nối nhau, không ngừng nghỉ.

Sau đây là phương pháp tính xà gồ (đòn tay):

Thanh thứ nhất là số (1) được gọi là Sinh, thanh thứ hai là số (2) được gọi là Trụ, thanh thứ ba là số (3) gọi là Hoại, thanh thứ tư là số (4) gọi là Diệt. Và cứ như vậy thanh thứ năm là số (5) gọi là Sinh, tiếp đến thanh thứ là số (6) gọi là Trụ, thanh thứ bảy là số (7) gọi là Hoại, thanh thanh thứ tám là số (8) gọi là Diệt.Từ quy tắc trên chúng ta rút ra được quy luật tính Sinh, Trụ, Hoại, Diệt

Sinh=(4 x n + 1); Trụ=(4 x n + 2); Hoại=(4 x n + 3); Diệt=(4 x n + 4), với “n” là số chu kỳ lặp lại.

*

1.2 Tính đòn tay theo trực tuổi

Để tính được lượng xà gồ (đòn tay) theo Trực Tuổi thì bạn cần biết ngũ hành của Trực và tìm Trực tuổi. Sau đó chọn Trực sinh, tránh Trực khắc.

Xà gồ được chia thành 2 loại là đòn giông và đòn tay. Đòn giông rất quan trọng, vì nó làm trạch chủ, tượng trưng cho chủ nhà, các xà gồ (đòn tay) còn lại là vợ con và của cải, phải chọn sao cho tương sinh với đòn giông để hợp phong thủy. Vì nếu trạch chủ khắc xuống thì vợ con sẽ đau ốm, hao tốn tiền của. Còn ngược lại thì nguy cho trạch chủ, hay tai nạn, ốm đau, mất mát.

* Ngũ hành của Trực, tuổi Trực chủ

*

Từ bảng trên ta có thể đọc ra được: chủ nhà sinh năm 1986, tuổi Bính Dần là thuộc Trực Định, mạng Mộc trong ngũ hành. Vậy trạch chủ là Trực Định, ngũ hành thuộc Mộc.

Xem thêm: Wikipedia: Thảo Luận Là Gì, Tổng Quan Về Thảo Luận Tại Quốc Hội

* Tính xà gồ (đòn tay) theo Trực

*

* Sau đây là các bước tính xà gồ (đòn tay) theo trực tuổi

Bước 1: Xem chủ nhà sinh năm thuộc can – chi nàoBước 2: Tra bảng Trực-Tuổi để xác định trạch chủ thuộc Trực nàoBước 3: Lấy đòn giông làm trạch chủBước 4: Bắt đầu khởi tại Trực của trạch chủ và cứ thế đếm xuống tới bậc đầu tiên là bậc số 1 để tìm trực của phu tửBước 5: Xem xét đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành, nếu sinh là tốt, nếu khắc là xấu.

Như vậy nếu nắm sơ qua cách tính trên, ta có thể tính số lượng đòn tay cho mái nhà của mình.

2. Lễ gác đòn dông và những điều cần biết

2.1. Ngày tốt thích hợp để thực hiện nghi lễ

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều những quan niệm kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà. Thế mới biết được là lễ gác đòn dông quan trọng tới mức nào.

Để xây được một căn nhà yên ổn và thịnh vượng, mang lại nhiều tốt lành cho gia chủ thì bạn hết sức lưu tâm đến việc chọn ngày làm lễ gác đòn dông và sau đây là 36 ngày tốt cho việc gác đòn dông.

“Giáp Tý, Ất Sửu, Canh Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Đinh Dậu, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Canh Thìn, Bính Tuất, Mậu Tý, Giáp Ngọ, Bình Thân, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Kỷ Mùi, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Tân Dậu, Quý Hợi.Các Sao tốt nên chọn: Thiên Đức, Thiên Hỷ, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức Hợp, Thiên Phúc, Thiên Phú, Thiên ÂnCác Trực nên chọn: Mãn, Bình, Thành, Khai.Nên tránh các Sao xấu như: Chánh Tứ Phế, Thiên Tặc, Địa Tặc, Địa Hỏa, Thiên Hỏa.

*

2.2 Lễ vật bao gồm những gì?

Mâm lễ vật trong lễ gác đòn dông không quá cầu kỳ, chỉ bao gồm: mâm ngũ quả, con gà, trà, bánh.Lễ vật được sắm đầy đủ sẽ làm buổi lễ trở lên hoàn thiện, ấm cúng mang lại tài lộc cho gia chủ.

*

2.3 Văn khấn trong nghi lễ

Văn khấn trong lễ nghi thường được xây dựng theo một mô tip sau đây:

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

*

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách gác đòn tay nhà cũng như chọn ngày thi công hay nghi thức lễ gác đòn tay mà nhiều gia chủ còn thắc mắc. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về xây nhà mái và cách gác đòn tay nhà sao cho hợp phong thủy và tốt cho gia chủ. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo trên gocnhintangphat.com nhé!