Sản vật là gì Update 01/2025

Vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu của con người, con người có thể kiểm soát được. Vật có thể tổn tại tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Bài viết phân tích làm rõ khái niệm về vật và các vấn đề pháp lý khác liên quan:

1. Cách thức phân loại vật ?

Vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Tuỳ thuộc vào giá trị, các đặc tính tự nhiên cũng như xã hội, ý nghĩa pháp lí của chúng trong giao lưu dân sự mà người ta phân biệt các loại vật khác nhau. Ngoài việc phân loại thành bất động sản và động sản, BLDS còn có những cách phân loại sau đây:

– Hoa lợi và lợi tức:

Dựa vào các căn cứ khác nhau trong việc “gia tăng tự nhiên” của tài sản, Điều 109 BLDS đã phân chia vật thành hoa lợi và lợi tức.Bạn đang xem: Sản vật là gì

Hoa lợi là những sản vật tự nhiên có tính chất hữu cơ do tài sản mang lại. Ví dụ: Hoa quả của cây, trứng do gia cầm đẻ ra, gia súc con do gia súc mẹ sinh ra. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác công dụng của tài sản. Thồng thường, lợi tức được tính ra thành một số tiền nhất định. Ví dụ: Khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà, tiền lãi thu được từ việc cho vay tài sản.

Bạn đang xem: Sản vật là gì

– Vật chính và vật phụ:

Trên phương diện vật lí, các vật này có thể tách rời nhau nhưng về giá trị và ý nghĩa kinh tể thì một vật chỉ có thể có giá trị khi đi kèm với vật kia. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Ví dụ: Ti vi là vật chính vì có thể khai thác công dụng, tính năng của tivi một cách độc lập. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ: Điều khiển từ xa của tivi, video; các dụng cụ (đồ nghề) để sửa chữa ô tô. Theo nguyên tắc chung, vật chính và vật phụ là đối tượng thống nhất, nếu các bên không có thoả thuận gì khác thì vật phụ phải đi kèm vật chính khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận khác như chỉ giao vật chính hoặc vật phụ mà thôi. Đương nhiên, không thể coi là vật phụ nếu bản thân nó là một bộ phận cấu thành của vật chính, như lốp ô tô đang sử dụng của một cái ô tô, nhưng lốp để dự phòng cho xe lại có thể được coi là vật phụ.

– Vật chia được và vật không chia được:

Vật chia được là những vật khi được phân chia ra thành các phần nhỏ thì mỗi phần đó vẫn giữ nguyên các tính chất ban đầu và giữ nguyên tính năng sử dụng của vật đó. Ví dụ: Xăng, dầu, gạo có thể phân chia thành nhiều phần khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng. Vật không chia được là những vật khi phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Giường tủ, đồng hồ, xe máy, xe đạp… Những vật không chia được khi buộc phải chia thì phải trị giá bằng tiền để chia. Người nào giữ vật phải trả cho người kia số tiền có giá trị tương đương với phần của họ.

Trong quan hệ dân sự, việc phân loại vật chia được và không chia được mang tính tương đối. Các đối tượng của quan hệ dân sự trong trường hợp này là vật không chia được nhưng trường hợp khác là vật chia được như nhà ở và đất đai. Ví dụ: khi phân chia di sản, nếu nhà ở và đất ở chia ra được thành hai hay nhiều phần mà các chủ sở hữu đều sử dụng được thì nhà ở và đất ở là vật chia được…

– Vật tiêu hao và vật không tiêu hao:

về phương diện vật lí, mọi vật khi sử dụng đều bị hao mòn (tiêu hao). Trong pháp lí, vật tiêu hao là những vật khi qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không còn giữ nguyên được hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Nó giảm trọng lượng hoặc đã biến đổi sang vật khác ở trạng thái khác. Ví dụt Phim ảnh, xi măng, vôi, cát, xăng dầu, các loại thực phẩm… Vì vậy, vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. Vật không tiêu hao là những vật mà khi đã qua quá trình sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu của vật. Ví dụ: Nhà ở, các loại xe và máy móc, các công cụ khác…

– Vật cùng loại và vật đặc định:

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và thường được xác định bằng những đơn vị đo lường như kilôgam, mét, lít… Ví dụ: Xăng dầu cùng loại, gạo, xi măng cùng loại của một nhà máy sản xuất… Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế được cho nhau. Theo nguyên tắc chung, nếu vật cùng loại bị tiêu huỷ có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác. Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó về kí hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhất (không có vật thứ hai) và vật đặc định hoá. Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu huỷ thì không thể thay thế bằng vật khác, quan hệ pháp luật về sở hữu đối với vật đó cũng chấm dứt. Ví dụ: Bức tranh cổ của một họa sĩ, các loại đổ cổ quý hiếm V.V.. Còn vật được đặc định hoá là trong các vật cùng loại người ta tách nó ra bằng dấu hiệu do con người đặt ra. Ví dụ: Đánh dấu đồ vật bằng những kí hiệu riêng biệt, lúa đóng vào bao riêng, thực phẩm để trong những dụng cụ riêng. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó.

– Vật đồng bộ là một tập hợp các vật mà chỉ có đầy đủ nó mới có giá trị sử dụng đầy đủ như: Bộ bàn ghế, bộ tem thư, bộ tranh, các thiết bị đồng bộ… Tập hợp các vật phải liên hệ với nhau thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại, thông số kĩ thuật thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bỉ giảm sút. Có thể vật đồng bộ là những vật có “đôi” như: Đôi giày, đôi dép, đôi găng tay… Theo nguyên tắc chung, vật đồng bộ là đối tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự. Vì vậy, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành vật đông bộ. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận chuyển giao từng vật trong “bộ” đó. Ví dụ, chỉ chuyển giao một cái ghế hoặc chỉ một cái bàn.

Ngoài ra, năng lượng được xem là một loại vật đặc biệt. Nó không có hình dạng và không thể quan sát được nếu không có những phương tiện kĩ thuật chuyên dùng. Việc chiếm hữu và chuyển giao năng lượng được thực hiện theo một phương thức riêng. Nó được coi là vật cùng loại được xác định băng kilôoát/giờ và là đối tượng trong các hợp đồng cung ứng điện năng.

Xem thêm: Cơ Cấu Tổ Chức Theo Địa Dư Là Gì, Địa Dư Là Gì

2. Chế độ pháp lí đối với vật

Căn cứ vào giá trị và giá ttị sử dụng của vật đối với xã hội về kinh tể, an ninh, quốc phòng, BLDS đã quy định về cách thức phát sinh quyền sở hữu, trình tự và các nguyên tắc dịch chuyển quyền sở hữu đổi với vật. Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự, phương thức dịch chuyển vật gọi là chế độ pháp lí của vật đó.

Căn cứ vào chế độ pháp lí của vật, người ta phân chia vật theo các chế độ: Vật cấm lưu thông, vật hạn chế lưu thông, vật tự do lưu thông.

– Vật cấm lưu thông: Đó là những vật vì vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc dân hoặc đối với an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia… Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng… Ví dụ: Vật là vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, chất ma tuý V.V.. Người nào tàng trữ, sử dụng, mua bán các loại vật cấm lưu thông trên có thể bị truy tố và xét xử theo các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại các Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự.

Các vật trên không thể là đổi tượng trong các giao dịch dân sự của công dân, tổ chức. Việc lưu thông các loại vật này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Chính vì vậy mà mỗi hình thức sở hữu có một phạm vi khách thể khác nhau.

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng, những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Điều 197 BLDS như: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản… về nguyên tắc là tài sản cấm lưu thông. Nhưng để mở rộng giao lưu dân sự trong điều kiện nền kinh tế thị trường, riêng đối với loại tài sản đặc biệt là đất đai, Luật dân sự và Luật đất đai cho phép những người tuy không phải là chủ sở hữu trong những điều kiện nhất định có thể có một số quyền năng đối với các loại tài sản này.

– Vật hạn chế lưu thông: Bao gồm những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, an ninh, quốc phòng… do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển các loại vật đó. Những vật này pháp luật quy định không chỉ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước mà còn có thể thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ chức cồng dân. Việc chuyển dịch quyền sở hữu nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Trong một số trường hợp phải có sự đồng ý hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng mới không bị coi là vô hiệu. Ví dự. Các loại vũ khí thể thao, súng săn, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn…

Xem thêm: Transverse Là Gì Trong Tiếng Việt? Dịch Nghĩa Của Từ Transverse

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Chuyên mục: Định Nghĩa