1. Sở đoản là gì? Làm sao để xác định được các sở đoản của bản thân
1.1. Khái niệm sở đoản
Sở đoản được biết đến là khái niệm đối lập hoàn toàn so với khái niệm sở trường. Sở đoản là thuật ngữ được định nghĩa trong Từ điển học tiếng Việt là chỗ kém, chỗ yếu vốn có tồn tại trong mỗi con người. Nói một cách khác, sở đoản chính là những điểm yếu mà bất kỳ ai cũng có và đều lo sợ khi đối mặt hay gặp phải những trường hợp có liên quan hay đòi hỏi các sở đoản của bản thân bạn.
Bạn đang xem: Sở đoản là gì
Khái niệm sở đoản
Sở đoản có thể mang tính nhất thời hoặc lâu dài. Có những người tồn tại sở đoản đó lâu dài và khó có thể khắc phục được, là do bản thân không thể vượt qua được, hoặc ngại đối mặt, hoặc không có điều kiện để khắc phục được sở đoản đó. Song, có những người lại chỉ tồn tại sở đoản nhất thời do hoàn cảnh sản sinh và tác động đến, ví dụ như là những lần đầu tiên tiếp xúc, sau quá trình làm việc và trải qua nhiều mà có thể khắc phục được sở đoản đó,
Chính vì vậy, sở đoản có thể khắc phục được phần lớn là do chính bản thân bạn. Ví dụ, chữ bạn dù xấu nhưng bạn có nỗ lực rèn luyện chữ nên nó được cải thiện hơn cả. Hoặc bạn yếu kĩ năng giao tiếp, bạn có thể tham gia các hoạt động hoặc đăng ký các lớp học rèn luyện kĩ năng mềm để có thể khắc phục được các sở đoản đó. Bởi đôi khi, các sở đoản sẽ tác động và làm mất cơ hội tốt mà đáng lẽ ra bạn có được.
1.2. Phân biệt sở đoản và sở trường
Sở đoản và sở trường là hai khái niệm tồn tại song song và đối lập nhau hoàn toàn. Nếu sở trường được biết đến là những điểm mạnh, điểm tốt của con người, luôn được thể hiện phô ra bên ngoài và có tác động tích cực đến công việc, học tập, sự nghiệp và cuộc sống của bạn. Thế nhưng, sở đoản lại có khái niệm ngược lại và đôi khi là khá tiêu cực. Sở đoản là những điểm hạn chế, điểm yếu mà con người luôn mong muốn giấu kín, không phô bày, thể hiện và hạn chế thể hiện ra nhất có thể bởi họ ngại đối mặt, ngại thể hiện ra vì không muốn đánh mất cơ hội, mong muốn được hoàn hảo trong mắt các nhà tuyển dụng.
Do đó, phần lớn các ứng viên, đặc biệt là các ứng viên trẻ đều khá lo ngại cũng như chưa biết cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn liên quan tới sở đoản của bản thân trong quá trình tuyển dụng việc làm. Vậy, làm thế nào để nhận biết và xác định được các sở đoản của bản thân một cách chuẩn xác nhất?
1.3. Cách nhận biết và xác định được các sở đoản của bản thân
Có rất nhiều cách để xác định và nhận biết được các sở đoản của bản thân. Dưới đây là một số cách phổ biến được áp dụng khá rộng rãi và phổ biến để có thể nhận biết được sở đoản của bản thân.
Cách nhận biết và xác định được các sở đoản của bản thân
Thứ nhất, để xác định được sở đoản của bản thân, các bạn có thể sử dụng các ứng dụng được thiết lập dưới dạng làm trắc nghiệm tính cách và hướng nghiệp. Tuy nhiên, có một số ứng dụng hay các trang web làm trắc nghiệm hướng nghiệp không được chính xác nên các bạn cần phải lựa chọn phù hợp và chắt lọc hoặc trải qua nhiều bài trắc nghiệm hướng nghiệp khác nhau. Hiện nay, trắc nghiệm hướng nghiệp của John Holland đang được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng ứng dụng này để thực hiện trắc nghiệm hướng nghiệp cho bản thân.
Thứ hay, đó là nhờ đến sự đánh giá và nhận xét của người thân và bạn bè. Đây là những đối tượng có thể mang đến cho bạn câu trả lời khách quan nhất. Họ là những người tiếp xúc với bạn nhiều nhất trên phương diện học tập, công việc, cuộc sống của bạn. Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ hay băn khoăn những sở đoản của bản thân là gì thì hãy lắng nghe những đánh giá và nhận xét của người thân hay bạn bè của bạn nhé! Tuy nhiên, hãy lắng nghe và tiếp thu nó một cách mở lòng nhất chứ đừng nên ghét bỏ hay trách mắng họ về những phê bình liên quan tới sở đoản của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên suy nghĩ và đánh giá chính bản thân mình xem những lời nhận xét đó có chính xác hay không vì đôi khi, họ cũng chỉ là những người tiếp xúc với bạn chứ không phải là chính con người của bạn.
Thứ ba, đây cũng là cách quan trọng nhất để có thể xác định được các sở đoản của bản thân. Nhờ đến sự hỗ trợ từ các bài trắc nghiệm hay bạn bè, người thân cũng chỉ là sự lựa chọn mang tính khách quan và hỗ trợ, điều quan trọng nhất vẫn chính là bản thân bạn. Không ai hiểu bạn hơn chính mình. Các bạn nên tìm kiếm những sở đoản và sở trường của bản thân một cách chủ động nhất thông qua các cách mà chúng tôi gợi ý như sau:
Phân biệt sở đoản và sở trường
– Suy nghĩ về các sở thích và hành động của bản thân: bạn thích gì? Hạnh phúc khi làm gì? Chán ghét làm gì? Ngại làm gì?… Những câu hỏi được đặt ra như này sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về những sở đoản của chính mình.
– Tìm kiếm các sở đoản thông qua việc làm và học tập: những kinh nghiệm mà bạn thu được trong quá trình làm việc và học tập phần nào sẽ khiến bạn phải suy nghĩ rằng thực sự sở đoản của mình là như thế hay không?
– Tự đánh giá bản thân: liên tục đánh giá bản thân thông qua các kết quả làm việc, học tập và hành động trong xã hội.
– Tiếp xúc và gây dựng các mối quan hệ: đây là cách mà bạn xác định được sở đoản rõ ràng nhất, đặc biệt là những kĩ năng mềm liên quan tới giao tiếp.
Xem thêm: Trong Tiếng Anh, Vpii Là Gì ?Help Me! Bảng Động Từ Bất Quy Tắc Tiếng Anh
2. Tại sao phải trả lời câu hỏi phỏng vấn về sở đoản trong quá trình tuyển dụng
2.1. Đối với nhà tuyển dụng
Đối với các nhà tuyển dụng, việc đưa ra các câu trả lời phỏng vấn liên quan tới sở đoản của ứng viên bên cạnh các câu hỏi về chuyên môn, kĩ năng, kinh nghiệm,… là cách mà học xem xét ứng viên trên phương diện tính cách. Việc này giúp cho các nhà tuyển dụng đánh giá được hiệu suất làm việc trong tương lai của ứng viên, có thể kể đến những sở đoản mà có tác động lớn tới kết quả làm việc như: suy nghĩ tiêu cực, bi quan, không chịu đựng được áp lực công việc, lười biếng,…
Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng thật sự rất quan tâm tới tính cách của các ứng viên trong quá trình tuyển dụng, đặc biệt là những doanh nghiệp, công ty có quy mô lớn. Do đó, bên cạnh các buổi phỏng vấn trực tiếp, hầu hết các ứng viên khi tham gia tuyển dụng cũng cần phải hoàn thiện và thực hiện các bài kiểm tra về EQ của ứng viên cũng như các bài kiểm tra về sở trường và sở đoản của ứng viên. Đây cũng là một trong những yếu tố để các nhà tuyển dụng quyết định có nên tuyển dụng bạn hay không.
2.2. Đối với ứng viên tuyển dụng
Mặt khác, đối với các ứng viên khi tham gia tuyển dụng. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao các nhà tuyển dụng lại đặt ra các câu hỏi liên quan tới sở đoản của ứng viên khi phỏng vấn hay không? Những câu hỏi này thường được đưa ra vào cuối buổi phỏng vấn và không ít các ứng viên gặp rắc rối, lo ngại và bối rối khi gặp phải các câu hỏi này.
Đối với ứng viên tuyển dụng
Các câu hỏi phỏng vấn liên quan tới sở đoản của ứng viên là cách mà các nhà tuyển dụng quyết định loại hay chấp nhận bạn trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Nếu như sở đoản của bạn làm ảnh hưởng nhiều tới công việc sau này hay không phù hợp với công việc, các nhà tuyển dụng sẽ đánh trượt bạn trong buổi tuyển dụng.
3. Cách trả lời phỏng vấn về sở đoản khéo léo nhất
3.1. Chuẩn bị tinh thần trả lời phỏng vấn
Trước khi bước vào quá trình trả lời phỏng vấn, các bạn ứng viên nên liệt kê các sở đoản của bản thân và cách để trả lời một cách ngắn gọn nhất cho các nhà tuyển dụng về các sở đoản của chính mình nhằm hạn chế sự trình bày quá dài dòng hay quá nhiều gây mất thiện cảm mà nhà tuyển dụng dành cho bạn.
Chuẩn bị tinh thần trả lời phỏng vấn
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần đón nhận các câu hỏi phỏng vấn liên quan tới các sở đoản của bạn và gữ vững được tâm trạng tốt, tự tin khi nói về những sở đoản đó.
3.2. Nhấn mạnh sở trường, bỏ qua sở đoản
Đây là điều mà ứng viên không thể bỏ qua khi nói về các sở đoản của chính mình. Các bạn có thể nêu các sở đoản của bản thân nhưng song song, các bạn cũng cần phải nói kèm theo sở trường của mình như một cách cứu cánh và tạo lại thiện cảm cho nhà tuyển dụng, đồng thời gây tâm lí tập trung vào những điểm tốt để ghi điểm khi tuyển dụng.
Các bạn có thể nói theo các cách gợi ý như: “Mặc dù tôi chưa có nhiều kỹ năng giao tiếp tốt nhưng trước khi phát biểu một vấn đề gì đó, tôi thường chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo cho bài phát biểu đó trước đám đông”. Như vậy, bạn sẽ hạn chế và giảm thiểu được mức độ nặng nề về những sở đoản của chính mình.
3.3. Giữ tâm thế tự tin khi trả lời
Giữ vững tinh thần và tâm thế tốt khi trả lời phỏng vấn về sở đoản cũng là điều mà các ứng viên cần phải làm được. Một sự tự tin, chủ động và không hề bối rối, lo ngại hay né tránh chính là biểu hiện cho thái độ rằng bạn có sở đoản và đối mặt, chấp nhận khắc phục nó. Có như vậy, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn trên các phương diện khác và sẽ cho bạn một cơ hội tuyển dụng tốt so với các ứng viên khác.
Xem thêm: ” Tcr Là Gì – Nghĩa Của Từ Tcr Trong Tiếng Anh
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi sở đoản là gì/? Để từ đó phát hiểu được sở đoản đẻ khắc phục những điểm yếu của bản thân, phát triển những điểm mạnh của mình để thu được những kết quả tốt nhất. Chúc các bạn thành công.
Chuyên mục: Định Nghĩa