Blog gocnhintangphat.com giải đáp ý nghĩa STEAM là gì
Steam là gì? Sự khác nhau giữa phương pháp học Stem – gocnhintangphat.com
Định nghĩa STEAM là gì?
Giáo dục Steam là một khái niệm dạy học liên nghành kết hợp giữa nghệ với các môn học STEM truyền thống là: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Nó nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống, kiến thức lý thuyết. STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cũng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, với mục đích giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức và có thể vận dụng tốt vào thực tế .
Bạn đang xem: Steam nghĩa là gì
Ông Richard Sherwood, chủ tịch AEG đã cho biết: “Chương trình giáo dục STEAM thành công ở khả năng truyền cảm hứng cho học sinh. Các em còn không nhận ra mình đang tiếp thu một lượng lớn kiến thức rất lớn nhờ sự say mê cuốn theo từng hoạt động của cả lớp, được trở thành một kỹ sư công nghệ, nhà nghiên cứu”. Truyền cảm hứng luôn là một yếu tố quan trọng để trẻ tìm thấy đam mê và phát huy tiềm năng bản thân. Nội dung kiến thức trong giáo dục STEAM không khác nhiều với chương trình giáo dục thông thường nhưng nó khuyến khích học sinh tìm ra giải pháp thực tế cho mỗi vấn đề mà chúng đang gặp phải. Các em được tham gia nhiều vào các hoạt động thảo luận, chẳng hạn như tìm giải pháp về sự suy giảm nguồn nước, vấn đề y tế theo những cách thức gần gũi để rèn luyện tư duy sáng tạo, luôn biết liên hệ đến thực tế.Với những cách phát triển hiệu quả steam đã được áp dụng ở rất nhiều các trường học trên thế giới và ngày nay giáo dục steam đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng nhiều ở Việt Nam vẫn chưa hiểu STEAM là gì và sự khác khác biệt giữa giáo dục STEAM và giáo dục STEM là như thế nào?
Hiểu sao cho đúng giữa STEM và STEAM
Trước khi chúng ta đi vào so sánh giữa giáo dục STEM và giáo dục STEAM thì chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn về giáo dục STEM là gi? Sự khác biệt chính giữa STEM và STEAM là giáo dục Stem tượng trưng cho một cách tiếp cận hiện đại cho khoa học và các chủ đề liên quan tập trung vào giải quyết các vấn đề với tư duy, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Giáo dục Steam khám phá các môn học tương tự, nhưng kết hợp tư duy sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng vào giảng dạy, cùng các tình huống thực tế . Giáo dục Steam là sự kết hợp thêm cả nghệ thuật vào trong các chương trình giảng dạy và nghệ thuật cũng là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục Steam hiện đạiNghệ thuật giúp khám phá và tạo ra những cách khéo léo để giải quyết vấn đề. Tích hợp các nguyên tắc và cách trình bày thông tin. Bằng cách thêm các yếu tố nghệ thuật vào tư duy dựa trên Stem, các nhà giáo dục tin rằng học sinh có thể sử dụng cả hai mặt của bộ não – phân tích và sáng tạo – để phát triển những tư tưởng tốt nhất của ngày mai
Chữ “A” là một phần không thể nào thiếu được trong giáo dục Stem
Chữ “A” trong Steam là thuật ngữ đại diện cho nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Giáo dục Steam là áp dụng tư duy sáng tạo cho các dự án Stem, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thông qua nghệ thuật. Nó cũng khám phá nơi nghệ thuật tự nhiên phù hợp với các môn Stem. Học các môn nghệ thuật góp phần vào việc phát triển các kỹ năng cần thiết như công tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và suy nghĩ phê phán. Nó cũng tăng cường tính linh hoạt của học sinh, khả năng thích ứng, năng suất, trách nhiệm và đổi mới. Tất cả những kỹ năng này là cần thiết cho một sự nghiệp thành công trong bất kỳ lĩnh vực học tập nào. Thay vì như giáo dục Stem truyền thống thì Steam là một bước cải cách, một bước chuyển mình mới đưa giáo dục tiến bộ và phát triển hơn.Khi đưa ra những chương trình giáo dục Steam bổ ích vào cho học sinh các nhà nghiên cứu kĩ thuật cũng đã đưa những giải pháp hỗ trợ giáo dục steam bằng những sản phẩm đi đầu của công nghệ
STEAM – Phương pháp giáo dục hiện đại
STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật…Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nên kinh tế đổi mới.
STEAM là tích hợp
Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Học sinh, sinh viên được đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế.Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC STEM VÀ STEAM THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦA HỌC SINH ?
Nói một cách đơn giản giáo dục STEM phản ánh cuộc sống thực tế. Các bạn chắc cũng nhận ra rằng các công việc trong cuộc sống đều phải áp dụng các kiến thức khác nhau, rất hiếm có công việc chỉ sử dụng một kiến thức đặc thù. Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục trẻ em kết hợp các kiến thức với nhau và ứng dụng chúng trong thực tế cuộc sống. Chúng ta cần khuyến khích, khơi dậy đam mê khoa học, sự sáng tạo trong trẻ em. Chúng ta không cần trẻ ghi nhớ các kiến thức khô khan, rời rạc, thiếu thực tế nữa. Phương pháp giáo dục tương lai không còn là sự ghi nhớ, học vẹt các kiến thức nữa mà thay vào đó là về việc học cách suy nghĩ phân tích và đánh giá thông tin. Trẻ em cần phải học cách làm thế nào để áp dụng các kiến thức đã học, học cách nghiên cứu và học các kỹ năng để giải quyết vấn đề một cách khoa học, khéo léo. Các kỹ năng nêu trên cần phải được dạy theo phương pháp áp dụng và phải được xây dựng bài học có hệ thống và bài bản.
Xem thêm: Tư Vấn Luật Kinh Tế: Kiến Thức Về Ttp Là Gì, Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương
Giáo dục STEM được xem như là chìa khóa trong giáo dục thế kỷ 21. Bốn kỹ năng chính trong STEM là Sáng tạo, Cộng tác, Tư duy phân tích và Giao tiếp. Quan trọng hơn là nhờ sự kết hợp các kỹ năng giáo dục STEM giúp nuôi dưỡng tình yêu học tập của trẻ và tình yêu học tập là món quà lớn nhất giáo dục STEM đem lại cho học sinh.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ EM HỌC SINH QUAN TÂM ĐẾN STEM?
STEM giúp trẻ gắn kết các kiến thức vời nhau theo rất nhiều cách từ đó giúp trẻ em học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Cách tốt nhất để kích thích tình yêu của trẻ dành cho STEM là khuyến khích sự tò mò. Từ khi còn nhỏ, bạn hãy khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy tìm kiếm niềm đam mê của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó. Ngay cả khi bạn nhận thấy trẻ em thay đổi đam mê hàng tuần thì điều này là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong trường hợp đó bạn hãy tiếp tục khuyến khích trẻ. Rồi đến lúc bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo.Từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và cuối cùng là giáo dục trung học phổ thông, phương pháp giáo dục STEM và STEAM sẽ giúp học sinh trở thành một nhà phát minh đầy sáng tạo với kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề một cách khéo léo, khoa học và logic. Đó là các kỹ năng mà các thế hệ tương lai của chúng rất cần trong thế giới công nghệ ngày càng phát triển.
KHUYẾT ĐIỂM CỦA STEM TRONG GIÁO DỤC LÀ GÌ?
Một trong những vấn đề lớn nhất mà tôi nghe được từ mọi người về giáo dục STEM là thiếu nguồn lực. Giáo dục STEM cần nguồn tài trợ cho công nghệ mới nhất, đào tạo về cách sử dụng công nghệ mới, đào tạo kiến thức về cách sử dụng công nghệ một cách hiệu quả như một công cụ học tập cho các giáo viên trên thế giới.Một vấn đề lớn khác mà nhiều giáo viên đang gặp phải là hệ thống giáo dục hiện tại chỉ tập trung vào đánh giá kết quả qua điểm số hơn là xây dựng một chương trình khuyến khích sự đổi mới, sự sáng tạo, kỹ năng tư duy phân tích vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để giải quyết các vấn đề trên cần thời gian dài để cải cách hệ thống và thay đổi tư duy dạy và học.
Xem thêm: Nghệ Thuật Win Win Là Gì ? Tìm Hiểu Về Nghệ Thuật Đàm Phán Tâm Đối Tâm
Đáng buồn thay, một điều khác nữa là một số giáo viên không quan tâm đến việc học và dạy theo phương pháp STEM và STEAM. Các giáo viên thích giữ lại phong cách giảng dạy cũ bấy lâu của mình và họ ngại thay đổi tư duy dạy học và ngại phải tiếp thu thêm các kiến thức mới trong dạy học.
Kết luận
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog gocnhintangphat.com, hy vọng những thông tin giải đáp STEAM là gì? Những ý nghĩa của STEAM sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa STEAM là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog gocnhintangphat.com luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả
Chuyên mục: Định Nghĩa