Giới ThiệuKhám – chữa bệnhTiêm chủngTin tức – Sự kiệnTin chuyên mônGóc mẹ và béChia sẻ yêu thươngHỏi đáp
1. Định nghĩa
Một trong những định nghĩa đơn giản của stress là: “một sự kiện mang tính thách thức đòi hỏi những phản ứng thích nghi sinh lý, nhận thức và hành vi của con người. Stress cũng có thể được xem là một sự kích hoạt phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy (fight or flight response).”
2. Phản ứng sinh lý của stress
Trong trường hợp ta bị stress thì có rất nhiều biến đổi trong cơ thể như tim đạp nhanh hơn, thường đau dạ dày, tăng tiết tuyến mồ hôi, tăng nhu động ruột. Tất cả các biểu hiện đó là do khi bị stress vùng hạ đồi chịu trách nhiệm chi phối về tâm trạng của cơ thể sẽ nhận được tín hiệu là cơ thể đang stress. Trong lúc này thì vùng hạ đồi sẽ tác động lên tuyến yên và tuyến yên sẽ phát tín hiệu theo con đường thần kinh và thể dịch tác động đến tuyến thượng thận sẽ kích thích tuyến thượng thận tiết Ephinerine và norephinerine kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm tác động đến tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Bạn đang xem: Strees là gì
Căng thẳng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiệm trọngCác biểu hiện của stress
Biểu hiện về nhận thức | Biểu hiện về cảm xúc | Biểu hiện về thể lý | Biểu hiện về hành vi |
• Mất khả năng tập trung
• Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề • Ác mộng • Có cảm giác tội lỗi • Khả năng phán đoán kém • Hay quên, lộn xộn |
• Bật khóc thất thường, có suy nghĩ tự tử
• Thay đổi cảm xúc liên tục • Thờ ơ, hờ hững với nhiều thứ • Dễ nổi nóng và tức giận • Bối rối lo âu, không thể thư giãn |
• Tiêu chảy hoặc táo bón
• Nhức đầu, choáng váng • Tức ngực, tim đạp nhanh, khó thở • Bị dị ứng bất ngờ • Tăng cân hoặc giảm cân mà không có sự thay đổi về chế độ ăn nào • Tay chân bị lạnh và toát nhiều mồ hôi • Khô miệng, khó nuốt • Rụng tóc • Nổi mụn và ngứa da • Đổ nhiều mồ hôi • Dễ buồn nôn |
• Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
• Ít tương tác xã hội và tự cô lập mình • Phản ứng thái quá • Thói quen thể hiện lo lắng (cắn móng tay, giật tóc…) • Không quan tâm đến ngoại hình • Nói lắp bắp, không lưu loát • Sử dụng cồn, thuốc lá và các chất kích thích để thư giãn • Mua sắm quá mức |
3. Những nguyên nhân gây ra stress
Stress từ các sự kiện cuộc đời
Những sự kiện mang tính thay đổi cuộc đời có thể tạo ra những tổn thương tâm lý và căng thẳng nhiều hơn so với những sự kiện khó khăn. Các hoàn cảnh mang tính thay đổi bao gồm:
Cái chết của người thân, của người bạn đời.Ly dị, ly thân.Vào tù.Bị chấn thương nặng về thể lý.Nghỉ hưu.Mang thai.Đổi công việc, mất việc hoặc thay đổi môi trường sinh sống.Mắc một món nợ lớn.
Và còn rất nhiều sự kiện cuộc đời khác có thể tạo ra stress mãn tính.
Stress tạo ra bởi sự mất cân bằng thể lý
Những thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ, gây ra căng thăng bao gồm:
Chế độ ăn xấu: Chế độ ăn dư đạm và chất béo, nhiều đường, dầu mỡ, và các phụ gia.Thiếu ngủ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không chất lượng và không điều độ.Sử dụng các chất kích thích, cồn, hút thuốc và uống nhiều cà phê.Thiếu sự vận động cơ thể.Sự thiếu ý thức về stress
Chúng ta ai cũng có những vấn đề của riêng mình, nhưng đôi khi chúng ta không tạo thời gian, và không tìm cách để nhận thức về những vấn đề đó. Những gì mà chúng ta tạo dựng đôi khi lại rất trái ngược với hình ảnh bản thân bên ngoài, và chúng ta không tìm cách để giải quyết những chuyện khiến chúng ta khổ sở bên trong ấy.
Lý do khiến nhiều người stress là họ chưa nhận thức được mình đang gặp stress, nhận ra được lý do mình bị stress là gì, và chưa tìm cách khách phục bằng những phương pháp có hiệu quả. Nhiều lúc chúng ta chỉ làm ngơ cảm giác stress của mình, và chính sự dồn ép stress đó sẽ tạo ra căng thẳng lâu dài.
Xem thêm: Troll Là Gì – Troll (Internet)
Sự ảnh hưởng từ người xung quanh
Nếu như xung quanh bạn có nhiều người đang bị căng thẳng liên tục, thì cảm xúc và hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Đối với một số người, khi bị stress, họ sẽ tìm đến những cách giải toả tiêu cực như hút thuốc, uống rượu, hoặc sử dụng bạo lực. Chúng ta có thể bắt chước cách họ phản ứng trước stress, mà không biết rằng những cách phản ứng đó sẽ làm tình trạng căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, trong những mối quan hệ mà đối phương liên tục có những hành động ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn như la hét, trách móc, lên án… cũng là một yếu tố khiến bạn cảm thấy căng thẳng trong đời sống của mình.
Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội và công nghệ
Dopamine là một chất kích thích não bộ. Nói cách khác, nó nằm trong họ adrenaline; hoạt động như một chất kích thích. Khi chúng ta nhận được tin nhắn, thông báo Facebook, chất dopamine kích thích các trung tâm phần thưởng của não bộ của chúng ta và kích hoạt ta tìm kiếm nó. Tuy nhiên, dopamine rất dễ gây nghiện. Dopamine xuất hiện khi chúng ta uống bia rượu, hút thuốc, chơi cờ bạc, và sử dụng điện thoại. Nếu bạn liên tục kiểm tra điện thoại bất cứ khi nào bạn có thể, nếu bạn cầm điện thoại mình đi khắp nơi mà không thể rời nó, khi bạn đang chạy xe và vẫn cố gắng nhắn tin với người khác, có thể bạn đang bị nghiện sử dụng điện thoại. Chính điều này đã gây ra sự xao nhãng, khiến chúng ta khó tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và chất lượng đời sống của bạn. Điều này cũng khiến bạn ít tập trung vào việc ổn định cảm xúc của bản thân.
Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến con người khi bạn không nhận ra bạn đang đưa những thông tin, hình ảnh gì vào não bộ của bạn. Nếu bạn không ngừng đưa những thông tin tiêu cực, những “tiếng ồn” vào não bộ, bạn sẽ có rất nhiều phản ứng thường trực trong người. Thứ hai, khi bạn quan sát cuộc sống của người khác, đặc biệt là những người thành công, giàu có, và có cuộc sống “như mơ” khác, bạn có thể sẽ trải qua cảm giác FOMO (fear of missing out), nỗi sợ rằng bạn sẽ không được như họ, rằng bạn mong muốn được như họ nhưng hoàn cảnh hiện tại của bạn lại ngược lại. Điều này khiến bạn A có xu hướng ghen tị, hoặc B có xu hướng tự ti hoặc C có xu hướng tự trách bản thân. Tất cả những xu hướng cảm giác này đều có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn.
Xem thêm: ” Vigilante Là Gì ? (Từ Điển Anh (Từ Điển Anh
Hiểu rõ bản chất của vấn đề có thể giúp bạn dễ dàng đối mặt với chúng hơn, bạn cũng có thể tìm kiếm một chuyên gia tâm lý để hỗ trợ giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy TrinhĐơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Chuyên mục: Định Nghĩa