Suy thai là biến chứng sản khoa nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến sức khỏe của thai nhi sau khi được sinh ra, thậm chỉ dẫn đến thai chết lưu ngay từ trong bụng mẹ hoặc chết trong lúc sinh.
Bạn đang xem: Suy thai là gì
Suy thai là gì?
Khi còn là bào thai, thai nhi nhận oxy từ mẹ để duy trì sự sống và phát triển là nhờ vòng tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi: tử cung – rau thai – thai nhi. Trong đó, rau thai đảm nhiệm chức năng truyền chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đưa đến cho thai nhi. Nếu có một nguyên nhân nào đó làm ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn này khiến cho thai nhi không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra suy thai.
Suy thai được chia thành 2 nhóm là suy thai cấp tính và suy thai mãn tính với tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau:
Suy thai cấp tính: Là tình trạng suy thai xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, dễ dẫn đến tử vong ngay lập tức nếu không được xử lý kịp thời. Nhẹ hơn, em bé được sinh ra an toàn nhưng tinh thần và thể chất của bé có khả năng bị ảnh hưởng. Suy thai cấp tính có tỉ lệ dưới 20% các ca sinh.
Suy thai mãn tính: Là tình trạng suy thai xảy ra trong suốt quá trình mang thai, ở mức độ nhẹ nên không có biểu hiện rõ ràng và khó phát hiện. Nó rất dễ chuyển thành suy thai cấp tính trong quá trình chuyển dạ, dễ có nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung của mẹ và khả năng làm mẹ sau này.
Dù là loại nào thì suy thai cũng rất nguy hiểm không chỉ đối với thai nhi mà còn ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu.
Suy thai là tình trạng thai nhi không được cung cấp đủ oxy trong thai kỳ hoặc lúc chuyển dạ
Dấu hiệu nhận biết suy thai
Suy thai gồm 2 nhóm với những biểu hiện khác nhau.
Đối với suy thai mãn tính
Vì suy thai trong thai kỳ không có biểu hiện quá rõ ràng nên mẹ hãy quan sát thật kỹ những dấu hiệu dưới đây:
Chiều cao tử cung phát triển chậm do thai nhi kém phát triển vì lượng máu được cung cấp ítCử động của thai nhi chậm, rối loạn. Trước đây bé đạp mạnh và nhiều thì bỗng nhiên đạp nhẹ và ít hơn. Nếu trường hợp không thấy bé đạp hay cử động, rất có thể thai đã chết lưu, cần đi khám ngayNhịp tim của thai thay đổi, có lúc đập nhanh trên 160 lần/phút, có lúc lại đập khá chậm, dưới 120 lần/phút. Nguyên nhân là do thai nhi bị thiếu oxy.
Đối với suy thai cấp tính
Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì nên báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời:
Nước ối có dải phân suNhịp tim thai quá nhanh, trên 160 lần/phút hoặc quá chậm 120 lần/phút
Sau khi sinh, đo pH máu đầu thai nhi và máu ở rốn để xác định.
Sản phụ nào dễ có nguy cơ?
Trước mang thai, chị em mắc các bệnh mãn tính như thiếu máu, suy tim, huyết áp, suy thận, suy hô hấp… đều có nguy cơ bị suy thai. Khi mang thai và sinh nở, thai phụ có các biểu hiện như rau tiền đạo, thiểu ối, bánh rau vôi hoá, vỡ ối non, ngôi thai bất thường chuyển dạ kéo dài, nhiễm độc thai chịu ảnh hưởng bởi bệnh lý của mẹ.
Mẹ có các bệnh về thận, cao huyết áp, đái tháo đường…. thường gây suy thai mãn tính. Nếu thai có những sự cố (dây nhau quấn cổ) thì dễ bị suy cấp tính hoặc có thể mất tim thai.
Mẹ bầu có các bệnh nền như tiểu đường, huyết áp thấp dễ bị suy thai
Nguyên nhân gây suy thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thai, do người mẹ, do bản thân thai nhi hoặc do một vài yếu tố khác.
Nguyên nhân từ phía người mẹ
– Mẹ bị thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào như bị chảy máu, huyết áp thấp, thiếu máu mạn tính…
– Tư thế nằm: Nếu mẹ nằm ngửa, tử cung sẽ đè vào động mạch chủ khiến cho dòng lưu thông máu bị cản trở. Vì vậy, khi mang bầu, nhất là những tháng gần cuối thai kỳ, mẹ nên nằm nghiêng trái để động mạch không bị chèn ép bởi tử cung.
– Sức khỏe của mẹ: Nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy tim, nhiễm khuẩn, béo phì cũng dễ gây suy thai
– Cơn co tử cung: Những cơn co này sẽ khiến vòng tuần hoàn tử cung – nhau thai bị gián đoạn trong khoảng 15 – 60 giây và lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi giảm khoảng 50%. Nếu cơn co tử cung xuất hiện nhiều, liên tục và kéo dài sẽ dẫn đến suy thai.
Nguyên nhân từ phía thai nhi
Nếu thai nhi là một trong những trường hợp dưới đây thì dễ bị suy thai:
– Thai bị sinh non
– Thai già tháng: Nếu quá ngày sinh dự kiến, bánh rau thường bị vôi hóa khiến cho quá trình cung cấp oxy qua rau thai bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến suy thai
– Thai dị dạng, nhiễm trùng, chậm phát triển….
Nguyên nhân khác
Những nguyên nhân này có thể đến từ phần phụ của thai nhi:
– Suy nhau, nhau bong non, nhau tiền đạo… khiến cho quá trình cung cấp oxy đến thai nhi bị ảnh hưởng
– Những bất thường về dây rốn như sa dây rốn, dây rốn bị thắt nút, dây rốn quấn cổ cũng cản trở sự vận chuyển oxy
– Vỡ ối sớm: Làm giảm thể tích bảo vệ thai nhi khiến trong quá trình chuyển dạ, những cơn gò tử cung chèn ép lên đầu thai nhi, dây rốn gây tình trạng thiếu oxy.
Những nguyên nhân khác:
– Đẻ khó: Ngôi thai bất thường hay vài lý do nào đó khiến cho quá trình chuyển dạ và đẻ kéo dài, thai nhi bị ảnh hưởng.
– Các loại thuốc gây mê, giảm đau, tăng cơn co tử cung trong quá trình chuyển dạ có thể gây suy thai nếu uống không đúng liều, không đúng chỉ định và không được kiểm soát sát sao để xử lý tác dụng phụ.
Xem thêm: Usb Token Là Gì Và Dùng Để Làm Gì? Chúng Có Tác Dụng Như Thế Nào
Nếu thai nhi không đạp, không vận động bình thường thì mẹ bầu cần đi khám ngay
Suy thai có nguy hiểm không?
Suy thai nguy hiểm hay không còn tùy vào mức độ cũng như cách xử lý ở từng trường hợp.
Với suy thai mãn tính, nếu bị thiếu oxy, thai nhi có thể tự bù trừ ở giai đoạn đầu bằng cách ưu tiên cung cấp oxy đến các cơ quan quan trong như não, tim, gan và giảm lượng oxy đến da.
nhiên, nếu tình trạng suy gan mãn tính diễn ra trong thời gian dài, khả năng tự bù trừ không đáp ứng được, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều không nhận được đủ lượng oxy cần thiết sẽ khiến quá trình chuyển hóa năng lượng giảm, pH giảm và gây ra tình trạng thai chết trong tử cung trước khi sinh hoặc chết ngay sau khi sinh ra.
Với trường hợp suy thai cấp tính trong quá trình chuyển dạ, nếu không được xử lý kịp thời, thai có thể chết ngay lập tức, chết ngay sau khi sinh. Hoặc bé được sinh ra nhưng sức khỏe thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng xấu. Bé có nguy cơ bị bệnh động kinh, nói ngọng, đần độn… Quá trình phát triển toàn diện sau này sẽ không được vẹn tròn.
Xử trí như thế nào khi bị suy thai?
Tùy vào mức độ suy thai cũng như thời gian bị suy thai sẽ có phương pháp xử lý khác nhau nhằm đem lại hiệu quả nhất, bảo vệ mẹ và thai nhi luôn được khỏe mạnh.
Với suy thai mãn tính, bạn nên thăm khám thường xuyên để nắm bắt tình hình sức khỏe thai nhi. Trước tiên, thai phụ hãy nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để ổn định bệnh. Nếu suy thai nặng thì mẹ nên chuyển đến điều trị ở cơ sở y tế uy tín để có đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất.
Nếu thai trên 36 tuần, nên mổ lấy thai sớm để tránh suy nặng hay chuyển thành suy cấp tính khi chuyển dạ. Trong quá trình mổ cũng cần lưu ý phải can thiệp đúng lúc, nhanh chóng để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Với suy thai cấp tính, trước tiên mẹ nên nghỉ ngơi, nằm nghiêng bên trái để tránh tử cung chèn ép vào động mạch chủ gây cản trở đường dẫn truyền oxy đến thai nhi. Sau đó, mẹ cần được truyền oxy và truyền dịch.
Với những trường hợp suy cấp tính nặng, cần mổ lấy thai sớm, không nên cố gắng sinh thường vì có thể đe dọa đến tính mạng đứa bé trong khi sinh.
Tốt nhất, hãy thăm khám thường xuyên và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Biện pháp phòng tránh suy thai
Cách tốt nhất, nếu mẹ đang mắc sẵn các bệnh lý nền như huyết áp thấp, tiểu đường… hãy điều trị chúng trước khi mang thai để làm giảm nguy cơ bị suy thai trong thai kỳ.
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên đi khám thai thường xuyên để nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu phát hiện bất thường còn có phương pháp xử lý sớm.
Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, uống rượu bia trong thai kỳ vì chúng không hề tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
Trường hợp cảm thấy có những biểu hiện bất thường như ra máu, thai nhi cử động ít hoặc không cử động, có cơn co tử cung… mẹ bầu cần đi khám ngay để được xử lý kịp thời. Hãy đảm bảo tâm lý thoải mái khi mang bầu, nhất là tháng cuối thai kỳ vì sự lo lắng, căng thẳng sẽ khiến kéo dài quá trình chuyển dạ, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển to hơn, mẹ nên nằm nghiêng sang trái để hạn chế tử cung đè lên động mạch, cản trở nguồn máu đưa tới thai nhi.
Xem thêm: Phượt Là Gì? Cách Đi Phượt Là Gì ? Cách Đi Phượt Như Thế Nào? Nhà Lượn
Hãy áp dụng những biện pháp trên đây để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi được sinh ra an toàn.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Chuyên mục: Định Nghĩa