Website chuyên thông tin về đạo Phật. Thư viện phật giáo gồm các clip sinh động về học Phật, đọc Pháp, hình ảnh chân thực các vị Phật, Bồ Tát
Bạn đang xem: Tà dâm là gì
Tin tức Phật học Danh tăng Văn học Văn hóa Tự viện Các Chùa Trong Nước Các Chùa Trên Thế Giới Phật pháp Giáo pháp Bước đầu học phật Lịch sử Nghi thức Từ thiện Thư viện audio Âm nhạc Pháp âm Radio phật giáo Nhạc chờ phật giáo Thư viện video Pháp thoại Thư viện ảnh Hình phật Hoa sen Chú tiểu Danh lam thắng cảnh
Tội tà dâm là gì và quả báo ra sao?
Trong kinh có viết: Tập cận dục thời, Vô ác bất tạo; Thọ bỉ quả thời, Vô khổ bất thọ, có nghĩa là: Trong khi gần ái dục, Không tội ác nào chẳng tạo tác. Đến khi thọ quả báo của ái dục, Không thống khổ nào chẳng lãnh thọ.
Xem thêm: Term Dap Là Gì ? Điều Kiện Dap Là Gì
Xem thêm: Chọn Khóa Học Có ” Work Placement Là Gì, Work Placement Vs Internship
HỎI: Tội tà dâm là gì và quả báo ra sao?ĐÁP: Nếu tự dâm dục, hoặc bảo người dâm dục với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ, cùng phi đạo mà hành dâm dưới mọi hình thức: nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục hoặc chỉ cần mới khởi tâm dâm dục – sẽ phạm Ba La Di tội.Theo cuốn An sĩ toàn thư – khuyên người bỏ sự tham dục (Nguyên tác Hán văn: Dục Hải Hồi cuồng – Tác giả Chu An Sĩ, Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến):Kinh Ưu-bà-tắc giới dạy rằng:“Nếu người nào có quan hệ tình dục vào thời gian không thích hợp, hoặc ở địa điểm không thích hợp, hoặc quan hệ với người đồng tính, hoặc với phụ nữ chưa chồng, đều gọi là tà dâm. Nếu quan hệ với vợ mình mà nghĩ tưởng đến vợ người khác, hoặc quan hệ với vợ người khác mà nghĩ tưởng xem như vợ mình, đó cũng là tà dâm. Những sự tà dâm như thế cũng có phân ra nặng nhẹ khác nhau. Do phiền não nặng nề, ắt phải chịu tội báo nặng nề. Do phiền não kém nặng nề hơn, ắt chịu tội báo kém nặng nề hơn.”Kinh Tạo tượng công đức chép rằng:“Phật dạy Bồ Tát Di-lặc: ‘Có bốn nhân duyên khiến cho nam giới phải chịu thân bất lực, không có khả năng hành dâm:- Một là hủy hoại tàn khốc thân thể người khác, hoặc thậm chí là các loài súc sinh.- Hai là đối với các vị tỳ- kheo trì giới mà khởi tâm sân hận hoặc chê cười, hủy báng.- Ba là buông thả tâm ý tham dâm quá độ, cố ý phạm giới.- Bốn là gần gũi kết giao với người phạm giới, lại khuyến khích, xúi giục người khác phạm giới.Lại có bốn loại nghiệp:- Một là dâm loạn với các bậc tôn túc trưởng thượng của mình.- Hai là quan hệ tình dục với người đồng tính.- Ba là tự mình thủ dâm.- Bốn là làm việc môi giới mua bán dâm.Kinh Niết-bàn dạy rằng:“ Bồ Tát nào, tuy không cùng nữ nhân làm chuyện dâm dục, nhưng khi nhìn thấy những cặp nam nữ mê đắm theo đuổi nhau liền khởi sinh tâm tham muốn vướng chấp, đó gọi là hủy phạmgiới hạnh thanh tịnh.”Kinh Phạm Võng Bồ Tát giảng về dâm giới (giới dâm)“Nhược Phật tử tự dâm, giáo dâm”…“Vô từ bi tâm dã thị Bồ Tát Ba La Di tội”. Câu này có nghĩa: Nếu đã là Phật tử, mà còn tự mình dâm dục, hoặc bảo người dâm dục với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ, cùng phi đạo mà hành dâm dưới mọi hình thức: nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục. Là Phật tử, đối với tất cả mọi đối tượng trên, không được cố ý dâm dục và phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả chúng sanh, đem pháp thanh tịnh răn dạy người; trái lại, không có tâm từ bi, làm cho mọi người sanh việc dâm dục, không phân biệt súc sanh cho đến mẹ con, chị em trong lục thân cũng hành dâm. Phật tử này phạm Ba La Di tội.Dâm tức là dâm dục, nghĩa là giữa nam nữ có tâm ái nhiễm, đắm trước với nhau, tức là tâm tình đối với sắc dục thiên trọng không thể xa lìa nên gọi là dâm sắc, là hoang dâm. Cổ thi Trung Quốc có câu: “Nội tác sắc hoang, ngoại tác cầm hoang” (bên trong hoang mê theo sắc dục, bên ngoài làm việc hoang mê theo cầm thú).Trong Phật pháp, dâm dục gọi là “bất tịnh hạnh”, là do ái dục làm nhiễm ô nội tâm của chính mình, nên gọi là “bất tịnh”; bằng những việc làm phi pháp, giới phẩm thanh tịnh, gọi là “hạnh”, bị nhiễm ô; còn gọi là “phi phạm hạnh”. Người tu học Phật pháp phải tu diệu hạnh thanh tịnh, nhưng vì làm việc giao cấu ô uế, bỉ ổi, hư lậu thật đáng hổ thẹn nên gọi là “phi phạm hạnh” vậy. Người làm việc phi phạm hạnh, bên trong làm nhơ thể tánh của mình, bên ngoài làm nhơ bẩn tâm địa của người khác.Kinh Lăng Nghiêm dạy:“Dâm tâm bất trừ, trần bất khả xuất. Túng hữu đa trí, thiền định hiện tiền, như bất đoạn dâm, tất lạc ma đạo” (tâm dâm dục không đoạn trừ, không dễ gì ra khỏi trần lao. Dù có đa trí thiền định ngay hiện tại, dâm dục không đoạn tuyệt, chắc chắn lạc vào ma đạo). Theo kinh dạy trên, chúng ta thấy đối với người tu học Phật pháp, vấn đề dâm dục rất trọng đại. Những ai không muốn lặn ngụp trong bể dục, nổi chìm trong sông ái, cần phải làm thế nào đoạn trừ dâm dục cho kỳ được. Đây là công phu đứng đầu. Có người cho rằng quan hệ nam nữ chỉ có song phương đồng ý với nhau, ngoài ra không làm tổn hại đến người khác, không làm não loạn chúng sanh, tại sao lại xem dâm dục quá quan trọng đến như vậy?Nên biết, việc dâm dục nếu chưa bị tiêm nhiễm thì thôi, khi đã bị tiêm nhiễm rồi thì bị nó trói cột rất chặt. Chừng ấy muốn thoát ly nó, hoặc muốn cắt đứt dây ái dục, thật không phải đơn giản, nên Đại Trí Độ Luận của tổ Long Thọ dạy: “Dâm dục tuy bất não chúng sanh, hệ phược cố vi đại tội” (dâm dục dù không não hại chúng sanh, nhưng có sức trói cột, nên tội ác rất lớn).Ví như lao ngục ở thế gian, vì sợ tù nhân chạy trốn nên bắt mỗi người phải mang gông vào cổ, lấy xiềng sắt còng tay chân lại. Nhưng đối với lao ngục sanh tử trong tam giới, gông cùm, xiềng xích tròng trói chúng sanh lại chính là ái dục vô hình.Tất cả hữu tình bị dây ái trói cột rất chắc chắn, muốn thoát ly lao ngục tam giới rất là khó. Càng rất khó! Nên trong nhiều kinh, Đức Phật cực lực quở trách việc dâm dục không chỗ nào sót.Trên đây là nói riêng về Phật tử tại gia, vì với kẻ xuất gia thì hoàn toàn đoạn tuyệt dâm dục nên không đề cập.Cổ đức dạy: “Một người hành dâm có thể hủy hoại thế gian, cho đến các chú thuật và việc hòa hợp các phương thuốc chế luyện cũng không thành. Lại có thể hủy hoại tất cả giới hạnh, thiền định, giải thoát và tất cả thiện căn xuất thế của tam thừa”.Luận Du Già nói: “Chư ái vi trung, ái dục vi tối” (trong các thứ tham ái, ái dục là thứ nhất). Hành giả tu học Phật pháp, nếu đối trị ái dục gắt gao, thì những tham ái khác tự nhiên có thể khắc phục. Tai hại của dâm dục rất nhiều nói không thể hết được. Chỉ y theo các kinh, luật, luận, lược nói ba điều quá hoạn như sau:- Tợ lạc thật khổ (tợ hồ vui nhưng thực sự là khổ): Nam nữ ở đời vì sao đều ưa thích việc ái dục? Vì đều lầm cho ái dục là đại lạc của nhân sinh.Đối với Phật pháp, việc nhiễm dục tợ hồ vui, nhưng sự thực là khổ não, hoàn toàn khổ chứ không vui. Giống như một người mắc bệnh ghẻ ngứa hay lác. Lúc quá ngứa ngáy khó chịu, phải cào gãi không ngớt thật là khổ não, nhưng người ấy cảm thấy khoái lạc, dễ chịu. Với người không mắc bệnh, thấy kẻ ấy cào gãi, chẳng những không cho là vui, lại nhận là rất khổ.Cũng thế, người đã ly dục thấy tính dục giữa nam nữ hoàn toàn khổ chứ chẳng vui.Sự khoái lạc của dâm dục thực sự không phải vui, tính nó hoàn toàn hư ngụy. Nhưng nó có một sức mạnh, có khả năng dối gạt, mê hoặc chúng sanh, khiến chúng sanh tự động tiến vào ái dục như con phi nga (thiêu thân) gieo mình vào lửa, để rồi bị lửa thiêu thân.Kinh Bồ Tát Tạng, quyển 10, nói: Tập cận dục thời, Vô ác bất tạo; Thọ bỉ quả thời, Vô khổ bất thọ. Dịch: Trong khi gần ái dục, Không tội ác nào chẳng tạo tác. Đến khi thọ quả báo của ái dục, Không thống khổ nào chẳng lãnh thọ.Hay: Trong khi ái dục cận kề, Bao nhiêu tội ác chẳng nề tạo gây. Đến khi quả báo đã đầy, Làm sao thoát khỏi trùng vây khổ sầu. Hoặc: Ái hà dục hải, Phiêu nịch vô ngạn, Tứ sanh chi ba, Trường lưu bất tuyệt, Nhất thiết oán hại, Giai tùng dục sanh.Dịch: Sông ái biển dục, Nổi chìm không bờ, Sóng lớp sanh tử, Chảy hoài chẳng dứt, Tất cả oán hại, Đều từ dục sanh.Hay: Sông biển mênh mông ái dục đầy, Bến bờ chìm nổi ngút chân mây, Tử sinh lớp lớp không ngừng nghỉ, Oán hại đều nơi ái dục này.Trong bộ Thành Phật Chi Đạo, Ấn Thuận Luật Sư thuyết minh: “Nếu nam nữ đồng ý được cha mẹ cùng người bảo hộ đồng ý, không trái với luật pháp quốc gia và trải qua hôn lễ, kết thành phu phụ. Đây là chánh dâm, là yếu tố tổ hợp thành tựu gia đình, là việc cần yếu để có con cháu nối giòng, là việc chánh đáng không tội. Trái lại, nam nữ Phật tử tại gia dù hai bên đồng ý, mà trong Phật pháp cấm ngăn (lúc thọ Bát Quan Trai Giới), hay luật pháp quốc gia không cho phép, hoặc thân nhân cùng người bảo hộ không đồng ý, đều thuộc về tà dâm. Cần phải ngăn cấm! Việc ấy là ác hạnh, phá hoại sự hòa vui trong gia đình, nhiễu loạn trật tự của xã hội”.Dâm dục sở dĩ trở thành việc dâm dục không phải là việc đơn giản, cần phải hội đủ bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp mới thành tựu việc dâm dục.Bốn điều kiện ấy lược giảng như sau:- Dâm nhân (nhân dâm dục): tập khí, chủng tử tham nhiễm dâm dục có sẵn trong tạng thức từ vô thỉ trở lại. Do đó, hiện tại mới danh khởi tâm niệm dâm dục. Ấy gọi là dâm nhân.- Dâm duyên (duyên dâm dục): sau khi sanh khởi một niệm dâm dục, tâm niệm ấy tương tục không gián đoạn. Bấy giờ, đối với đối phương lưu tâm liếc ngó, đi theo gần gũi, dùng nhiều cách cho thành việc gặp gỡ giữa nam nữ. Đấy gọi là dâm duyên.- Dâm pháp (cách thức dâm dục): khi hai bên tiếp cận nhau, có những thái độ luyến ái với nhau, như má tựa, vai kề, lại tán thán thuật ái tình cùng với tác dụng, phương tiện, tư cụ, pháp tắc… Đấy gọi là dâm pháp.- Dâm nghiệp (nghiệp dâm dục): do ba điều kiện nhân, duyên, pháp hòa hợp. Bấy giờ, tùy ý khiến hai căn của đôi bên giao tiếp. Bất luận có xuất tinh hay không, chủ yếu là sự tiếp xúc, tiến vào chừng như hạt mè để thành tựu việc dâm dục. Đấy là dâm nghiệp.Như giới sát sanh, trộm cắp, việc hành dâm cũng đủ ba chướng:- Sanh khởi một tâm niệm ham muốn dâm dục là phiền não chướng.- Thành tựu sự ưa muốn của việc dâm dục là nghiệp chướng.- Chiêu cảm lấy quả khổ trong luân hồi sanh tử là báo chướng.Như trước đã nói, dâm dục là chánh nhân sanh tử, là cội gốc của luân hồi. Người tu học Phật pháp, bất luận tại gia hay xuất gia, muốn thoát ly sanh tử luân hồi, điều kiện tối yếu là cần phải đoạn trừ dâm dục. Nếu không đoạn trừ dâm dục thì ước muốn siêu thoát luân hồi là chuyện vô hy vọng.
Chuyên mục: Định Nghĩa