Kính thưa quý bạn! Trong chúng ta, ai cũng có vô số tâm ma và tâm thú khác nhau. Có người thì tâm ma mạnh, có người thì tâm ma yếu. Nhưng cho dù mạnh hay yếu thì cũng không quan trọng, mà điều quan trọng là tâm Phật của ta có đủ mạnh để đánh đuổi được tâm ma và tâm thú ra khỏi người của ta hay không?
Ở đây, tôi xin kể cho quý bạn nghe một câu chuyện mà tôi đã trải qua khi đánh đuổi tâm ma và tâm thú. Chỉ cần hiểu rõ thì quý bạn sẽ không sợ khi phải đối diện với chúng. Tuy mỗi người đều có tâm ma, tâm thú khác nhau, nhưng cách đánh đuổi tâm ma, tâm thú trong ta thì chỉ có một, đó là: “Ý chí dũng mãnh và quyết tâm niệm Phật để thành Phật”.
Bạn đang xem: Tâm ma là gì
Có một đêm tôi nằm mơ (giấc mơ của nội tâm), thấy mình đi vào một khu rừng có nhiều cây cối âm u rất lớn. Lúc đó, trong tâm tôi cho biết ở đây có nhiều rắn độc. Ý nghĩ trong tâm chưa kịp dứt, thì tự nhiên có ba con rắn độc rất lớn nhào tới, chúng muốn giết hại tôi. Lúc đó, trong tay tôi tự nhiên có một sợi dây thừng rất lớn, trong tâm tôi cho biết chỉ có sợi dây thừng này mới đối phó được với chúng. Tôi liền dùng dây thừng quất chúng tới tấp. Trong lúc đánh nhau với chúng, tôi nghĩ thầm: “Tôi phải tiêu diệt chúng, nếu không chúng sẽ hại tôi và hại vô số người”. Đánh nhau một hồi thì chúng sợ bỏ chạy và tôi đã rượt theo đến hang của chúng. Hang của chúng rất lớn ở trong một hang núi. Lúc đó, tôi đứng núp ở ngoài và quan sát những hành động của chúng. Trong hang của chúng rất âm u và có một ngọn đèn lập lòe. Khi chúng vừa bò vào trong thì liền biến thành người. Sau đó, chúng kề tai to nhỏ và bày mưu để đối phó với tôi. Lúc đó, tôi đứng ở ngoài cảm thấy sợ hãi và lo lắng, nhưng trong tâm tôi cho biết mình phải tiêu diệt chúng, nếu không chúng sẽ hại mình và hại vô số người. Vì vậy, tôi đứng ở ngoài chờ chúng bò ra. Một lát sau, chúng biến thành rắn bò ra ngoài. Chúng vừa ló đầu thì tôi liền dùng dây thừng quất chúng tới tấp. Dây thừng quất tới đâu thì chúng đứt ra từng khúc tới đó. Nhưng chúng rất mạnh và có phép thuật, cho dù bị đứt khúc nhưng chúng tự biết nối và trở lại nguyên hình. Lúc đó, tôi càng đánh chúng thì tâm tôi càng sợ, nhưng ý chí của tôi nói rằng: “Không được thua mà nhất định phải thắng. Nếu thắng không được thì bất quá ôm nhau chết chung”. Lúc đó, ý nghĩ trong tôi chưa kịp dứt, thì bỗng nhiên sợi dây thừng trên tay tôi liền biến thành con rắn. Tôi hốt hoảng vứt con rắn đó xuống đất và trong tâm tôi nói với chúng rằng: “Cho dù không có dây thừng, tao vẫn chết sống với tụi bây”. Không ngờ con rắn tôi vừa vứt xuống đất, nó liền lăn tới quấn chặt ba con rắn kia để chết chung. Sau đó, thân xác của chúng từ từ tan rã. Rồi tự nhiên có một dòng nước trong mát từ đâu chảy đến, làm tiêu tan hết những chất dơ bẩn, tanh hôi và cây cối cỏ hoa cũng bắt đầu từ từ mọc lên xanh tươi hết cả khu rừng. Tâm của tôi cũng từ từ mát rượi, nhẹ nhàng và thoải mái.
Lúc đó, tôi vui mừng là đã thoát được một cơn sống chết, nhưng tôi buồn và hối hận vì đã hiểu lầm sợi dây thừng. Tôi tưởng nó biến thành rắn để hại tôi, nhưng không ngờ nó vì tôi mà liều mạng chết chung với ba con rắn kia. Trong lúc thương tiếc thì bỗng nhiên tôi nghe có một giọng nói của người đàn bà nhẹ nhàng thoảng qua tai: “Con đã thắng rồi! Con đã thắng rồi!”. Tôi giật mình thức dậy và thấy mồ hôi ướt đẫm cả người. Sau khi thức dậy tim của tôi vẫn còn hồi hộp và suy nghĩ về câu chuyện đó mãi. Qua mấy ngày sau thì tôi được nhất tâm. Sau khi được nhất tâm, tôi mới hiểu được chân tướng của giấc mơ đó, thì ra ba con rắn độc đó là ba tâm độc tham, sân, si của tôi. Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có ba tâm độc này, vì vậy mà ta mới bị chúng hành hạ đau khổ luân hồi vô số kiếp.
Xem thêm: Chính Sách Tài Chính Là Gì Mà Việt Nam Phải Dùng Để Chống Corona?
Còn sợi dây thừng trong tay tôi chính là tôi. Vì vậy, trong lúc tôi nghĩ đến là sẽ ôm chúng để chết chung, thì sợi dây thừng đó liền biến thành con rắn lăn tới ôm chúng để chết chung. Còn khu rừng trước đó là âm u, nhưng sau khi tiêu diệt được ba con rắn độc thì khu rừng liền trở lại sáng sủa, xanh tươi và mát rượi. Khu rừng là biểu tượng cho tâm thanh tịnh của tôi (tức tâm Phật). Tâm Phật của ta lúc nào cũng trong sáng và thanh tịnh. Chẳng qua ba tâm độc tham, sân, si trong ta quá mạnh, nên đã chôn vùi tâm Phật của ta, khiến cho ta phải bị lặn hụp đau khổ luân hồi vô số kiếp. Nhờ tôi niệm Phật nhiều năm không gián đoạn, nên tâm Phật của tôi mới có đủ thần lực và ý chí để tiêu diệt ba tâm độc tham, sân, si để tôi được nhất tâm. (Nhất tâm nghĩa là tôi đã làm chủ được tâm thanh tịnh của mình).
Kính thưa quý bạn! Muốn đánh đuổi được tâm ma và tâm thú trong ta, thì ta phải tinh tấn niệm Phật thì chúng sẽ tự nhiên tiêu tan biến mất. Nếu muốn tâm ta niệm Phật được thuần thục, thì ta phải siêng năng niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn. Có như vậy thì tâm Phật của ta mới có đủ thần lực để đánh đuổi tâm ma và tâm thú ra khỏi người chúng ta. Niệm Phật không gián đoạn, nghĩa là tùy theo hoàn cảnh mà tự đặt ra thời khóa cho mình. Khi đã đặt ra rồi thì ta không nên bỏ, như vậy gọi là niệm Phật không bị gián đoạn. Nếu ta niệm Phật một ngày mà bỏ cả tháng thì gọi là bị gián đoạn.
Quý bạn nên biết rằng: Trong mỗi chúng ta, ai cũng có bốn chủng tử tâm làm căn bản, đó là: Tâm Phật, tâm người, tâm ma và tâm thú. Khi ta chết, tâm nào trong ta mạnh hơn, thì tâm đó sẽ dẫn ta đi tái sanh làm thân đó. Nghĩa là nếu tâm thú của ta mạnh hơn thì sẽ dẫn ta đi tái sanh làm thân thú. Tại sao? Vì tâm thú phải đi làm thú, đó là điều đương nhiên. Cũng như trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường thấy: Người có tâm tốt (tâm người) thì đi tới những nơi làm việc từ thiện giúp người. Người có tâm tham (tâm thú) thì đi lường gạt, trộm cướp. Người có tâm ác (tâm ma) thì đi hãm hại, giết người. Người có tâm từ bi (tâm Phật) thì đi tu hành độ chúng. Tóm lại, khi còn sống thì tâm của ta dẫn dắt ta đi. Sau khi chết thì tâm của ta cũng dẫn dắt ta đi, chớ không có Phật, Trời hay một đấng Thiêng Liêng nào có thể xếp đặt cho ta.
Xem thêm: ” Xã Luận Là Gì ? Nghĩa Của Từ Xã Luận Trong Tiếng Việt Xã Luận Là Gì
Nếu chúng ta biết tu hành và độ chúng sanh, thì chư Phật và Bồ tát lúc nào cũng gia hộ cho ta. Gia hộ không có nghĩa là xếp đặt việc tái sanh của ta, mà là trợ lực cho ta có đủ phương tiện, khả năng tự độ và độ tha. Cho dù Phật, Trời có muốn xếp đặt việc tái sanh của ta cũng không được. Tại sao? Vì tạo hóa có luật của tạo hóa. Nếu Phật, Trời có thể xếp đặt thì quý Ngài đã biến cõi Ta bà đau khổ này thành Thiên đàng vĩnh cửu hết rồi. Quý Ngài không cần phải cực nhọc thị hiện xuống đây để dạy cho ta cách tu hành để giải thoát.
Chuyên mục: Định Nghĩa