Tam minh là gì Update 12/2024

I. TRÍCHDẪN:1. Túc Mạng Minh:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết: “Khi Đức Phật tutập xong và cảm nhận bộ máy thân ngũ uẩn thật là vi diệu và tuyệt vời, Ngài đãđiều khiển nó bắt gặp các tần số âm thanh, sắc tướng của tất cả những hành độngcủa những sự việc đã qua của những người chết còn lưu lại trong khônggian. Bất kỳ thời gian quá khứ nào Ngài cũng bắt gặp lại được dễ dàng,những danh từ trong thời Ngài được gọi, đó là Túc Mạng Minh.” 

2. Thiên Nhãn Minh:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết: “Những hình ảnh,âm thanh và những hành động đã qua của con người còn giữ lại trong không giannày bất kỳ nơi đâu, một khi điều khiển được thân ngũ uẩn, nó đều bắt gặp cáctừng số hình ảnh và âm thanh đó một cách dễ dàng. Danh từ dùng trong thờiĐức Phật gọi đó là Thiên Nhãn Minh.”

3. Lậu Tận Minh:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3,TTL viết: “KhiĐức Phật tu xong, Ngài truy tìm con người từ đâu sanh ra? Với chiếc máythân ngũ uẩn, Ngài đã điều khiển và tìm thấy được nguyên nhân sanh ra con ngườiđó là nghiệp lực nhân quả mà danh từ trong thời Đức Phật gọi là Lậu Tận Minh.”

4. Tam Minh: 

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, trang 164,TTL viết:“Có ly tham đoạn ác pháp thì quý vị mới nhập đượcThiền định và Tam Minh.” Trang 183, TTL viết tiếp: “Trước khi muốn nhập bốn Thiền và Tam Minh thì phảitu tập tâm Thánh, tức là tâm phải ly dục ly ác pháp, còn nếu chưa ly dục ly ácpháp thì đừng mong nhập bốn Thiền và Tam Minh.” Và trang 248, TTLviết tiếp: “Và nội lực thanh tịnh của tâm contức là lực ly dục ly ác pháp sẽ giúp con thành tựu Thiền định và Tam Minh mộtcách dễ dàng không mấy khó khăn.” 

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết: “Trong sách này dạy rằng “không có thế giới siêu hình” nếu quý vị bảo rằng: “có thế giớisiêu hình thì quý vị hãy tu tập có trí tuệ tam minh, rồi quan sát vũ trụ tìmxem linh hồn người chết, Thần, Thánh, quỷ ma ở đâu, có hay không có?”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết: “Người sống như vậy thì sự tu hành không bao lâu sẽthành đạt, nghĩa là người ấy sẽ đạt được Thiền Định và Tam Minh một cách dễdàng không mấy khó khăn và mệt nhọc.” Trang 271, TTL viết tiếp: “Người nhập xong Tứ Thiền, chứng Tam Minh là bậc A LaHán như trong thời Đức Phật còn tại thế.”

Bài giảng Bồ Tát Bịnh Vì Chúng Sanh Bịnh, TTL viết: “Kết quả tôi hướng tâm đến Tam Minh chỉ trong vòng sáutháng với một nhiệt tâm nồng cháy, với một nghị lực dũng mãnh, với một ý chísắt đá kiên cường; tôi thành tựu, làm chủ sự sống chết, tâm chẳng hề dao độngtrước bất cứ một đối tượng nào.”

Sách ĐườngVề Xứ Phật, tập 10, TTL viết: “Nếu đem giớiluật ra so sánh thì tôi giữ gìn giới luật nghiêm túc, tâm ly dục, ly ác pháp,nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ được hơi thở và thực hiện được trí tuệ Tam Minh.”

II. THAM KHẢOTẠNG KINH NIKĀYA

A. Kinh Phúng Tụng, Tôn GiảSāriputta dạy: “Ba minh: Túc mạng trí minh, Hữu tình tríminh, Lậu tận trí minh.”

B. Kinh Phúng Tụng, Tôn GiảSāriputta dạy: “Bốn pháp cần phải chứng ngộ: Túc mạng cần phảichứng ngộ bởi niệm. Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi nhãn. Tám giải thoát cầnphải chứng ngộ bởi thân. Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi tuệ.”

C. Kinh Tiểu Bộ, tập 1,Kinh Phật Thuyết Như Vậy,viết:

(XCIX) (Tik.V,10) (It. 98)

Điều này đã đượcThế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo,Ta tuyên bố rằng: “Một Bà-la-môn có được ba minh, một cách đúng pháp,không phải người nào khác được gọi vậy chỉ vì người này bập bẹ nói lên”.Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Ta tuyên bố rằng một Bà-la-môn có được ba minhmột cách đúng pháp, không phải người nào khác được gọi vậy chỉ vì người này bậpbẹ nói lên?

Ở đây, này cácTỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nhớ đến người đời quá khứ, ví như một đời, hai đời, ba đời,bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươiđời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều thànhkiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kiata có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạcnhư thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta đượcsanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giaicấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khichết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, Tỷ-kheo nhớ đến nhiềuđời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Đây là minh thứnhất, vị ấy chứng đạt; vô minh diệt, minh sanh; tối tăm diệt, ánh sáng sanh, dovị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

Bạn đang xem: Tam minh là gì

Lại nữa, này cácTỷ-kheo, Tỷ-kheo với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết củachúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, ngườiđẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.Các vị chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời, về ý, phỉ báng các bậcThánh theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ,địa ngục. Còn những vị chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời, vềý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánhkiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, đượcsanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy với Thiên nhãn thuần tịnhsiêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh,người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bấthạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. Đây là minh thứ hai vị ấy chứng đạt; vôminh diệt, minh sanh; tối tăm diệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóngdật, nhiệt tâm, tinh cần.

Lại nữa, này cácTỷ-kheo, Tỷ-kheo do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình vớithắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giảithoát. Đây là minh thứ ba, vị ấy chứng đạt, vô minh diệt, minh sanh; tối tămdiệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưvậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng một Bà-la-môn có được ba minh một cáchđúng pháp, không phải người nào khác được gọi vậy chỉ vì người này bập bẹ nóilên.

Thế Tôn đã nói lêný nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Ai biết được đời trước,Với Thiên giới đọa xứ,Người ấy, Ta tuyên bố,Là vị Bà-la-môn,Chớ không phải ai khác,Chỉ mở miệng bập bẹ.Ai biết được đời trước,Thấy Thiên giới, đọa xứ,Vị ấy đạt sanh diệt,Thật là bậc ẩn sĩ,Đã thành tựu thắng trí.Ba minh này thành tựu,Là Phạm chí ba minh,Ta gọi vị như vậy,Chính là bậc Ba minh,Chớ không phải ai khác,Do nói lời bập bẹ.

Ý nghĩa này đượcThế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.”

D.Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Kinh Tikanna,viết:

“1-6

1. Rồi Bà-la-môn Tikanna đi đến Thế Tôn, sau khi đến,nói lên với Thế Tôn… ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Tikanna, trước mặt ThếTôn, tán thán các bậc Bà-la-môn có đầy đủ ba minh.

– Phải, này Bà-la-môn, họ là bậc có ba minh. Phải, các Bà-la-môn có baminh. Cho đến như thế nào, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của cácBà-la-môn?

– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu và phụhệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào,không bị một gièm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhàtrì chú, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giảivà các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuậnthế (tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, cácvị Bà-la-môn diễn tả ba minh của các vị Bà-la-môn.

– Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của cácBà-la-môn. Thật là khác ba minh trong Luật của bậc Thánh.

Xem thêm: Tự Sướng Là Gì ? Lợi Ích Và Tác Hại Của Tự Sướng Sung Sướng Nghĩa Là Gì

– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong giới Luật của bậcThánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng tôi về ba minh trongLuật của bậc Thánh.

– Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

2. Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Tikanna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện,chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, vớitầm với tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứhai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh, nhấttâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánhgọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ,diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ,không lạc, xả niệm thanh tịnh.

3. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhunhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túcmạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, bađời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai muơi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, nămmươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiềuhoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗkia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổlạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết, tại chỗ kia, tađược sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thếnày, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thếnày. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.” Như vậy, vị ấy nhớ đếnnhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Đây là minhthứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh,đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhunhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâmđến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy, với Thiên nhãn thuần tịnh,siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanhngười hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bấthạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

Xem thêm: Phong Cách Wabi Sabi Là Gì ? Tìm Hiểu Nghệ Thuật Của Người Nhật

Các chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậcThánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, ngữ, ý, khôngphỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Nhữngngười này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõithiện, cõi Trời, cõi đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn, thấy sự sống chếtcủa chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang,người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp củahọ. Đây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt,ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

Chuyên mục: Định Nghĩa