Tam quan là gì Update 01/2025

Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình

Trụ sở chính:Làng nghề truyền thống đá Ninh Vân – Thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Bạn đang xem: Tam quan là gì

Một trong các khu kiến trúc chúng ta thường bắt gặp tại các chùa chiền, đình miếu, dinh thự tại Việt Nam hiện nay chính là cổng tam quan. Đây là một lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa lịch sử của nước nhà. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về kiến trúc cổng tam quan thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

1. Quan niệm về cổng tam quan

1. Quan niệm về cổng tam quan

*

Ý nghĩa và biểu tượng của cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là gì?

Cổng tam quan được khá nhiều người quan tâm. Đây là một loại cổng lớn thường được xây dựng tại các đền chùa, đình miếu, dinh thự, thậm chí là các nhà họ,… Cổng có 3 lối đi, tuy nhiên, người ta thường chỉ đi vào bằng cửa ở hai bên hông.

Theo những gì được ghi lại trong hệ thống bi chí Hán Nôm và Đại Việt sử ký toàn thư, Thiền uyển tập anh,… thì cổng này đã xuất hiện từ rất lâu đời, vào khoảng giai đoạn Lý Trần, đây là thời điểm mà Phật giáo tại nước ta cực kỳ hưng thịnh. Trong tổng thể kiến trúc đền chùa thời Lý Trần thì cổng chính là một cá thể không thể thiếu.

2. Kiến trúc cổng tam quan

Cổng tam quan là một kiến trúc đã có từ xa xưa. Cổng gồm có 3 lối đi, trong đó, lối đi chính giữa là lớn nhất. Vách cổng thường được xây dựng từ vật liệu gỗ hoặc là tường gạch hay đá. Phía hai bên cổng nhỏ đắp câu đối viết bằng chữ Hán, trên trán cửa là nơi để ghi tên chùa hoặc tên cửa. Phía trên cổng có lợp mái. Đây là kiến trúc cổng tam quan phổ biến nhất.

Cổng tam quan có 2 loại là cổng có gác và cổng kiểu tứ trụ, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng:

*

Kiến trúc thiết kế cổng tam quanCổng tam quan kiểu tứ trụ: Giống như tên gọi, loại cổng này gồm có 4 cột trụ, trong đó 2 cột trụ ở giữa thì cao hơn hẳn so với hai cột trụ hai bên và được chia thành 3 lối đi. Các cột trụ được nối liền với nhau bằng các xà cách điệu làm trán cổng. Một số nơi xây thiết kế cổng tam quan kết cấu tứ trụ, có mái cong tạo nên vẻ độc đáo, riêng biệt

Ngoài 2 loại cổng tam quan chính trên còn có những loại biến thể. Cổng nguyên thể gồm có 3 cửa, tuy nhiên, một số chùa đã xây dựng biến thể làm 5 lối đi, ví dụ như chùa Sét tại Hà Nội chẳng hạn.

Tham khảo các công trình chế tác từ đá mỹ nghệ Ninh Vân được ưa chuộng:

*

Lư hương đá đẹp

*

Mẫu mộ đá Thanh Hóa

*

Khu lăng mộ

3. Ý nghĩa của cổng tam quan

Nói đến ý nghĩa cổng tam quan thì có rất nhiều. Đây được coi là cửa ngõ để đi vào một nơi nào đó. Tam quan, tức là 3 cổng lớn được chia làm 3 cửa với kích thước khác nhau. Số 3 chính là dựa theo thuyết Tam Tài. Đây là một phong cách tiêu biểu cho kiến trúc tam quan Tại Việt Nam.

Các công trình cổng tam quan tiêu biểu nhất phải kể đến cổng tam quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội và Huế. Tại các Văn Miếu, các tự miếu quan trọng như Triệu Miếu, Thái Miếu,… thì cổng là loại có lầu, thường được gọi là “Tam quan Môn lầu”. Cổng có 7 lớp và được bố trí theo kiến trúc “trùng thành tam khẩu”.

Dưới các triều đại phong kiến, chỉ có vua mới được đi lối cổng chính của cổng tam quan. Còn cổng bên tả thì dành cho quan văn, cổng bên hữu dành cho quan võ. Các làng, ở đầu làng được xây dựng cũng có 3 cổng, nhằm mục đích phòng khi vua ngự giá.

Tương tự, các đền miếu, lăng tẩm cũng được xây dựng cổng tam quan, ví dụ như Đình Thần Thắng Tam tại Vũng Tàu, Đền thờ Thần Độc Cước ở Thanh Hóa,… Sau này, hình thái cổng tam quan được mở rộng ra thành ngũ quan, ví dụ tiêu biểu nhất chính là cửa Ngọ môn tại cố đô Huế. Cửa chính của ngọ môn là dành để cho vua đi, hai cửa Giáp Môn kế bên thì dành cho các quan lại, 2 cửa ở rìa thì dành cho binh mã, gọi là Dịch Môn.

Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Woven Là Gì, Nghĩa Của Từ Woven Vải Dệt Thoi Là Gì

Có câu ca dao như thế này:

Ngọ Môn năm cửa chín lầu

Một lầu vàng tám lầu xanh

Ba cửa thẳng hai cửa quanh

Trong đó, Ngũ Phụng gồm 2 tầng, tầng cao nhất được lợp bằng ngói hoàng lưu ly, chính vì vậy mà còn được gọi là lầu vàng. Ở hai bên có 8 mái thấp được lợp mái lưu ly xanh nên gọi là lầu xanh. Số 5 là con số tượng trưng cho ngũ hành, còn số 9 là tượng trưng cho cửu trùng.

*

Cổng tam quan mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Sau này, các chùa chiền cũng theo vậy mà xây dựng lên các cửa tam quan để có thể đón tiếp vua tới lễ Phật. Các chùa rất ít khi mở cổng tam quan lớn, trừ khi là tới dịp lễ lớn. 2 cửa nhỏ được chia là cửa Thanh long (từ bên trái vào) và Bạch hổ (từ bên phải vào).

Các khách hàng hương khi đi qua cổng tam quan sẽ vào cửa trái và ra cửa phải. Điều này có nghĩa là “Nhập Thanh long xuất Bạch môn”, hàm ý rước phúc đức về nhà.

Sau này, hiểu theo tư tưởng hóa của triết lý nhà Phật thì cửa tam quan tức là ba cửa, bao gồm Không môn – Vô tướng môn – Vô nguyện môn.

Dưới quan điểm của Phật giáo thì mỗi con số đều mang một ý nghĩa riêng và người ta thường gọi là pháp số. Tam quan cũng không nằm ngoài cách hiểu này. Như đã đề cập ở trên thì tam quan nghĩa là 3 cửa. Các chùa đều xây dựng cửa tam quan, đây là biểu tượng cho Tam Giải Thoát Môn để nhập vào niết bàn.

Cũng bởi vậy mà dù cổng chùa chỉ có một lối vẫn được gọi là tam quan, tuy nhiên, số này rất ít, thường vẫn là xây cửa tam quan 3 lối. Ngoài ra, cổng tam quan còn có ý niệm là “3 cách nhìn” của Phật giáo, gồm hữu quan, trung quan và không quan.

4. Cổng tam quan trong Đạo Cao Đài

Nếu các bạn theo Đạo Cao Đài hoặc có tìm hiểu về Đạo này thì sẽ thấy hầu hết các công trình tôn giáo Đạo Cao Đài đều có cổng tam quan hoặc là biến thể của nó.

Một trong các công trình nổi tiếng nhất của Đạo Cao Đài phải kể đến Tòa Thánh Tây Ninh. Khu vực chung quanh tòa thành này có tới 12 cổng tam quan và được xây dựng theo 3 dạng kiến trúc khác nhau. Trong đó, cổng lớn nhất có tên gọi là Cửa Chánh Môn. Các cổng còn lại không có tên gọi riêng mà được đánh số thứ tự từ 1 đến 12 nhưng không có Cửa số 5.

Xem thêm: Nghiên Cứu Một Số Hình Thức Đê Quai Là Gì ? Đê Quai Nghĩa Là Gì

*

Cổng tam quan trong đạo Cao Đài tại Tây Ninh

Tam quan môn lầu, hay cổng tam quan chính là biểu trưng cho 3 chân lý trong Đạo Phật. Với những người chưa tu thì 3 chân lý ấy là Vô Thường, Vô Ngã và Khổ. Còn với những người đã tu hành đắc đạo thì 3 chân lý này đều chung quy là Thường, Vô Thường cũng là Thường, Vô Ngã cũng là Thường và Khổ cũng là Thường.

5. Một số cổng tam quan tiêu biểu

Tam quan chùa Báo Quốc ở thôn Bảo Ninh, thành phố HuếCổng vào Bái Đính, Tràng AnCổng vào di tích cố đô Hoa Lư, kinh thành HuếCổng tam quan chùa Linh Ứng

Với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã hiểu được cổng tam quan là gì và nó có ý nghĩa như thế nào với truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt. Từ ngàn xưa cho tới nay, cổng tam quan vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa, tâm linh. Dù đi đến bất cứ ngôi đền chùa, đình miếu nào các bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp.

Chuyên mục: Định Nghĩa