Tampon là cái gì Update 12/2024

*

Tampon là loại băng vệ sinh (BVS) có hình giống chiếc que, nhỏ bằng đầu ngón tay dùng trong những ngày kinh nguyệt. Khác với những loại BVS thông thường, tampon giúp con gái thoải mái và linh hoạt hơn khi đi bơi hoặc chơi thể thao cũng như những hoạt động mạnh trong những ngày này.

Mùa hè đã tới rồi, hẳn là rất nhiều bạn nữ háo hức đi du lịch cùng gia đình, bạn bè trong những ngày hè này. Thú vị hơn cả là đi bơi, đi biển. Tuy nhiên, với những bạn nữ đã lên kế hoạch đi biển, đi bơi mà rơi đúng vào ngày đèn đỏ, liệu có phải là dấu chấm hết cho cuộc vui?

Nếu bạn nghĩ vậy thì hãy tìm hiểu ngay về Tampon trong bài viết sau nhé. Cùng Tampon, cuộc vui của bạn gái sẽ không bị giới hạn trong chu kỳ 28 ngày nữa!

Tampon là gì?

*

Tampon là một loại băng vệ sinh hình giống chiếc que (Ảnh minh họa)

Tampon là loại băng vệ sinh (BVS) có hình giống chiếc que, nhỏ bằng đầu ngón tay. Khác với những loại BVS thông thường, tampon giúp con gái thoải mái và linh hoạt hơn khi đi bơi hoặc chơi thể thao cũng như những hoạt động mạnh trong những ngày này. Khi sử dụng, phải đưa hẳn BVS vào sâu trong âm đạo thay vì đặt bên ngoài. Tampon còn có một đoạn dây để có thể dễ dàng lấy ra và kiểm soát.

Bạn đang xem: Tampon là cái gì

Cấu tạo

Tampon có nhiều loại với nhiều kích cỡ phù hợp cho những ngày khác nhau của chu kì kinh. Hình dáng bên ngoài hầu như giống nhau nhưng độ thấm hút lại khác nhau. Điểm khác nhau chủ yếu đó là độ mở khi sử dụng. Một vài loại chuyên dụng sẽ mở rộng trục dọc (tăng chiều dài) trong khi một số khác lại mở rộng xuyên tâm (tăng đường kính). Hầu hết chúng đều có 1 sợi dây bên ngoài để hỗ trợ chèn và lấy ra.

Tampon làm bằng sợi tơ nhân tạo kết hợp sợi bông tổng hợp nên khả năng thấm hút rất tốt. Tampon hữu cơ được làm từ 100% cotton. Bên ngoài làm bằng nhựa hoặc bìa cứng được thiết kế như 1 ống tiêm với 2 ống: ống bên ngoài (ống hút) và ống bên trong (ống tiêm). Ống bên ngoài có đầu tròn, hình cánh hoa và bề mặt trơn mịn để dễ dàng sử dụng. Lớp bông được đặt ở bên trong của ống ngoài. Ống bên trong được bọc trong ống ngoài và được giữ bằng cơ chế khóa. Ống bên ngoài được đưa vào âm đạo sau đó ống trong được đẩy vào ống ngoài (thường sử dụng ngón tay để đẩy). Việc này giúp đẩy BVS thông qua và vào sâu trong âm đạo.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Top Up Là Gì ? Ở Đâu Cung Cấp Dịch Vụ Này? Nghĩa Của Từ Top

Cách sử dụng

*
*

Cách dùng Tampon mà không cần dụng cụ (ảnh minh họa)

Một vài nhược điểm khi sử dụng

Bên cạnh những ưu điểm như thuận tiện trong các hoạt động, vận động kể cả khi đi bơi trong mùa hè, kín đáo và không ảnh hưởng gì khi đi vệ sinh, việc sử dụng tampon cũng là một con dao hai lưỡi. Bạn nên chú ý một vài điểm sau:

Thay đổi hệ vi sinh âm đạo

Bởi khác với những loại băng vệ sinh thông thường đặt ở bên ngoài, đây là loại băng vệ sinh đưa sâu vào trong âm đạo. Bởi vậy máu kinh nguyệt tích lũy bên trong âm đạo rất dễ tạo môi trường cho phép vi sinh vật nhân lên với số lượng lớn qua đó thúc đẩy nhiễm trùng

Có thể gây rách màng trinh

Bởi người sử dụng thường không biết được màng trinh của mình có cấu tạo như thế nào, có độ đàn hồi ra sao, có tính chất mỏng dày như thế nào nên khi đưa tampon vào hay rút ra rất dễ gây rách màng trinh.

Xem thêm: Tìm Hiểu Tagline Là Gì ? Làm Thế Nào Để Có Một Tagline Ấn Tượng

Có thể gây hội chứng sốc độc tố (toxic shock syndrome)

Đây là hội chứng ít gặp nhưng lại có khả năng đe dọa đến tính mạng của người sử dụng. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng này là do 1 số loại độc tố của chủng tụ cầu gây ra, thường là do việc thấm hút máu kinh trở nên quá tải, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn phát triển. Các độc tố này xâm nhập vào máu và gây ra hội chứng sốc độc tố. Trường hợp này thường gặp ở những người để tampon quá lâu trong âm đạo mà không thay. Những biểu hiện khi sốc độc tố là nhức đầu, nôn mửa, chóng mặt, đau cơ, đau họng, sốt cao…

Những lưu ý khi sử dụng

– Sử dụng những loại tampon có độ thấm hút vừa phải

– Thay tampon từ 4-6 tiếng và không được để tampon trong âm đạo quá 8 tiếng

– Tránh sử dụng qua đêm hoặc khi đi ngủ mà nên thay bằng băng vệ sinh thông thường

– Sử dụng kem hoặc gel bôi trơn trong những ngày cuối cùng của chu kì

*

Nếu bị khô âm đạo thì nên sử dụng băng vệ sinh thường, không nên dùng tampon (Ảnh minh họa)

– Nếu cảm thấy khô âm đạo thì không nên dùng tampon mà sử dụng những loại băng vệ sinh thông thường bởi việc sử dụng có thể khiến thành âm đạo dễ bị xước nếu âm đạo khô

– Không nên dùng nếu có tiền sử bị sốc độc tố

Tampon là 1 loại băng vệ sinh hiện đại, tuy nhiên chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với băng vệ sinh thông thường, loại BVS này cũng không tránh khỏi những nhược điểm được nêu ở trên. Vì vậy, người dùng nên tìm hiểu kĩ thông tin trước khi sử dụng để chọn mua cho mình loại băng vệ sinh thích hợp nhất, khiến cho những ngày kinh nguyệt không còn là nỗi lo của các bạn gái.

Chuyên mục: Định Nghĩa