Tánh không là gì Update 01/2025

Hôm nay nhân ngày giải hạ, tăng, ni trở về đây chúc mừng khánh tuế cho tôi, đồng thời xin tôi cho vài lời nhắc nhở trên bước đường tu hành, tôi rất hoan hỉ. Trước tiên tôi xin chúc mừng tăng, ni qua mùa hạ được bình yên, an vui. Đó là kết quả tốt sau một mùa an cư

Bạn đang xem: Tánh không là gì

Đối với các thiền viện, đây là lần an cư thứ ba mươi, bắt đầu từ năm 1970 chúng ta an cư tại Chân Không, tới nay là năm 2000. Kiểm lại trong ba mươi năm đó, từ con số an cư đầu tiên chỉ vỏn vẹn mươi người thôi. Giờ đây tất cả các thiền viện tụ hội về có thể lên đến bốn năm trăm người. Như vậy đứng về số lượng, tăng ni ngày càng đông, phật tử cũng càng nhiều hơn. Nếu đường lối tu của chúng ta không có lợi ích, không có sự an lạc, thì chắc rằng không thể nào được sự hưởng ứng đông đảo như vậy. Ngày nay mọi người đều hoan hỉ tu hành, để chứng minh rằng con đường của chúng ta đi rất hợp với tâm cầu tiến của tăng, ni và phật tử. Đó là một lẽ thật.
Được đông đảo tăng, ni hưởng ứng tu thiền, đó là một niềm vui. Nhưng tôi cũng có nỗi lo, bởi vì tăng, ni càng đông thì số tạp càng nhiều. Vì vậy mong rằng tất cả tăng, ni tu theo sự hướng dẫn của tôi, nhất là những vị lớn ở trong các thiền viện, phải luôn luôn tự kiểm lại sự tu của mình qua một năm, hay nói gần hơn là qua ba tháng an cư, tiến thối như thế nào để chỉnh đốn lại cho tốt đẹp hơn. Những gì ưu chúng ta cố gắng làm cho tăng trưởng, những gì khuyết chúng ta cố gắng chừa bỏ, đừng để những điều xấu dở lẫn lộn trong tập thể tu hành như vầy. Vì đó sẽ là duyên cớ làm cho đường lối tu ngày càng suy yếu, ngày càng dở tệ. Như vậy mới xứng đáng là người tu hành cầu giải thoát sanh tử.
Gần đây, trong khi tu nhìn lại giáo lý tôi thấy có hai điều hệ trọng khác hơn hồi xưa. Hai điều đó là gì? Một là Tánh Không. Hai là Chân Không. Lâu nay người ta thường hay lẫn lộn về hai điều này. Trước tôi nói về Tánh Không. Nhiều vị cho rằng khi đạt được Tánh Không sẽ có vô số thứ nhiệm mầu, tức là Tánh Không diệu hữu, như Chân Không diệu hữu vậy. Đó là do không hiểu, không phân biệt được thế nào là Tánh Không, thế nào là Chân Không. Thế nào là Tánh Không? Khi nói tới Tánh Không, chúng ta phải nhớ Tánh Không Duyên Khởi, khi nói tới Chân Không chúng ta phải nhớ Chân Không Diệu Hữu. Hai từ này nên nhận cho thật kỹ. Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp. Vì vậy nói Tánh Không duyên khởi.

*

Tánh Không đó thế nào? Thí dụ đây là cái bàn, đây là hư không. Cái bàn là hữu, hư không là không. Cả hai đều không ngoài Tánh Không, nên biết Tánh Không không phải là hư không trống rỗng. Lâu nay trong nhà chùa thường nói thà chấp có bằng núi Tu-di, chẳng nên chấp không bằng hạt cải. Nghĩa là thà chấp cái gì cũng có hết, có tội, có phước, có thiện, có ác v. v… mà không sao. Còn chấp không dù chỉ bằng hạt cải cũng là họa, như không tội không phước v. v…Chúng ta nhận ra tướng có tướng không qua cái nhìn của mắt. Con mắt thấy đây là có, kia là không. Các tướng duyên hợp nên có hình có tướng, còn duyên chưa hợp là hư không trống rỗng nên nói không.
Như vậy trong cái có không phải là thật có, trong cái không cũng không phải là thật không. Tại sao? Chúng ta cứ cho rằng cái bàn khít khao chặt chẽ, không có kẽ hở nên nói nó có, còn chỗ trống rỗng hoàn toàn không có gì cả nên nói nó không, nhưng sự thật không phải vậy. Nếu nhìn kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy trong cái bàn vẫn có những kẽ hở trống, tức là cái không. Còn trong hư không có vô số bụi bặm vi trùng v. v… nhưng vì nó quá nhỏ nên tầm mắt chúng ta không thấy, rồi nói là không. Nên nói thật có thật không đều không đúng. Trong nhà Phật gọi thấy như thế là biên kiến, tức chấp một bên, không đúng lẽ thật.
Hiện giờ đa số chúng ta đều nặng trên hình thức hoặc có hoặc không. Những hình thức nào mắt thấy được gọi là có, hình thức mắt không thấy được gọi là không. Nếu phân tích vi tế hơn, sâu sắc hơn, trong cái không vẫn có cái có, trong cái có vẫn có cái không nên cho rằng “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, nghĩa là trong hư không có bụi bặm tức là có cái có, trong cái bàn có những khoảng trống tức là có cái không.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Virtual Nghĩa Là Gì ? (Từ Điển Anh Virtual Office Là Gì

Trong con người chúng ta cũng vậy. Nếu từ đầu đến chân khít khao không có một chỗ hở trống thì chúng ta đã chết rồi. Hai lỗ mũi nếu không trống thì hết thở, miệng không trống thì hết ăn. Tất cả các cơ quan luôn luôn có cái không lẫn trong cái sắc. Ngược lại ngoài hư không, cái sắc cũng có trong cái không. Không với sắc lẫn lộn nhau nên Bát-nhã nói sắc tức thị không, không tức thị sắc là vậy. Các hình thức hoặc trống không hoặc có sắc chất đều được chúng ta nhìn thấy bằng mắt. Trong kinh Phật dạy thân này do tứ đại hoặc lục đại, thất đại hợp lại thành. Tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa, ai cũng biết. Lục đại tức tứ đại cộng thêm hai thứ nữa là Không và Thức, thất đại thì thêm Kiến. Các hình thức trống không như đã nói ở trên chính là Không đại. Không đại trong con người hay sự vật đều do mắt thấy.
Từ cái không thô đối với cái có thô, chúng ta thấy được nên nói có, nói không. Đến cái không tế nằm lẫn trong sắc, hoặc sắc lẫn trong không, tuy mắt không thấy nhưng dùng kính hiển vi cũng sẽ thấy. Như vậy cái không, cái có đó đều là đối đãi từ hình thức, chưa phải “sắc tức thị không”. Thế thì “sắc tức thị không” trong kinh Bát-nhã chỉ cho cái không nào? Như tôi đã nói “Tánh Không duyên khởi”, căn cứ theo các kinh A-hàm Phật dạy tất cả pháp không tự có, mà do duyên hợp mới thành. Bởi duyên hợp mới thành nên không một pháp nào tự có nguyên thể của nó, mà đều từ cái không, duyên hợp thành có.
Thí dụ đống cát, ban đầu không có gì, do gom cát tụ lại thành đống, gọi là đống cát. Nếu phân tán số cát này ra hết, thì đống cát không còn. Như vậy đống cát có là do duyên tụ lại mà có, đống cát không có là do duyên tan ra thành không. Duyên tụ duyên tán, thành có thành không. Nếu đống cát trước đó tự có nguyên thể thì không phải đợi nhiều hạt cát tụ lại mới thành, đống cát đã có sẵn. Nhưng có đống cát nào nguyên sẵn không? Thật thể của đống cát vốn không, cái không này Bát-nhã gọi là Tánh Không.
Cũng vậy, con người nếu trước tự có thì không đợi cha mẹ sanh, còn đợi cha mẹ sanh mới có tức do duyên hợp. Như vậy hình sắc con người, tánh nó vốn không, duyên hợp mới có. Nói tóm lại, tất cả sự vật từ nhỏ tới lớn trong vũ trụ này đều không có nguyên thể ban đầu, phải đợi duyên hợp mới có, đó gọi là Tánh Không.
Tánh Không được thấy bằng gì? Đó là chỗ tôi muốn nhấn mạnh. Tánh Không được thấy bằng trí tuệ. Bát-nhã là trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới thấy được Tánh Không. Bởi vì Tánh Không không phải là cái không trống rỗng của hư không. Vì sự vật không có cái nguyên thể trọn vẹn từ ban đầu, đợi duyên hợp mới có, nên gọi là Tánh Không. Nó không phải là không đối với có, nên chúng ta đâu thể dùng mắt để thấy Tánh Không được. Có, không do duyên hợp thì có tụ có tan, còn Tánh Không không có tụ tán.
Kinh Kim Cang, đức Phật dạy muốn được giác ngộ phải biết “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”. Hết sức đơn giản, thấy các tướng không có tướng thật, đó là thấy Phật. Tại sao? Bởi vì tất cả tướng đều là duyên hợp, hư giả, không có tướng thật là phi tướng. Thấy như vậy là thấy đúng sự thật nên nói thấy Phật, tức là dùng trí tuệ giác ngộ để thấy.

Xem thêm: Thông Tin Utility Token Là Gì ? Mới Nhất Hôm Nay Coin Và Token Là Gì

Trí tuệ giác ngộ là trí thấy biết đúng như thật. Chúng ta biết thân này duyên hợp, hư dối thì còn chấp ngã, chấp ta thật không? Bởi từ lâu chúng ta sống trong mê lầm, vô minh nên không thấy được tánh thật của các pháp thành ra chấp ngã chấp pháp. Từ chấp ngã chấp pháp mà sanh đấu tranh, tàn sát lẫn nhau. Bây giờ nhờ trí tuệ Bát-nhã, ta nhìn thấu đáo biết tất cả pháp duyên hợp đều là hư giả. Thân này duyên hợp nên hư giả, cái bàn duyên hợp nên hư giả, tất cả sự vật trên thế gian này do duyên hợp nên đều hư giả. Như vậy thì còn chấp cái gì nữa?

Chuyên mục: Định Nghĩa