Tetany là gì Update 01/2025

Suy tuyến cận giáp có thể dẫn đến giảm canxi máu và tăng phospho máu, gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến xương, hệ thần kinh và cơ. Suy cận giáp có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến nhất ở độ tuổi dưới 16 và ở người lớn trên 40 tuổi.

Bạn đang xem: Tetany là gì

Suy tuyến cận giáp là gì?

Suy tuyến cận giáp (hay gọi tắt là suy cận giáp) là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH) do tổn thương tuyến cận giáp (thường do phẫu thuật hoặc do dị tật bẩm sinh tuyến cận giáp).

*

Tuyến cận giáp

Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp là cân bằng nồng độ canxi trong máu, vì vậy tình trạng suy cận giáp gây hạ canxi máu biểu hiện các triệu chứng thần kinh cơ từ liệt nhẹ đến cơn tetany. 

Triệu chứng lâm sàng của suy cận giáp được cải thiện khi điều trị thay thế đúng. Tuy nhiên một vài biến chứng như đục thủy tinh thể và sự vôi hóa hạch thì không thể thay đổi.

Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến cận giáp

Nguyên nhân gây suy cận giáp thường được chia làm 2 nhóm chính:

– Yếu tố di truyền: Suy cận giáp di truyền theo gen lặn, trường hợp cả bố và mẹ đều mang gen này thì 25% con có nguy cơ mắc bệnh.

– Suy cận giáp mắc phải: Trường hợp này thường gặp sau khi người bệnh bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật (liên quan đến u tuyến cận giáp hoặc biến chứng của phẫu thuật cắt tuyến giáp)

Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh suy cận giáp là hậu quả của bệnh tự miễn, trong cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công và loại bỏ dần tuyến cận giáp, gây suy cận giáp. Trong trường hợp này, người bệnh thường mắc thêm cả bệnh tự miễn khác, ví dụ như bệnh Addison.

Nguyên nhân khác gây suy tuyến cận giáp có thể do điều trị tia xạ các ung thư vùng đầu cổ gây phá hủy tuyến cận giáp. 

*

Suy tuyến cận giáp có thể do biến chứng sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

Đề phòng biến chứng do suy tuyến cận giáp

Bệnh nhân suy cận giáp có thể gặp phải nhiều biến chứng do canxi máu thấp, đa số sẽ cải thiện được nếu điều trị kịp thời, đúng cách.

– Mất ý thức, co giật kiểu động kinh.

– Răng sún, loãng xương.

Xem thêm: Học Ngành Y Sĩ Là Gì – Ngành Y Sỹ Đa Khoa Học Xong Ra Trường Làm Gì

– Rối loạn nhịp tim và ngất.

– Ngoài ra còn một số biến chứng khác, thường là vĩnh viễn và không được cải thiện với điều trị canxi và vitamin D, đó là lùn, trí tuệ kém phát triển, đục thủy tinh thể,…

– Suy cận giáp thể nặng xuất hiện các cơn tetany: ban đầu người bệnh có cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân và tay. Sau đó, các cơn co quắp ngón tay xuất hiện với dấu hiệu điển hình thường gọi là “bàn tay đỡ đẻ”, gây đau đớn, kèm theo co giật cơ vùng mặt, co thắt các cơ ở thanh quản gây khó thở dữ dội, thậm chí ngừng thở. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

*

Dáng bàn tay đỡ đẻ

Nhận biết dấu hiệu của bệnh suy cận giáp

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là những người từng điều trị ung thư vùng đầu cổ.

Người bệnh nên chú ý đến các dấu hiệu sau có thể nghi ngờ là biểu hiện của bệnh suy tuyến cận giáp:

– Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi. 

– Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt, yếu cơ. 

– Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu. 

– Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt. 

– Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa. 

– Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy. 

– Đau đầu, mệt mỏi. 

– Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh. 

Điều trị suy cận giáp

Trong trường hợp cấp cứu (xuất hiện các cơn tetany, co thắt thanh quản hoặc cơn động kinh) cần lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Người bệnh suy cận giáp nên bổ sung canxi và vitamin D theo chỉ định của bác sĩ. Duy trì canxi máu ở mức bình thường thấp (2,0 – 2,1 mmol/l).

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân suy cận giáp nên áp dụng chế độ ăn giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, phô mai, rau cải xanh, ngũ cốc, trái cây múi có tép như cam, bưởi, quýt,… và ít photpho; hạn chế rượu bia; tránh dùng nước ngọt có acid photphoric.

Xem thêm: Webapp Là Gì ? Khác Nhau Giữa Thiết Kế Website Và Web Application

CHƯƠNG TRÌNH KHÁM MIỄN PHÍ BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP

Bác sĩ: Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Văn Sâm – Chuyên gia ung thư tuyến giáp

Mục đích: Phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp và tầm soát ung thư tuyến giáp

Thời gian: Sáng thứ 4 hàng tuần, tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Áp dụng: Tất cả các đối tượng khách hàng

Không chỉ là chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về các bệnh lý tuyến giáp, luôn đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả, Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Văn Sâm còn được mệnh danh là “BÀN TAY VÀNG” trong phẫu thuật tuyến giáp, với tiêu chí “loại bỏ triệt để khối u mà vẫn giữ tính thẩm mỹ cho người bệnh”.

bệnh tuyến cận giápbệnh viện đa khoa Hồng Phátbệnh viện Hồng Phátcơn tetanyđiều trị suy cận giápphẫu thuật cắt bỏ tuyến giápsuy cận giápsuy tuyến cận giápths.bs mai văn sâmtuyến giáp

Chuyên mục: Định Nghĩa