Thái Cực Quyền phiên âm tiếng Trung Hoa là Tai Chi Chuan hay Taijiquan , thông thường gọi là T’ai Chi, Tai Chi, hay Taiji. Hai chữ “Thái Cực ” được dịch từ hai chữ “ Tai Chi” của Trung Hoa. “Tai” nghĩa là mênh mông rộng lớn, “ Chi” nghĩa là tuyệt cao tuyệt đỉnh. Tai Chi hay Thái Cực nghĩa là nguyên lý tột cùng của vũ trụ, là đầu mối nguyên thủy của vũ trụ . Chữ “Quyền” có nghĩa là môn võ xử dụng bằng tay ( không dùng chân) là môn võ nội công
Nhưng ngày nay Thái cực quyền được biết đến như là một môn thể dục để tăng cường sức khoẻ, một phương pháp dưỡng sinh trị liệu hữu hiệu giúp thư dãn tâm hồn, chống căng thẳng thẩn kinh ( stress)
Như vậy Thái cực quyền không những chỉ là một môn võ vừa cương vừa nhu, nhanh chậm xen nhau mà các bài tập luyện của môn võ này còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Bạn đang xem: Thái cực là gì
Ngày nay, Thái cực quyền phổ biến rộng rãi đến hơn 100 quốc gia trên toàn cầu với hơn 150 triệu người luyện tập.
Xem thêm: Trims Là Gì ? Tìm Hiểu Về Hiệp Định Trims Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc của Thái Cực Quyền. Để hiểu thêm về Thái Cực Quyền chính tông theo nôm na như tiếng Việt ta gọi là TCQ nguyên bản; chính gốc; không bị lai tạp.TCQ chính tông chính là TCQ do ai sáng lập? Các nhà nghiên cứu TQ đều thống nhất và cho rằng xuất hiện từ rất lâu đời, qua biến thiên của XH nên được tu bổ từ đời này sang đời khác chứ không phải của riêng một ai. Theo sử sách, những động tác có tính thể dục đầu tiên được ghi nhận là vào thời Tam quốc(220 -265) bất nguồn từ ngũ cầm hý của Hoa Đà,chính những động tác này là căn nguyên của võ học. Năm 527 có nhà sư là Đạt ma từ Thiên trúc sang truyền đạo và truyền cho các môn đồ môn Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh(đây chính là khởi thủy cho môn võ thiếu lâm ngày nay); Đời nhà Đường (618-907) có Hứa Tuyên Bình là ẩn sĩ sống tại huyện Nam dương, Hà nam (nhà thơ Lý Bạch đã từng tìm ông nhưng không gặp) học được Thái cực công của thầy là Hoan Tử gồm 37 thức, những tên thức so với tên trong TCQ ngày nay kho khác bao nhiêu, 37 thức đó còn gọi là Trường quyền; Cùng thời với Hứa Tuyên Bình còn có Lý Đạo Tử người An khanh, tỉnh An huy từng đến võ Đang tu tại Nam nhạc, Lý Đạo Tử luyện Thái Cực công và gọi là Tiên thiên quyền Trường quyền; Đời Hậu Lương (907-923) có người đất An huy tên Trình Linh Tẩy học được từ Hàn Củng Nguyêt môn Thái Cực Công gồm 14 thức(còn truyền đến ngày nay) và ông gọi thập tứ thức thái cực công là TCQ. Như vậy ta thấy phải đến đời nhà Hậu Lương danh xưng TCQ mới xuất hiện(do Trình Linh Tẩy đặt tên).Cũng theo sử sách, đời nhà Tống(960-1279) TCQ đã được lưu truyền,những người nổi danh hơn cả là Hồ Tử Kính,Trong Thù,Ân Lợi Hanh.Quyền pháp của người này được gọi là “Hậu thiên Quyền” gồm 17 thức nhưng chỉ có 3 thức là sử dụng chưởng và quyền còn lại là dùng trửu pháp (phép đánh băng chỏ) có lẽ đây cũng là một trong những phát triển của TCQ(TCQ trần thức dùng chỏ hơi nhiều); Đến đời nhà Thanh người ta phát hiện trên bia mộ của Vương Chinh Nam do Hoàng Lê Châu(đời nhà Thanh) đề có đoạn:”quyền thuật môn Thiếu lâm nổi tiếng trên toàn cõi, chủ yếu là tấn công đối phương nhưng cũng có thể bị đối phương tấn công lại. Có một phái gọi là nội gia quyền, lấy tĩnh chế động khiến cho người tấn công vừa chạm tay vào là ngã. Vì thế gọi thiếu lâm là ngoại gia. Người sáng tạo ra nội gia sống vào đời Tống tên gọi Trương Tam Phong”. Như vậy ta thấy phân ra nội gia và ngoại gia là sau khi có TCQ. Cũng trên bia đó có một đoạn khác viết”Thuật của Trương Tam Phong, hơn 100 năm sau truyền vào Thiểm tây mà Vương Tông là người nổi danh nhất”. có thể coi là Trương Tam Phong”theoMinh sử,Phương kỹ truyện.TTP người đất Liêu Đông,Ý Châu(nay là Phụ Tân,Liêu Ninh), tên là Toàn Nhất,tự là Quân Bảo,Hiệu là Tam Phong.Thân cao lớn,tướng như rùa,lưng như hạc,mắt tròn tai to,râu cứng như kích(?)” là người sáng tạo ra phép lấy nhu chế cương(tức nội gia quyền).CònTCQ của họ Trần do Trần vương Đình người Hà nam, TQ(sống cuối nhà Minh – đầu Thanh), Ông từng làm Tuần phủ án sát Sơn Đông, tực lệ(Hà bắc), Liêu đông. Từng giữ chức giám quân chống lại quân Thanh. Khi nhà Minh mất ông ẩn cư đem phối hợp các sớ trường của nhiều môn phái, rút ra 29 thức của 32 thức trong quyền kinh của Thích Kế Quang cải tạo thành bài quyền riêng truyền cho con cháu. Trong gia phả chép ông sáng tạo ra 3 môn quyền, Đao, Thương nhưng về sau chỉ truyền lại quyền pháp mà thôi. Quyền nhà họ Trần truyền cho tới nay có 2 loại: Trường quyền vốn lấy từ quyền pháp của Thích Kế Quang nên dài và phức tạp; Thập tam thức vốn lấy từ TCQ phổ của Vương Tông Nhạc(VTN 1733-1795. Ông sống vào đời Càn Long -1736-1796. Tham bác các lý luận của người xưa viết thành TCQ kinh. Võ học của VTN sau truyền cho Tưởng Phát người Hà nam sau đó truyền cho con cháu của nhà họ Trần là Trần Trường Hưng-Dương Lộ Thiền là học trò của Trần Trường Hưng). Tuy Trần thức có cả trường quyền và Thập tam nhưng quyền pháp chính yếu của họ Trần vẫn chủ yếu là Trường quyền (Thập tam thức là do con cháu sau này học của Vương Tông Nhạc) mà nổi tiếng là bài 83 và bài 71 tức Pháo trùy quyền.
Xem thêm: Thuế Ttđb Là Gì – Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Là Gì
Phải giải thích dài như thế để các bạn biết rằng TCQ nhà họ Trần, họ Dương, họ Ngô, họ Vũ, họ lý, họ Hác, họ Tôn….đều có sự kế thừa lẫn nhau. Tóm lại TCQ không thuộc về riêng nhà nào, ko phải của riêng ai sáng tạo mà là thuộc về di sản của nhiều thế hệ (của dân và thuộc về nhân dân). TCQ là di sản phi vật thể của dân tộc Trung Hoa.Người TQ chỉ coi TCQ của nhà họ Dương là đi TCQ theo kiểu của nhà họ Dương; múa TCQ của nhà họ Trần thì gọi đó là múa theo kiểu của nhà họ Trần thôi…Vậy TCQ Chính Tông có nghĩa là khi bạn tập TCQ nhà họ Ngô thì tuân thủ theo kiểu nhà họ Ngô(các nhà đều có các bài qui định như Trần thức 56; Dương thức 40; Tôn thức 73; Ngô thức 45; Vũ thức 46.. ) Bạn đừng nhầm lẫn đang đi bài của nhà này sang kiểu của nhà kia thì đấy chính là không …Chính tông.
Chuyên mục: Định Nghĩa