Thành viên Cơ quan đại diện bao gồm những ai? Chức vụ được sắp xếp như thế nào? Trụ sở của Cơ quan đại diện ngoại giao là gì?… là những điều cơ bản cần biết về Cơ quan đại diện ngoại giao.
Bạn đang xem: Tham tán là gì
Thành viên Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam gồm người đứng đầu Cơ quan đại diện, cán bộ ngoại giao và nhân viên hành chính, kỹ thuật và phục vụ. Trong ảnh là Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức Tết Cộng đồng mừng Xuân Tân Sửu 2021
Thành viên Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam
Thành viên Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam gồm người đứng đầuCơ quan đại diện, cán bộ ngoại giao và nhân viên hành chính, kỹ thuật và phục vụ.
Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền.
Viên chức ngoại giao là Trưởng Cơ quan đại diện và các cán bộ đảm nhiệm chức vụ ngoại giao mang hộ chiếu ngoại giao.
Nhân viên cơ quan đại diện là người đảm nhận công việc hành chính, kỹ thuật hoặc phục vụ mang hộ chiếu công vụ.
Xem thêm: Tập Kegel Là Gì – Bài Tập Giúp Cuộc Yêu Thăng Hoa
Bên cạnh các thành viên trên, Cơ quan đại diện có thể có thêm nhân viên người địa phương/Việt kiều làm việc theo chế độ hợp đồng và người phục vụ riêng cho thành viên của Cơ quan đại diện. Những người này không thuộc thành viên của Cơ quan đại diện và không được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ.
Chức vụ ngoại giao Việt Nam
Trong Cơ quan đại diện ngoại giao, thứ tự viên chức ngoại giao như sau:
* Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền/Đại sứ
* Công sứ
* Tham tán công sứ
* Tham tán (Chính trị, An ninh, Đầu tư, Công thương…)
* Bí thư thứ nhất; Bí thư thứ hai; Bí thư thứ ba;
* Tuỳ viên.
Tuỳ viên Quốc phòng là một chức vụ tùy viên chuyên ngành đặc biệt được xếp tương đương cấp Tham tán và thường được xếp ngay sau Tham tán Chính trị hoặc người thứ hai của Cơ quan đại diện (nếu không có Tham tán Chính trị).
Xem thêm: Trái Nghĩa Của Vulnerable Nghĩa Là Gì, Nghĩa Của Từ Vulnerable
Trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao
Trụ sở của Cơ quan đại diện ngoại giao là tòa nhà hoặc bộ phận của tòa nhà và đất đai phụ thuộc, không kể người sở hữu là ai, được dùng vào mục đích của Cơ quan đại diện, bao gồm cả nhà ở của Trưởng Cơ quan đại diện.
Sưu tầm: Báo Thế giới và Việt Nam
https://baoquocte.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-co-quan-dai-dien-ngoai-giao-147661.html
Chuyên mục: Định Nghĩa