Thang lương là gì Update 01/2025

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng thang lương bảng lương phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bạn đang xem: Thang lương là gì

*

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thang lương là gì?

Thang lương là tương quan tỉ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những người lao động làm việc trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Thang lương thường được xây dựng để áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật tương đối phức tạp như luyện kim, hóa chất, địa chất, dầu khí, cơ khí, điện tử, điện, vận hành máy…

Cơ sở để xây dựng thang lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đó là bảng quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người lao động ở mỗi bậc nào đó biết, hiểu và làm được. Trên thực tế có hai tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là cấp nhà nước và cấp ngành, việc lựa chọn áp dụng sẽ do các bên lựa chọn và có thể người lao động phải thi để đạt được tiêu chuẩn đó.

Thang lương sẽ có một bội số nhất định. Theo đó, bộ số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất do với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất.

Bảng lương là gì?

Bảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Đối với các doanh nghiệp, bảng lương thường được xây dựng và áp dụng cho lao động mang tính chất quản lý (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…), lao động chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, kế toán viên, kỹ sư, kỹ thuật viên,…), lao động thừa hành phục vụ (nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ…), lao động trực tiếp ở những công việc, ngành nghề không xác định, quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Cơ cấu của bảng lương tương đối giống thang lương, bao gồm một số ngạch lương theo chức danh lao động, thể hiện mức độ phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động.

Trong mỗi ngạch lương có một số bậc lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc. Ứng với mỗi bậc là một hệ số lương và chúng tỉ lệ thuận với nhau, bậc cao thì hệ số lương cao. Để đạt được bậc cao và hưởng hệ số lương cao, người lao động hoặc phải thi nâng bậc, hoặc được xét đặc cách nâng bậc.

Định mức lao động là gì?

Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sẵn xuất, kĩ thuật, tâm sinh lí và kinh tế – xã hội nhất định.

Định mức lao động được biểu hiện dưới các hình thức: định mức thời gian, định mức sẵn lượng, định mức phục vụ và là một nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể, trong đó các bên tham gia quan hệ lao động thương lượng, thoả thuận mức cụ thể của từng loại định mức, nguyên tắc thay đổi định mức, cách thức giao định mức, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu… trong phạm vi khống chế (mức tối thiểu và tối đa) của pháp luật.

Xác định định mức lao động hợp lí và đơn giá tiền lương cho từng loại định mức góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động. Khi xác định định mức lao động cho từng loại công việc, ngành nghề phải trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc, khả năng thực hiện định mức.

Nguyên tắc cơ bản xây dựng thang lương, bảng lương

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ;

Doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Tản Mạn Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tản Mạn Trong Tiếng Việt

Điều kiện về mức lương tối thiểu khi xây dựng thang lương, bảng lương

Thang lương, bảng lương phải đáp ứng điều kiện về mức lương tối thiểu. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức lương trong thang lương, bảng lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu do pháp luật quy định.

(i) Đối với công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tùy từng thời điểm. Mức lương không bao gồm khoản tiền trả thêm cho người lao động khi người lao động làm thêm giờ và/hoặc làm thêm việc vào ban đêm;

(ii) Đối với công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (theo danh mục mà pháp luật quy định, kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; và

(iii) Đối với công việc, hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức lương phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc lại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Bội số, số bậc của thang lương, bảng lương

Thang lương sẽ có một bộ số nhất định. Theo đó, bộ số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất. Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương

Thực tế, do mức lương tối thiểu vùng được chính phủ quy định thay đổi hằng năm nên thang lương, bảng lương của người lao động cũng phải được người sử dụng lao động rà soát và điều chỉnh thay đổi theo cho phù hợp. Định kỳ người sử dụng lao động phải rà soát để sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương cho phù hợp với (i) điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ; (ii) tổ chức sản xuất và tổ chức lao động; (iii) mặt bằng tiền lương trên thị trường lao dộng và (iv) đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Bỏ quy định đăng ký thang lương, bảng lương

Trước đây, theo quy định Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động khi xây dựng thang lương, bảng lương phải gửi thang lương, bảng lương đến cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Cụ thể, ở đây chính là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực thuộc Ủy ban nhân dân của từng huyện/quận. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bỏ quy định trên, thay vào đó người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Dịch vụ xây dựng thang lương, bảng lương

Dịch vụ pháp lý xây dựng thang lương, bảng lương tại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest: (i) tư vấn – hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo, xây dựng thang lương, bảng lương và các vấn đề khác trong lĩnh vực lao động; (ii) đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương; (iii) hỗ trợ dịch thuật, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ về pháp luật khác.

Với hệ thống đối tác liên quan đến dịch vụ lao động: tư vấn xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế – kế toán… Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Đá Ruby Là Gì – Sự Khác Biệt Giữa Đá Ruby Và Những Loại Đá Khác

Với mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, Công ty Luật TNHH Everest có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.

Chuyên mục: Định Nghĩa