Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích chi tiết thuật ngữ, các loại phổ biến, và hướng dẫn bạn cách ứng dụng để đạt hiệu quả tối ưu hóa cao nhất.
Bạn đang xem: Thẻ rich là gì
Có lẽ hàng ngày chúng ta đều dùng công cụ tìm kiếm, nhất là Google. Chúng ta tìm thông tin, và xem các kết quả trả về.
Và như bạn thấy, trong trang kết quả sẽ có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là các kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search). Đó là những đoạn trích gồm 3 loại thông tin cơ bản về các trang web:
Và nếu để ý, bạn sẽ thấy có một số trang web ngoài những nội dung trên lại còn có thêm những thông tin bổ sung, khá bắt mắt. Lại có những kết quả khác được trình bày theo 1 cấu trúc khác hẳn, và đặt ở vị trí đặc biệt như bên tay phải chẳng hạn. Những kết quả được trình bày đặc biệt như vậy chính là các Rich Snippet, mà tôi sẽ thảo luận chi tiết trong bài viết này.
Vậy, về mặt thuật ngữ…
Rich Snippets là gì?
Trước hết là khái niệm nhỏ hơn: Snippet trong ngữ cảnh mà chúng ta đang thảo luận:
Snippet là 1 đoạn trích mà Google lấy từ trang web để hiển thị trên trang kết quả. Trong tiếng Anh người ta dùng số nhiều thì có chữ “s” ở cuối, và viết là Snippets.
Ví dụ, khi tôi tìm kiếm cụm từ “Ăn gì hôm nay ở Hà Nội?” thì Google sẽ cho ra 1 danh sách các kết quả, mỗi kết quả đó là đoạn trích về 1 trang web nào đó.
Với đoạn trích thông thường (Normal Snippet), thì nhìn sẽ có hình thức như thế này.
Những đoạn trích nào có thêm thông tin hữu ích khác thì được coi là giàu thông tin (rich), và được gọi là Rich Snippet. Loại này sẽ có như hình dưới.
Đến đây tôi đi đến khái niệm chính của bài: Rich Snippets là gì?
Rich Snippet là đoạn trích giàu thông tin (hơn mức thông thường) của trang web nào đó trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Rich Snippet thường gồm phần cơ bản là Title, URL, Meta Description, và phần bổ sung như: điều hướng, đánh giá xếp hạng, link nội bộ, ảnh đại diện…
Gần đây Google đã sử dụng thuật ngữ Rich Result, nghĩa là kết quả giàu thông tin, để thay thế cho từ Rich Snippet. Nhưng do thói quen sử dụng và tính phổ biến, nên trong bài này tôi vẫn sử dụng thuật ngữ thứ 2.
Rich results = Rich snippets
Tại sao Rich Snippet quan trọng cho SEO?
Giúp tăng không gian trang web của bạn trên SERP. Điều này rất có lợi, khi về cơ bản các cỗ máy tìm kiếm giới hạn kích thước các mục thông tin cơ bản, theo số pixel hoặc số ký tự. Vì vậy, một khi trang của bạn “chiếm” được thêm diện tích, nghĩa là đã tận dụng thêm cơ hội quảng bá và thu hút người dùng.Làm trang web nổi bật hơn, thu hút sự chú ý nhiều hơn từ người dùng… từ đó tăng khả năng người dùng ghé thăm trang, nghĩa là tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR.Do cải thiện được tỉ lệ CTR, Rich Snippet đã gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên trên trang kết quả tìm kiếm. Nhiều người dùng vào trang, thì sẽ được Google đánh giá cao hơn và xếp thứ hạng cao lên.
Những loại Rich Snippets phổ biến
Mặc dù thực tế có rất nhiều loại Rich Snippet, trong số đó có những loại gần như tương tự nhau, và có loại không ảnh hưởng đến kết quả SEO nhiều lắm.
Do đó trong phần này tôi sẽ chỉ nêu và minh họa hình ảnh những loại phổ biến nhất.
Trên trang kết quả (SERP), mỗi trang web có thể được hiển thị một hoặc nhiều loại Rich Snippet cùng lúc. Về cơ bản, thì càng nhiều loại được hiển thị thì càng có lợi cho SEO.
Ghi chú: Những ví dụ tôi lấy ở đây là mang tính khách quan và theo cảm hứng cá nhân, chứ tôi và công ty tôi không có quan hệ hay liên kết gì với các công ty trong các hình ảnh minh họa.
1. Breadcrumb (Thanh điều hướng)
Khi được sử dụng, URL truyền thống trên trang kết quả sẽ được thay thế bằng thanh điều hướng là tiếng Việt đầy đủ và đọc được.
Như trong hình dưới, trang web phía trên có áp dụng nên phần điều hướng là các cụm từ đầy đủ dấu tiếng Việt (dễ hiểu), còn trang bên dưới là URL tự nhiên, là chuỗi tiếng Việt không dấu.
2. Review & Rating (Đánh giá và xếp hạng)
Loại này cung cấp thêm thông tin về số điểm bình quân người dùng cho (thang điểm 5, thể hiện bằng hình ngôi sao), cũng như số lượng phiếu bầu (vote) người dùng đã đánh giá.
Trong hình dưới đây, trang này có 12 phiếu bầu với điểm bình quân là 2,8/5.
Sự hiện diện của những thông tin dạng này làm cho trang web nhìn bắt mắt hơn, nhất là với những ngôi sao màu da cam. Và nếu điểm xếp hạng và số lượt đánh giá đủ lớn (càng lớn càng tốt), thì sẽ tạo được niềm tin ban đầu để người dùng vào xem trang.
Loại Rich Result này rất phù hợp cho những trang thương mại điện tử, bài viết đánh giá (review), trang sản phẩm dịch vụ.
3. Recipe (Công thức nấu ăn)
Loại Snippet đặc biệt chỉ áp dụng cho các trang web về món ăn. Trong đó, có phần điểm và đánh giá của người dùng, thời gian chế biến, hình ảnh món ăn…
4. Music (Âm nhạc)
Chuyên dùng cho các sản phẩm âm nhạc, với những thông tin đặc thù như ngày phát hành, năm thu âm, thời lượng của album, và tên nhà sản xuất.
5. Product (Sản phẩm)
Loại Rich Snippet này rất phù hợp cho trang web chào bán 1 sản phẩm cụ thể, với những thông số đặc trưng của dòng sản phẩm đó. Ví dụ như trong hình dưới là điện thoại Iphone, với thông số về trọng lượng máy, hệ điều hành, độ phân giải màn hình.
Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Sweetie Nghĩa Là Gì ? Sweetie Là Gì, Nghĩa Của Từ Sweetie
6. Event (Sự kiện)
Thông tin bổ sung về một sự kiện không thể không cần tới thời gian diễn ra sự kiện, địa điểm tổ chức…
Ví dụ trong hình dưới là Rich Snippet về sự kiện liên hoan phim Cannes năm 2019, với thời gian diễn ra từ ngày 14-25 tháng 5 năm 2019, tên phim mở màn và kết thúc liên hoan, số lượng phim cùng khởi tranh…
7. Anchor (Link neo nội bộ)
Bổ sung thêm một số đường link nội bộ từ trang web đó đến những trang khác trên cùng website.
Trên kết quả hiển thị thêm các đường link nội bộ trong trang, người dùng có thể vào web trực tiếp qua các link đó. Như vậy là tăng thêm khả năng vào website, trang trực tiếp, hoặc các trang phụ trong link (tăng tỉ lệ CTR).
8. Sitelink (Liên kết trong site)
Thường khi search tên các thương hiệu, trong phần kết quả sẽ có thêm một số liên kết quan trọng trong menu chính của website.
Ngoài link menu, bạn có thể dùng Schema Markup để đánh dấu để ô tìm kiếm (search box) cũng xuất hiện trên trang kết quả, như hình dưới. Người dùng có thể tìm kiếm trực tiếp nội dung trên website đó từ chính ô tìm kiếm này (tương tự như cú pháp tìm kiếm “site:” trên Google).
Trên đây là 8 loại Rich Snippet phổ biến nhất, trong đó thông tin được bổ sung luôn vào các ô kết quả thông thường.
Trong phần tiếp theo, tôi giới thiệu một số loại Rich Result khác để bạn tiện tham khảo. Trong đó, cấu trúc, hình thức, và vị trí của kết quả thay đổi khác đi, có thể khác hoàn toàn với các kết quả tìm kiếm thông thường.
9. Organization (Tổ chức)
Khối chữ nhật chứa thông tin khá chi tiết về 1 tổ chức hoặc thương hiệu. Vị trí thường nằm bên phải màn hình.
10. Top Stories (Tin nổi bật)
Đây là danh sách một số tin bài về 1 chủ đề nào đó đang được nhiều người quan tâm. Kết quả loại này thường là những trang tin lớn như VnExpress, Dantri, Soha…
11. Photo (Ảnh)
Hình ảnh có tính minh họa và hấp dẫn rất cao, nên khá hiệu quả khi SEO.
Kết quả dạng này thường là 1 loạt 5 ảnh từ 5 trang web liên quan đến cụm từ tìm kiếm. Loạt ảnh có thể nằm đâu đó trên hoặc giữa các kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search).
Bạn có thể ứng dụng loại này để làm SEO cho nhiều loại hình kinh doanh, đặc biệt là thương mại điện tử và du lịch.
12. Video
Tương tự như ảnh chụp, nhưng đây là các video clip trên Youtube, hoặc trên website của bạn. Rich Snippet này phát huy hiệu quả cáo với các website chuyên về đánh giá, hướng dẫn, đào tạo.
13. Featured Snippet (Đoạn trích nổi bật)
Featured Snippet là những đoạn trích tóm tắt trả lời 1 câu hỏi, và có vị trí nằm phía trên cả kết quả tự nhiên, nghĩa là nằm trên cả Top 1 (nên còn được gọi là Top 0). Một số nguồn dịch thuật ngữ Featured Snippet này là “Đoạn trích nổi bật”. Xem khái niệm của Google, và hướng dẫn cụ thể tại đây.
Trong hình dưới đây, bạn sẽ thấy cả 3 loại kết quả: có Featured Snippet (trên cùng – Top 0), có Rich Snippet (ở Top 1), và Normal Snippet (Top 2).
Cách tạo Google Rich Snippets
Người làm SEO website thường tạo Rich Snippet bằng cách đánh dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn ngữ phổ biến là Schema Markup. Có thể nói hầu hết các loại Rich Snippet mà tôi nêu trên đây đều ứng dụng được theo cách này. Riêng loại Top Stories có thể áp dụng thêm kỹ thuật tạo trang AMP cho kết quả trên thiết bị di động.
Hiện Google hỗ trợ 3 dạng dữ liệu có cấu trúc: JSON-LD, Microdata và RDFa, nhưng gợi ý dùng JSON-LD.
Mặc dù bạn có thể tạo các đoạn mã Schema Markup để đưa vào mã nguồn, mục đích là hướng dẫn công cụ tìm kiếm về các thông tin cần có trong Rich Result. Tuy vậy, đáng tiếc là dù bạn làm thế nào thì cũng không đảm bảo chắc chắn kết quả sẽ thuộc dạng “giàu thông tin”. Google sẽ dùng thuật toán để quyết định việc kết quả có thuộc dạng đó hay không.
Trong phạm vi của người làm SEO, bạn có thể sử dụng các công cụ để kiểm tra các trang web của mình đã được tối ưu để hiển thị Rich Snippet hay chưa. Và dưới đây là một số công cụ khá hữu ích:
SEMrushAhref
Kết quả kiểm tra “Đạt” bằng công cụ của Google
Tóm lược
Như vậy trong bài này tôi đã giải thích chi tiết về khái niệm Rich Snippets là gì, tại sao lại quan trọng với SEO như vậy. Đồng thời tôi cũng đã giới thiệu về các loại phổ biến nhất, cũng như cách tạo ra chúng.
Hy vọng bạn tham khảo được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết.
Xem thêm: Chim Sẻ Tiếng Anh Là Gì ? Từ Vựng Tiếng Anh Về Các Loài Chim
Còn bạn? Bạn có thường dùng các đoạn trích dẫn này không, và hay dùng loại nào?
Nếu bạn có nhu cầu tìm đơn vị thiết kế website, hoặc làm SEO web tổng thể, hay chạy quảng cáo Google, thì liên hệ với chúng tôi nhé.
Chuyên mục: Định Nghĩa