Mác thép, Một thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng, Đối với kỹ sư xây dựng thì thuật ngữ này xem ra rất đơn giản. Nhưng đối với người khác, nó là một thuật ngữ không phải ai cũng hiểu được. Vậy tôi xin giải thích rõ cho các bạn hiểu thuật ngữ này như sau:
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu xem thép xây dựng được sản xuất như thế nào nhé!
Thép xây dựng thông thường là thép dạng thanh tròn hoặc dạng cuộn. Thép thanh tròn sản xuất bằng phương pháp cán nóng từ phôi thép đặc hình vuông 120*120, 150*150. Thép thanh tròn có hai loại thông dụng là thép trơn và thép vằn. Thép thanh vằn dùng nhiều trong xây dựng nhà, cầu đường, thủy điện,… mặt ngoài có gân, đường kính từ 10mm đến 51mm ở dạng thanh có chiều dài 11,7m/thanh hoặc đặt cắt theo yêu cầu của khách hàng. Xuất xưởng dạng bó, khối lượng bình quân từ 1.500 kg/bó đến 3.000 kg/bó. Đường kính phổ biến: Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32.
Thép thanh tròn trơn, bề ngoài nhẵn, dạng thanh, có chiều dài thông thường là 12m/cây. Xuất xưởng dạng bó, khối lượng khoảng 2.000 kg/bó. Đường kính phổ biến: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, với mác thép chủ yếu là CT3, CT5, SS400.
Bạn đang xem: Thép cii là gì
Mác thép xây dựng là gi?
Mác thép là thuật ngữ chỉ cường độ chịu lực của thép hay nói cách khác là khả năng chịu lực của thép. Nó phản ánh khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của thép.
Các loại mác thép thường sử dụng: SD295, SD390, CII, CIII, Gr60, Grade460, SD49,(CT51), CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V.
Tiêu chuẩn áp dụng khi sản xuất là: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985, TCVN 1651-2008, JIS G3112 (1987) JIS G3112 – 2004, TCCS 01:2010/TISCO, A615/A615M-04b, BS 4449 – 1997.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều ký hiệu về mác thép làm cho chúng ta bối rối và không biết nên sử dụng loại nào cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi ký hiệu đều có ý nghĩa riêng của nó. Nếu chúng ta hiểu thì nó cực kỳ dễ nhớ.
Ký hiệu mác thép gắn liền với “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng để sản xuất ra nó”. Có nhiều tiêu chuẩn mà được nhà sản xuất áp dụng như Tiêu chuẩn Việt nam, tiêu chuẩn nhật bản, tiêu chuẩn nga, tiêu chuẩn mỹ vv… Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu khác nhau.
Xem thêm: Giáo Dục Steam Là Gì ? Hiểu Sao Cho Đúng Giữa Mô Hình Giáo Dục Stem Và Steam
Hầu hết, thép xây dựng thông thường sử dụng có ký hiệu là CB hoặc SD.
Ký hiệu CB
Chúng ta thường nghe gọi thép CB240, CB300, CB400, CB500. Vậy CB là gì và ý nghĩa của con số đằng sau nó ra sao. CB là tiên gọi tắt của “cấp độ bền” C viết tắt của cấp, B viết tắt của độ bền. Đây là cách gọi tuân theo tiêu chuẩn Việt nam. Con số đằng sau có ý nghĩa là cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép). Ví dụ 240 có nghĩa là thép có cường độ chịu lực 240N/mm2. Nghĩa là 1mm2 diện tích mặt cắt ngang của thanh sắt sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là 240N (24kg). Cứ thế nhân lên.
Ví dụ: Một thanh sắt phi 12 loại CB300 có diện tích cắt ngang là 113 mm2 thì nó có thể chịu lực được 113 x 300 = 33.900N (tương đương 3.39 tấn)
Ký hiệu SD
Tương tự như thế, Chúng ta thường nghe gọi thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi theo tiêu chuẩn nhật bản. Người nước ngoài người ta lấy SD làm ký hiệu cho thép thanh vằn (nghĩa là thép có gân). Chữ S viết tắt của từ tiếng anh là Steel (nghĩa là thép). Chữ D viết tắt của từ tiếng anh là Deformed (nghĩa là gân). Do vậy SD người ta ký hiệu cho thép xây dựng dạng gân. Con số đằng sau thể hiện cường độ chịu lực của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép). Ví dụ SD240 có nghĩa là thép có cường độ 240N/mm2. Nghĩa là 1mm2 diện tích mặt cắt ngang của thanh sắt sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là 240N (24kg).
Vậy bạn xây nhà, làm công trình nên sử dụng mác thép nào phù hợp?
Thực tế chúng ta có thể sử dụng loại mác thép nào cũng được. Đối với thép mác thấp thì chúng ta phải sử dụng mật độ thép dày hơn, số cây thép trên một đơn vị diện tích nhiều hơn. Việc này dẫn tới không kinh tế. Do vậy, Chúng ta phải sử dụng cho phù hợp và tôi xin tóm gọn đơn giản cho các bạn như sau:
+Với nhà thấp tầng (
+Với nhà cao tầng tầng (>7 tầng): Nên dùng mác thép có cường độ cao hơn là CB400 hoặc SD390. Thậm chí sử dụng thép cường độ cao hơn nữa là CB500 hoặc SD490 (Hai loại này có khả năng chịu lực tương đương nhau).
Thí nghiệm kéo cây thép để đo khả năng chịu lực.
Xem thêm: Tiêu Chuẩn Sgs Là Gì? Lợi Ích Của Chứng Nhận Sgs Là Gì ? Chứng Nhận Sgs Là Gì
Hy vọng những thông tin trên sẽ làm cho bạn không bị bối rối, bỡ ngỡ khi phân biệt các loại thép trong xây dựng, qua đó có thể lựa chọn các loại thép phù hợp.
Chuyên mục: Định Nghĩa