Việc ‘giới thiệu’ địa bàn ứng cử Quốc hội cho các lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có tân Thủ tướng Chính phủ trong cơ cấu tứ trụ, cho thấy đã có một số thay đổi nhất định trong tính toán của đảng CSVN, ý kiến giới quan sát từ Việt Nam nói với gocnhintangphat.com.
Bạn đang xem: Thủ phủ là gì
Bình luận về động thái này, từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói:
“Trước hết, về mặt tổng thể, tôi cho rằng các tín hiệu ở đây cho thấy đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đều nằm trong tính toán của ban lãnh đạo cấp cao củng đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên cũng đã có những thay đổi nhất định so với các nhiệm kỳ trước đây.
“Trên thực tế, lần này tân Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu về ứng cử tại Cần Thơ, điều hoàn toàn khác với bố trí ứng cử của hai người tiền nhiệm của ông, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc và trước đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, là hai cựu Thủ tướng từng ứng cử ở Hải Phòng.
“Điều này cho thấy, sau Đại hội 13 dường như tất cả những gì có tính chất ‘truyền thống’, hay ‘kế thừa’, gần như đã thay đổi, đặc biệt liên quan các vị trí lãnh đạo chủ chốt của đảng, trong đó có Tứ trụ, đấy là chưa nói tới những nơi khác, trong đó liên quan các Bộ trưởng, trưởng ngành trong chính phủ.”
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Khác với người tiền nhiệm là ông Nguyễn Xuân Phúc, tân Thủ tướng VN ông Phạm Minh Chính (phải) không ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Hải Phòng, mà được giới thiệu về Cần Thơ
Cũng hôm thứ Ba, nhà báo Võ Văn Tạo, người từng có nhiều năm làm việc trong ngành thương mại, công thương ở Việt Nam, nêu bình luận với gocnhintangphat.com cho rằng bố trí ứng cử này tuy không phải lần đầu tiên xảy ra, nhưng cũng có thể coi là ‘hơi hiếm’:
“Tôi cho rằng việc người ta tráo chuyển địa phương ứng cử cho các quan chức cao cấp của đảng, nhà nước, đặc biệt trong Tứ trụ đã từng xảy ra, chứ không hoàn toàn bất thường, không phải cứ nhất thiết quê ở đâu thì về đó ứng cử, vị trí nào ở đâu lâu, thì nhiệm kỳ mới, nhân sự mới cứ tiếp tục.
“Lần này ông tân Thủ tướng Phạm Minh Chính không được ‘bổ’ về ứng cử ở Hải Phòng như hai ông tiền nhiệm, tuy không phải là điều gì quá mới về nguyên tắc, nhưng tín hiệu này cũng có thể là hơi hiếm nếu nói về đặc tính bầu cử ở Việt Nam.
“Đặc điểm của bầu cử ở Việt Nam có thể nói thẳng là hình thức, qua các vụ giới thiệu địa phương ứng cử này, thường các cử tri ở địa phương được địa phương và cấp trên gợi ý ra sao, họ cứ theo đó hoặc nhìn vào vai vế của những người được giới thiệu đó để bỏ phiếu sao cho những người được cơ cấu, bố trí kia được đậu mà thôi.
“Còn thực chất cử tri ở Việt Nam không thể biết và nắm được thực chất những vấn đề nội bộ của đảng, vấn đề bố trí nhân sự của đảng, càng không thể nói là người thường làm sao biết được đầy đủ về nhân thân, hay tài đức của ông nọ, bà kia được đảng giới thiệu.
“Chỉ có các ông, các bà ấy và tổ chức điều phối họ biết được một cách âm thầm, kín đáo về họ và các điều chuyển, bố trí bầu cử, nhân sự. Người dân làm sao có thể biết sự thực và thực chất vấn đề, khi báo chí ở Việt Nam là công cụ tuyên truyền.
Xem thêm: Inventory Turnover Ratio Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
“Thành ra, đã hình thành thói quen trong người dân là nếu chính quyền địa phương và cấp trên, trung ương giới thiệu ai, mà đặc biệt là với vai vế to lớn, quan trọng của các ‘ứng cử viên’ được giới thiệu đó trong bộ máy đảng, nhà nước, thì lập tức bỏ phiếu cho người đó, cũng có một tỷ lệ nhưng rất nhỏ không trúng cử khi đã được giới thiệu, song cái đó là hy hữu, nhất là với Tứ trụ và đảng rất tự tin về thói quen này của dân.”
Bình luận tiếp về việc tân Thủ tướng chính phủ Việt Nam được giới thiệu về Cần Thơ ứng cử Đại biểu Quốc hội, ông Phạm Quý Thọ nói với gocnhintangphat.com:
Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Người dân chèo thuyền trong phiên chợ trên sông nước ở Cần Thơ, miền Tây Nam Bộ, thuộc Đồng Bằng Sông Cửu long, Việt Nam
“Nếu suy ra từ tính cách của tân Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính đừng đã tỏ ra rất quyết liệt, quyết đoán khi ở tỉnh Quảng Ninh, sau đó ông cũng ghi dấu ấn ở ban Tổ chức Trung ương đảng trước khi trở thành Thủ tướng chính phủ, tôi cho rằng đó cũng là một hy vọng không chỉ về ngân sách, mà có thể có những dự án lớn hơn với địa phương hay với cấp kinh tế vùng.
“Tuy nhiên, đó là điều cần được theo dõi, còn bình thường như nhiều người thấy, khi có một vị lãnh đạo rất cao cấp, đây lại là ở cấp Tứ Trụ, về ứng cử ở địa phương, tiếp xúc gần gũi hơn với một địa phương, thì thường thường người ta kỳ vọng nó có thể kéo theo, hay là cơ hội đem lại một lợi ích hay một sự thay đổi nào đấy cho địa phương, hay vùng miền nào đó.
“Vì vậy, tôi cũng như nhiều nhà quan sát khác hy vọng rằng thủ phủ miền Tây là Cần Thơ, trước tiên, sẽ được thay đổi khi tân Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Đại biểu, đại diện cho các cử tri của tỉnh này, với Cần Thơ là một tỉnh có vai trò trọng yếu về kinh tế, cũng như về giao thông, cửa ngõ của miền Tây nói riêng và của đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.”
Vẫn theo báo chí, truyền thông nhà nước, 205 quan chức cấp cao của nhà nước và đảng CSVN đã được ‘Trung ương giới thiệu’ về các địa phương, trong đó liên quan tới miền Nam, một số bố trí của đảng như sau:
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử ở TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ứng cử ở An Giang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng Nguyễn Trọng Nghĩa về Tây Ninh.
Phó Chủ tich thường trực Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn về Hậu Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bộ trưởng Y tế Nguyên Thanh Long về Vĩnh Long, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long về Kiên Giang, Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Dương Thanh Bình về Cà Mau…, bên cạnh việc Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử ở Cần Thơ.
“Tôi xin nhấn mạnh rằng ở Việt Nam, bầu cử chỉ là hình thức thôi, nhiều người dân đã nói thẳng đó là giả vờ bầu thôi, còn đảng chọn ai thì đã chọn xong từ lâu rồi.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Có ý kiến cho rằng miền Nam Việt Nam đóng góp nhiều cho kinh tế, công thương của đất nước, nhưng lại chưa được đầu tư cho hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội tương xứng
“Do đó, ông hay bà nào dù là Thủ tướng, hay Chủ tịch Quốc hội, hay ở các vị trí lãnh đạo cao cấp nào khác trong bộ máy của đảng, nhà nước ở Việt Nam, được bố trí về địa phương nào trước kỳ gọi là bầu cử Quốc hội, thì trước hết nó có ý nghĩa hợp thức hóa, thủ tục hóa như các bước để xác lập, bố trí quyền lực, bộ máy, nhân sự, còn nó không hoàn toàn quyết định là ai về địa phương nào thì sẽ có thể tạo ra sự thay đổi, ưu ái trực tiếp và ngay lập tức hiệu lực cho địa phương đó.
“Tuy nhiên, là người dân, nhất là ở các địa phương, vùng miền lâu nay có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, công thương, công nông nghiệp cho đất nước, như là ở Cần Thơ hay TP. Hồ Chí Minh, miền Nam nói chung, đều hy vọng là các quan chức được đảng cử về các địa phương này nhận thức được đúng vai trò, đóng góp, cũng như hiểu thấu nhu cầu, khó khăn… của các nơi ấy.
Xem thêm: Unconscious Là Gì – Khuynh Hướng Vô Ý Thức Là Gì
“Và qua đó có những tư vấn với nhà nước, hỗ trợ đúng mức cho phát triển, tạo ra những thay đổi chính sách phù hợp ở đấy, mà một ví dụ là nhiều địa phương ở miền Đông, miền Tây, nam Bộ của Việt Nam được cho là đã đóng góp rất nhiều, nhưng đầu tư trở lại và ngân sách được giữ lại lại rất hạn chế, do đó cơ sở hạ tầng không được phát triển, duy tu đúng tầm, tương xứng, gây hạn chế, ức chế cho những nơi mà thực sự đang tạo ra động lực hết sức quan trọng về kinh tế, thương mại cho cả nước.”
Hôm thứ Ba, vẫn theo báo chí Việt Nam, ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử Quốc hội tại Cần Thơ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về TP. Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu về Hà Nội, trong khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được giới thiệu về ứng cử tại Hải Phòng.
Chuyên mục: Định Nghĩa