Thủ tướng là gì Update 01/2025

Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-ViệtViệt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-KhmerViệt-Việt

*
*
*

thủ tướng

*

– d. Người đứng đầu chính phủ ở một số nước.

Bạn đang xem: Thủ tướng là gì


chức danh người đứng đầu chính phủ ở nhiều nước trên thế giới. TT Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu ra. TT Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chủ tịch nước.

Theo điều 114, 115, Hiến pháp (1992), TT Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1) Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ; 2) Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; 3) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tịch, các phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 4) Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; 5) Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đồng thời đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ; 6) Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.

Xem thêm: Spacer Là Gì – Miếng Đệm Lốp Xe (Spacer) Những Vấn Đề Kỹ Thuật

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh và quyết định của chủ tịch nước, Chính phủ ra nghị quyết, nghị định; TT Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì TT Chính phủ phải đưa ra Chính phủ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Luật tổ chức Chính phủ (2001) nêu các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của TT Chính phủ với Chính phủ và các cơ quan hữu quan.

Xem thêm: Thuốc Spasmaverine Là Thuốc Gì ? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi

hd. Người đứng đầu nội các của một nước.

“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo, điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ra các quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở. Văn bản pháp quy do Thủ tướng Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước. Thủ tướng được giao một số quyền hạn để xử lý các văn bản pháp quy của các cấp dưới ban hành trái với văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội; Thủ tướng xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của cấp bộ, cấp tỉnh trái hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ thi hành hoặc một phần toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ. Thủ tướng Chính phủ được giao các quyền hạn về tổ chức nhân sự như: đề nghị Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các cơ quan ngang bộ; đề nghị Quốc hội phê chuẩn phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quang ngang bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, v.v. Thủ tướng Chính phủ thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.”

*

*

*

thủ tướng

thủ tướng noun Prime MinisterLĩnh vực: điệnheadhead of the governmenthead of the government (the…)prime minister (prime Minister)thủ tướng (Thủ tướng): prime minister (Prime Minister)phó thủ tướngDeputy Prime Minister

Chuyên mục: Định Nghĩa