Thử việc là gì Update 01/2025

Tập sự hay thử việc đều là giai đoạn được thực hiện trước khi ký kết hợp đồng lao động hay được tuyển dụng chính thức. Vậy tập sự và thử việc khác nhau thế nào?

*

Câu hỏi: Câu hỏi: Xin chào gocnhintangphat.com, em có một thắc mắc xin được giải đáp như sau:Em đang chuẩn bị thi giáo viên. Tuy nhiên, em không rõ là viên chức sẽ áp dụng hình thức thử việc hay tập sự và sự khác nhau giữa hai hình thức này như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Tập sự là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thì chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Bạn đang xem: Thử việc là gì

Tập sự là gì? (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, chúng ta cũng thường gặp tập sự công chức, tập sự Luật sư và tập sự công chứng.

Thử việc là gì?

Thử việc là khoảng thời gian để người lao động và người sử dụng lao động cùng có sự nhìn nhận khách quan về năng lực, sự phù hợp của bên kia và tiến tới ký kết hợp đồng lao động chính thức.

Thử việc là gì? (Ảnh minh họa)

Tập sự và thử việc khác nhau thế nào?

Tập sự và thử việc là hai hoạt động có bản chất khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn hai thuật ngữ này là một. Vì vậy chúng tôi sẽ phân tích điểm khác nhau giữa tập sự và thử việc thông qua các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Tập sự

Thử việc

Cơ sở pháp lý điều chỉnh

 

Tùy theo vị trí việc làm mà văn bản pháp luật điều chỉnh sẽ khác nhau. Trong trường hợp của bạn bạn thi viên chức thì chế độ tập sự được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2010, Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.

Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

Đối tượng áp dụng

 

Thường áp dụng cho những người thi vào công chức, viên chức, định hướng trở thành Luật sư hay Công chứng viên.

Được áp dụng cho những người lao động làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như doanh nghiệp, tổ chức,…

 

Thời điểm áp dụng

 

Trước khi được làm việc chính thức, sau thời gian tập sự sẽ có thể có thêm thời gian thử việc.

 

Thực hiện trước khi ký hợp đồng lao động chính thức (nếu có thỏa thuận thử việc).

 

Thời gian

 

Tùy từng ngành nghề ứng tuyển mà thời gian tập sự khác nhau.

Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thời gian tập sự với viên chức như sau:

– 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;

– 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;

– 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.

Do đó, bạn cần xem xét mình thuộc trình độ nào để xác định đúng thời gian phải tập sự.

Còn theo khoản 1 Điều 14 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì thông thường thời gian tập sự là 12 tháng trừ một số trường hợp đặc biệt thì thời gian tập sự là 06 tháng.

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 thì thời gian tập sự là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Cbr, Vbr Là Gì ? Volume Boot Record (Vbr) Là Gì

Thời gian thử việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 do hai bên tự thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm:

– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, thời gian tập sự dài hơn so với thời gian thử việc.

 

Mức lương

 

Trường hợp này bạn là viên chức thì theo khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì mức lương được hưởng sẽ là 85% mức lương của từng bậc tùy theo trình độ của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng hoặc 100% trong trường hợp làm việc ở môi trường đặc biệt theo quy định.

Còn đối với tập sự Luật sư và Công chứng thì pháp luật không quy định lương nên mức lương được hưởng sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau.

Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức lương thử việc do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

 

Kết thúc tập sự hoặc thử việc

Theo Điều 24 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì khi hết thời gian tập sự người tập sự sẽ phải có trách nhiệm báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản để người có thẩm quyền đánh giá và ra quyết định về việc được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hay không.

Còn theo khoản 5 Điều 11 Luật Công chứng 2014 thì khi hết thời gian tập sự người tập sự cũng phải làm báo cáo bằng văn bản gửi đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự và sau đó tham gia kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Trường hợp tập sự Luật sư cũng tương tự như tập sự công chứng.

Như vậy, nếu như khi kết thúc tập sự trách nhiệm báo cáo thuộc về người tập sự.

Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì khi kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Như vậy, trách nhiệm thông báo kết quả thử việc là của người sử dụng lao động.

 

Như vậy, nếu như khi kết thúc tập sự trách nhiệm báo cáo thuộc về người tập sự thì trách nhiệm thông báo kết quả thử việc là của người sử dụng lao động.

Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Đau Đáu Là Gì, Nghĩa Của Từ Đau Đáu Nỗi Buồn Đau Đáu

Trên đây là giải đáp về vấn đề tập sự và thử việc khác nhau như thế nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Chuyên mục: Định Nghĩa