Trong các bộ vị trên mặt chỉ duy nhất có tướng tai là không phân biệt nam nữ. Tai tốt với đàn ông thế nào thì cũng tốt với đàn bàn như vậy.Bạn đang xem: Thùy châu là gì
Tai trong tướng pháp gọi là Thám thính quan, biểu hiện về tuổi thọ của con người. Nếu tai đẹp thì cho dù các quan bộ phận khác có khuyết hãm cũng không ảnh hưởng gì lớn lắm, còn nếu ngược lại các quan bộ phận đều đẹp nhưng lại chỉ có tai là không được đẹp thì người đó khó mà thọ được. các cơ quan khác nhau trên khuôn mặt ta có thể dễ thay đổi, nhưng đôi tai thì trước sau như vậy, dường như không hề có sự thay đổi, chính vì thế mà nó quyết định vận mệnh tuổi thọ của một người.
Bạn đang xem: Thùy châu là gì
Tai người ta trên y lý cơ thể học vừa liên hệ tới óc lại vừa thông với thận giao truyền của tim. Thận khí vượng thì tai rất thính, thận khí suy thì tai nghễnh ngãng, cho nên con người về già là lãng do thận hư gây nên.
Thông tuệ hay không nhờ ở tướng tai.
Sự nghiệp bền vững hay không nhờ ở tướng tai.
Chồng con đàng hoàng hay không nhờ ở tướng tai.
Tai mà xấu, các bộ vị khác tốt, cái tốt giảm đi một nửa hoặc giảm về phúc khí hoặc giảm về lộc.
Đứng về phương diện cấu tạo, tướng pháp học chia tai thành nhiều bộ phận nhỏ:
– Luân (Thiên luân) là phần vành tai cong ra phía ngoài.
– Quách (Địa quách) là phần vành sụn phía trong luân.
– Thủy châu là phần cuối cùng ở phía dưới của tai có thịt trề xuống. Thùy châu còn được gọi là dái tai hay trái tai.
– Phong môn (Mạng môn) là phần lõm bao trong phần sụm.
– Phụ Nhĩ (Nhĩ phiến) là phần sụn mọc trên mang tai, mọc chặn lấy lỗ tai giống như bức trường thành.
– Mệnh môn là lỗ tai.
Nếu ta vẽ hai đường thẳng song song chia tai làm ba phần:
– Phía trên của tai gọi là Thượng đình đại diện cho trí tuệ, khả năng cảm thụ và tài năng của con người.
– Phần giữa của tai gọi là Trung đình (hay còn gọi là nhân luân) biểu thị cho ý chí, dũng khí, hành động của một cá nhân.
– Phần dưới tai gọi là Hạ đình (còn gọi là Địa luân) biểu thị tình cảm, sự độ lượng, bao dung.
Nếu đầu tai (phần trên cùng, cao nhất của tai) cao hơn lông mày là tai cao. Đầu tai cao ngang với mắt là tai vừa phải. Đuôi tai bằng với chuẩn đầu (chỏm mũi) là tai thấp.
Tai tốt tướng cần phải thành quách phân minh, đầy đặn, màu sắc sáng đẹp, lỗ tai lớn có Thủy châu.
Theo luận thuyết của y học cổ đại thì Thùy chủ ở phương Đông, Đông chủ thận, thận chủ ở tai, tai chủ cho trí, quán não tâm thông, có nghĩa là tai nắm giữ tâm và biểu hiện của thận. Thận khí cường tráng thì thông minh, sáng suốt. Hình dáng và màu sắc của tai đều có liên quan đến sụ thông minh hoặc ngu đần của con người. Các nhà tướng thuật gọi toàn bộ bộ phận ngoài của tai là luân, lỗ tai là khiếu, phần thịt dưới luân là cầu. Người có luân quách rõ ràng, nhĩ cầu triều hải thì sẽ thành đạt sớm.
Thông thường, người ta hay quan sát màu sắc của tai trước, sau đó mới đến hình dạng. Nhưng đây không phải là quy tắc để quan sát tướng tai, vì người ta cũng có thể xem hình dạng của tai trước khi nhìn đến màu sắc của nó. Đầu tiên là xem độ to hay nhỏ, dày hay mỏng, mềm hay cứng và vị trí của tai, tiếp đến mới lần lượt xem hết năm bộ phận đã kể trên.
Thực ra mà nói thì tai to hay nhỏ không quan trọng cho lắm, ví như tai của rồng thì nhỏ, còn tai của lừa thì rất to. Cho nên mới nói cái cốt yếu ở đây là vành tai và loa tai như thế nào, có rõ ràng hay không. Thường thì tai vừa to vừa dài, vành tai có hình bán nguyệt là niềm mơ ước của mọi người.
Trong “tây du ký” chẳng phải tai của Trư Bát Giới là to nhất, còn tai của Tôn Ngộ Không lại nhỏ nhất, vậy mà Trư Bát Giới thì ngu ngốc, lỗ mãng; còn Tôn Ngộ Không thì lại thông minh và quả cảm nhất. Tất nhiên đây chỉ là tiểu thuyết nhưng nó đã phản ánh đầy đủ cách nhìn nhận của nhân sĩ. Quan niệm này há chẳng phải cũng bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của tướng thuật hay sao. Thế nên mới nói, tai giống tai lợn đã ngu lại tham, cách nói này trong tướng thuật đã có từ rất lâu, trước khi có “Tây du ký”. Trong dân gian vẫn thường nói câu nói “Hai tai hứng gió tiền tài trống không”, cái này cũng là ám chỉ người có đôi tai lợn. Đặc điểm của tai lợn là to lớn nhưng lại không có vành tai, loa tai và cả dái tai.
Xem thêm: Wazzup Là Gì ? Wassup Là Gì ? Wassup Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
Trong tướng số thì người ta còn rất chú trọng đến độ dày mỏng của tai. Tai dày thường là tốt hơn tai mỏng, vì người ta cho rằng tai mỏng như tờ giấy là tướng bần hàn, chết sớm. Nhưng việc tai mỏng hay dày có liên quan đến vận mệnh của đời người còn phụ thuộc vào việc thành hình tướng của tai. Vì như mọi người vẫn thường nói tai khỉ là thông minh, còn tai chuột thì tích cóp và đa nghi, hai loại tai này đề khá nhỏ. Cho nen mới nói độ dày hay mỏng, chưa nói hết lên được điều gì, mà còn phải căn cứ theo cả hình thái của đôi tai.
Xem hình thái của tai
Tai to hay nhỏ, dày hay mỏng chỉ cần nhìn qua là ai cũng có thể biết được, nhưng độ cứng hay mềm thì phải để ý quan sát chứ không nên qua loa. Tai dựng đứng là cứng, còn tai cứng như gỗ thì đến già cũng không khóc. Tướng tai quý là ở vành tai, loa tai phải rõ ràng, còn vành tai thì không được lật ra phía ngoài, dạng tai ngược này là tướng xấu, không tốt.
Tai dài, tai ngắn
Tai được coi là dài khi chiều dài của tai xấp xỉ bằng chiều dài của khoảng cách từ Chuẩn đầu (lỗ mũi) đến Ấn đường. Nếu ở dưới mức độ ấy thì được xem là tai ngắn.
Độ rộng hẹp và lớn nhỏ của tai
Thông thường bền rộng của phần giữa tai phải bằng ít nhất 2/3 chiều dài. Quá mức đó là rộng, còn dưới tiêu chuẩn đó là hẹp. Tai có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài thì đó là tai trung bình.
Tai dài mà hợp tiêu chuẩn trung bình được xem là tai lớn, còn tai ngắn nhưng lại hợp tiêu chuẩn trung bình về bề dài và bề rộng thì được gọi là tai nhỏ.
Trong tướng học hợp tiêu chuẩn trung bình là rất tốt. Nếu dài mà không hội đủ bề rộng thì không được coi là tai to, sự phối hợp không hoàn thiện này khiến cho người có dôi tai này hóa ra xấu hơn cả người có đôi tai nhỏ.
Về mặt thực tiễn ta có thể dùng bền ngang của ba ngón tay, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út để làm mức trung bình cho chiều dài của tai, tuy biện pháp này chỉ đạt kết quả tương đối nhưng cũng là một phương pháp quan sát nhanh và thuận tiện nhất, nếu chiều dài của hai tai trên khoảng 2/3 bền ngang của một ngón tay thì được xem là tai dài, còn dưới mức ba ngón tay thì được xem là tai ngắn.
Tai nhọn, tai tròn, tai vuông
– Khi vành tai ngoài có các góc cạnh nhọn và hẹp tạo thành các góc nhọn khá rõ, thường biểu hiện ở phần tai trên hoặc phần tai dưới, thì được xem là tai nhọn.
– Khi vành tai ngoài không có hình các góc cạnh rõ rệt mà lại có hình cong thì đó gọi là tai tròn.
– Khi vành tai ngoài có các cạnh lại liên hợp các đoạn liền nhau thành những góc tương đương 90 độ hoặc lớn hơn nữa thì gọi là tai vuông.
Nhĩ căn nhiều và nhĩ căn ít
Phần gốc của tai dính liền với khuôn mặt được gọi là Nhĩ căn. Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp tùy theo phần gốc cảu Thiên luân (chính là vành tai ngoài). Phần tiếp xúc của Thiên luân với mặt lớn chính là tiêu điểm để ta đánh giá Nhĩ căn ít hay nhiều, rộng hay hẹp/
Nhĩ căn thực chất là một đường cong hở. Độ hở của đường cong càng nhỏ thì Nhĩ căn càng rộng, ngược lại độ hở của đường cong càng lớn thì Nhĩ căn lại càng hẹp.
Nhĩ căn rộng lớn biểu hiện cho sự vững chắc, ổ định của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình thể tai có thể tốt nhưng nếu Nhĩ căn không ổn cố thì cũng hạn chế cái tốt đó đi rất nhiều.
Tại vũm, tai bẹt
Phong môn lớn tạo thành hình như chiếc phễu sâu đáy thì được gọi là vai vũm, tướng số gọi nó là “thuận phong nhĩ, gọi như vậy vì loại tai này giống như cánh buồm căng gặp gió phồng to lên. Ngược lại với tai vũm là tai bẹt, còn được gọi là “phịch phong nhĩ”.
Tai úp, tai ngửa và tai thẳng.
– Tai úp là loại tai mà phần mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, nhỏ hơn một gốc 90 độ.
– Tai ngửa là khi mặt phẳng của tai hợp với mặt phẳng của mặt, lớn hơn một gốc 90 độ.
– Tai thẳng là khi góc đó bằng 90 độ.
Tựa chung lại mà nói thì tai tốt là tai dài, to, cứng nhưng phải bóng dày dặn, hình dạng luân quách phân biệt rõ ràng, phía trên của tai cao ngang với lông mày, phía dưới bằng với lỗ mũi, không thiên lệch về trước hay chệch về sau, cũng không được có hình dạng to bè ra như cái quạt. Người nào mà có được đôi tai đắc cách thi cho dù các cơ quan bộ vị khác trên khuôn mặt có chút khiếm khuyết thì cũng không ảnh hưởng gì, hung rồi lại hóa cát.
Lỗ tai nhỏ nhắn, hơi mỏng, lại thêm không có dái tai, hoặc tuy có dái tai nhưng dái tai lại cong queo không ngay thẳng thì đây cũng gọi là yểu mệnh, cho dù các bộ phận khác có đẹp thì cũng vô tác dụng.
Xem thêm: Tái Tục Là Gì ? Đặc Điểm Tiết Kiệm Tái Tục Nghĩa Là Gì
Sự dài hay ngắn, dày hay mỏng của tai phải cân đối hài hòa với hình dạng của khuôn mặt, mặt dài thì tai dài, mặt ngắn thì tai ngắn, mặt béo thì tai phải dày. Còn mặt xương tai mỏng, mặt ngắn tai ngắn hoàn toàn không phải là tướng tai tốt.
Chuyên mục: Định Nghĩa