Thủy triều là gì Update 01/2025

Thủy triều là gì? Có các loại thủy triều nào? Xem thủy triều ngày hôm nay tại các khu vực như: Sài Gòn, Hòn Dấu… ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về hiện tượng tự nhiên này một cách chi tiết và chính xác nhất.

Bạn đang xem: Thủy triều là gì

Thủy triều là gì?

*

Hiện tượng thủy triều

Thủy triều là gì? Thủy triều tiếng anh là Tide Wave, đây được biết đến là hiện tượng nước sông hoặc nước biển lên xuống do sự biến chuyển của thiên văn. Quá trình lên xuống này thường được diễn ra trong một chu kỳ nhất định.

Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT viết tắt từ Highest astronomical tide) – là thủy triều cao nhất dự đoán có thể xảy ra. Thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT, Lowest astronomical tide) và Chuẩn hải đồ (CD, Chart Datum) – Thủy triều thấp nhất dự đoán xảy raTrung bình nước lớn triều cường (MHWS viết tắt của Mean high water springs) – là trung bình của 2 triều cao được tính trong những ngày xảy ra triều cường.Trung bình nước lớn triều kém (MHWN – Mean high water neaps) – là trung bình của 2 triều cao được tính trong những ngày xảy ra triều kém.Mực nước biển trung bình (MSL, Mean sea level) – Mực nước biển trung bìnhTrung bình nước ròng triều kém (MLWN viết tắt của Mean low water neaps) là mức trung bình 2 triều thấp trong những ngày triều kémTrung bình nước ròng triều cường (MLWS – Mean low water springs) – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày xảy ra triều cường

Thủy triều có 4 giai đoạn bao gồm: triều dâng, triều cao, triều xuống và triều thấp. Thủy triều tạo ra các dòng chảy gọi là dòng triều hoặc triều lưu có tình dao động

Nguyên nhân của thủy triều

*

Sự hình thành thủy triều là do đâu?

Nguyên nhân chính hình thành nên thủy triều đó là do sức hút (lực hấp dẫn) của mặt trời và mặt trăng. 

Do toàn bộ lượng nước tồn tại trong khí quyển có hình cầu dẹt, và ở hai đầu đối diện nhau sẽ bị kéo lên cao, chính vì thế mà sẽ xuất hiện hình tương tự với elip ở trong không gian ba chiều. 

Một đỉnh đối diện với mặt trăng, do lực hấp dẫn của mặt trăng tác động nên lượng nước ở đây là lớn nhất. Còn một miền nước lớn thứ hai do lực li tâm tạo nên, nó nằm đối diện với miền nước thứ nhất qua tâm trái đất. Và khoảng giữa hai đợt nước lớn chính là nước ròng.

Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi mặt trăng và mặt trời thuộc một phía so với trái đất. Khi đó, thủy triều ở vị trí đối diện cũng sẽ đạt mức cực tiểu.

Thời gian, biên độ và chu kỳ của thủy triều

Thời gian thủy triều lên được xác định là khoảng thời gian từ khi nước ròng đến đợt nước lớn kế tiếp. Ngược lại, thời gian thủy triều rút là thời gian từ khi nước lớn đến đợt nước ròng kế tiếp.Biên độ của thủy triều chính là độ chênh lệch về mực nước biển khi thủy triều lên xuống. Thông thường, biên độ được xác định trong khoảng 1m đối với các đại dương rộng lớn và khoảng 30cm trong vùng biển nhỏ hơn, còn tại cửa sông hoặc eo biển là khoảng 17cm.Chu kỳ thủy triều là thời gian giữa hai lần nước ròng trong một ngày. 

Các loại thủy triều

Hiện nay, thủy triều được chia làm 2 loại chính, đó là: nhật triều và bán nhật triều.

Nhật triều

Hiện tượng nhật triều chính là trường hợp đặc biệt của thủy triều, xét trong một chu kỳ nhất định với khoảng thời gian tương ứng là 24 giờ 50 phút. Trong chu kỳ này, số lần mực nước dâng lên và hạ xuống chỉ là một lần.

Vậy tại sao lại xét nhật triều trong khoảng thời gian đó? Vì trên thực tế, trái đất mất 24 giờ để quay quanh mặt trăng, và mất thêm 50 phút để quay quanh trục. Do đó, tổng thời gian này sẽ được tính làm một chu kỳ. Hay còn nói cách khác thì đây là khoảng thời gian chênh lệch giữa thủy triều của hai ngày liên tiếp.

Bán nhật triều

Bán nhật triều mô tả hiện tượng nước dâng và rút xuống trong khoảng 12 giờ 25 phút. Khác với nhật triều, bán nhật triều xuất hiện 2 lần nước lên và xuống, tuy nhiên nó chỉ xảy ra ở khu vực gần xích đạo.

Có hai loại bán triều đó là: bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều. Đối với hiện tượng đều thì thường xảy ra đúng với một nửa thời gian của chu kỳ, còn không đều thì nó là khoảng chênh lệch giữa đỉnh và chân triều thuộc 2 lần cách nhau lớn.

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều

Xuất phát từ lực hút giữa mặt trăng và mặt trời nên không khó để trả lời được câu hỏi tại sao thủy triều lên xuống. Lực ly tâm và lực hút từ mặt trăng tại vị trí tâm trái đất là bù nhau. Tuy nhiên, không phải vị trí nào trên trái đất hai lực này cũng bù nhau. 

Ví dụ, tại điểm A, lực ly tâm có giá trị nhỏ, không cân bằng với lực hút, vì vậy điểm này sẽ dịch chuyển về phía mặt trăng. Còn tại điểm B, khi lực ly tâm lớn hơn thì B sẽ có xu hướng di chuyển ra xa mặt trăng. Chính sự chênh lệch này đã dẫn đến hiện tượng thủy triều lên xuống.

Vậy thủy triều lên khi nào và xuống hay rút khi nào? Hiện tượng lên xuống phụ thuộc vào sự dịch chuyển của mặt trăng. Thông thường, thủy triều lên cao ở ngày sau sẽ chậm hơn một tiếng so với ngày trước. 

Để biết chính xác thời gian, bạn có thể tham khảo bảng cập nhật thời gian, mực nước lớn, nước ròng ở bảng thủy triều hôm nay. Đối với những người làm nghề biển, đánh bắt hoặc tàu thuyền thì điều này hết sức quan trọng. Ngoài ra, các thông tin từ bảng thủy triều 2020 nói chung hay lịch thủy triều 2020 tại các khu vực cụ thể như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hòn Dầu (Kiên Giang), Hòn Gai (Quảng Ninh), Vũng Tàu… nói riêng cũng cần nắm rõ.

Thủy triều đỏ là gì?

*

Hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo biển nở hoa, xảy ra ở các khu vực cửa sông, cửa biển. Hiện tượng này dễ dàng được nhận biết khi nước sông hoặc nước biển có chất dính và mùi hôi, tanh.

Thủy triều đỏ xuất hiện là dấu hiệu của sự bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh vật biển cũng như cuộc sống của con người.

Xem thêm: Nghi Thức Thọ Trai Là Gì ? Thời Khóa Tu Tập Ở Các Chùa Một Ý Nghĩa Thọ Trai

Nguyên nhân hình thành

Khi nhiệt độ tăng cao đột ngột, hàm lượng oxy trong nước bị giảm đi nhanh chóng hoặc sự trao đổi nước kém trong môi trường cũng dẫn đến hiện tượng này. Ngoài ra, khi bụi sắt từ các sa mạc thổi đến với số lượng lớn cũng sẽ gây ra sự tích tụ và dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ. 

Thủy triều đỏ thực chất được hình thành không phải theo cơ chế của thủy triều nói chung, mà chủ yếu là do sự biến đổi khí hậu. Một số trường hợp đặc biệt khi tảo nở hoa, còn tạo cho dòng nước ở khu vực thay đổi thành các màu khác nhau. Nó biến đổi từ sắc đỏ đến sắc xanh, vì thế không ít người gọi đó là thủy triều xanh.

Sự nguy hiểm của thủy triều đỏ

Đối với các sinh vật biển

Tảo biển nở hoa với số lượng lớn gây nên hiện tượng thủy triều đỏ. Sự phát triển của tảo biển đã khiến cho lượng oxy trong nước bị giảm mạnh và gây ra tình trạng các loại hải sản chết hàng loạt. Có thể thấy nhiều nhất là tôm, cá biển.

Bởi sự tích tụ lượng lớn tảo biển vô tình đã tạo thành màng nhầy ở mang cá, ảnh hưởng tới việc hấp thụ khí oxy của chúng.

Ngoài ra, thủy triều đỏ còn là tác nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái biển. Môi trường xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. 

Đối với con người

Khi xảy ra thủy triều đỏ, nước biển sẽ có mùi hôi tanh, và nếu con người tiếp xúc lâu sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, dị ứng, mẩn đỏ. Trường hợp ăn phải những sinh vật biển nhiễm độc tố thì sẽ gây dị ứng mắt, suy giảm chức năng hệ hô hấp.

Lâu dần, cơ thể phát sinh ra các bệnh nguy hiểm như: hen suyễn, bệnh phổi mãn tính… Một số thành phần chứa độc tố cực mạnh, tác động đến não bộ, nặng nhất là gây tê liệt thần kinh.

Cách ngăn ngừa hiện tượng thủy triều đỏ

Để hạn chế việc tảo nở hoa hay còn gọi là hiện tượng thủy triều đỏ một cách rực lửa tại các cửa sông, cửa biển thì cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Kiểm soát nguồn nước thải, chất thải ra môi trường biển. Đặc biệt là ở những vùng sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản.Thay vì sử dụng các loại hóa chất độc hại khiến cho tảo biển chết thì nên sử dụng hóa chất sinh học, an toàn mà hiệu quả cũng sẽ được cao hơn.Lập bản đồ chi tiết các khu vực có khả năng xảy ra hiện tượng này để từ đó có biện pháp quản lý môi trường hiệu quả.

Thủy triều đen là gì?

Thủy triều đen là gì?

*

Thủy triều đen chỉ hiện tượng ô nhiễm nguồn nước do các đợt tràn dầu hoặc các đợt hàng hóa có hại nhập lậu. Khi xảy ra các vụ việc này, một lượng lớn dầu đã tràn ra, lắng đọng xuống đáy biển và gây hại đến hệ sinh thái cũng như các sinh vật biển sống ở khu vực đó.

Nguyên nhân hình thành

Khác với các loại thủy triều trên, thủy triều đen xuất hiện là do sự tác động trực tiếp của con người. Việc vận chuyển dầu, khai thác trái phép, đắm tàu… dẫn đến tình trạng lớp dầu tràn ra. Chất hidrocacbon cũng theo đó mà lan rộng, tạo nên các đợt thủy triều đen.

Sự nguy hiểm của thủy triều đen

*

Thủy triều đen khiến cá chết hàng loạt

Hiện tượng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển, gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Các sinh vật biển cũng chịu sự tác động không nhỏ khi nước bẩn, lượng oxy trong nước không đủ, dẫn đến tình trạng chết hàng loạt.

Lượng dầu lớn lan khắp bờ biển dài, tràn vào rừng ngập mặn, rừng san hô… khiến cho các loại cây trong những cánh rừng này khó phát triển bình thường. Ngoài ra, thủy triều đen còn là thảm họa do các hoạt động khai thác khoáng sản quá mức, mất cân bằng hệ sinh thái biển, và gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch biển.

Cách khắc phục thủy triều đen

Vấn đề tìm ra các biện pháp để khắc phục và ngăn chặn thủy triều đen vẫn còn là điều khá bất cập. Bởi nó xuất phát từ chính ý thức của con người. 

Do đó, để ngăn chặn triệt để tình trạng này thì bản thân mỗi người cần tự nâng cao ý thức.Các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát hoạt động của tàu thuyền trên biển, phòng chống việc khai thác trái phép hoặc những vụ đắm tàu không đáng có.Ngăn ngừa tình trạng nhập lậu dầu để không gây hại ra môi trường biểnHọc hỏi, nghiên cứu để tìm ra những ý tưởng thiết kế khoang đựng dầu kiên cố, vững chắc, tránh hiện tượng dầu tràn ra biển.

Xem thêm: Stretching Là Gì ? Các Bài Tập Giãn Cơ Đơn Giản Cho Người Mới !

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được đầy đủ về hiện tượng thủy triều là gì, nhận biết được các loại thủy triều khác nhau. Để từ đó đưa ra những phương án ngăn chặn và thích ứng tốt nhất với thủy triều, đặc biệt là đối với những người làm nghề biển, câu cá, đánh bắt.

Chuyên mục: Định Nghĩa