Thuyết Minh Là Gì Update 01/2025

Văn thuyết minh là gì? Đặc điểm của văn thuyết minh là gì? Tính chất của văn bản thuyết minh?… Có thể thấy, mỗi một loại văn bản sẽ có những đặc trưng riêng và phân biệt rõ với thể loại văn khác. Trong bài viết sau đây, hãy cùng gocnhintangphat.com tìm hiểu chi tiết về chủ đề văn thuyết minh là gì cùng những nội dung liên quan nhé!

Khái niệm thuyết minh là gì?

Thuyết minh theo khái niệm với nghĩa là làm rõ, giải thích hay giới thiệu.Thuyết minh cũng có nghĩa là giúp hướng dẫn, giải thích cách dùng.

Bạn đang xem: Thuyết minh là gì

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn thuyết minh là gì? Văn bản thuyết mình là dạng văn bản rất thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Trong giáo dục các giáo viên rất chú trọng dạy học sinh nội dung thể loại văn này để sử dụng, nhận biết và giúp thể hiện được chân thực các hiện tượng, sự vật.

Văn bản thuyết minh sẽ cung cấp cho người đọc, người nghe những kiến thức cụ thể về đặc điểm, tính chất, tác dụng, thành phần,… của những hiện tượng và sự vật trong tự nhiên cũng như trong xã hội bằng cách giải thích, giới thiệu hay trình bày. Với thuyết minh, người ta thể hiện văn chương qua phương cách trình bày giới thiệu hoặc giải thích cho người nghe hiểu rõ.

Khác với những dạng văn trừu tượng, văn thuyết minh phải được chủ thể trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng. Nhằm cung cấp thông tin chuẩn xác cho người nghe, không đan xen trí tưởng tượng hay thêm bớt, nói quá.

Chính vì vậy, cách thức trình bày văn bản thuyết minh yêu cầu mạch lạc, rõ ý, kết cấu chặt chẽ và cuốn hút người đọc. Không trình bày lủng củng theo ý khiến người đọc không hiểu hết ý của người viết. Lời văn lịch sự, chuẩn văn phong ngữ pháp tiếng Việt, rõ ràng.

Tuy nhiên, người viết văn bản thuyết minh cũng cần ghi điểm, truyền cảm hứng cho đối phương, tạo nên sự hấp dẫn riêng của văn bản. Vì thế nên bạn có thể thấy người viết đưa vào câu chuyện để kể. Đôi khi bạn đi vào các viện bảo tàng, các hướng dẫn viên sẽ thuyết minh về lịch sử địa danh cụ thể, chiến tích.

Văn thuyết minh là gì, nội dung truyền đạt điều gì? Những nội dung được biểu đạt dựa trên sự thật hoàn toàn có đưa vào những lời diễn đạt lôi cuốn hơn để người nghe dễ cảm nhận và lắng đọng lại. Hoặc chúng ta có thể bắt gặp các tấm bia ghi đầy đủ những thông tin chi tiết về sự kiện lịch sử có từ ngày xưa.

Ví dụ:

Giới thiệu về một nhân vật lịch sử cụ thểGiới thiệu về một vùng quê, một khu vực địa lýGiới thiệu về một vài món đặc sản, hay món ăn cụ thể nào đóGiới thiệu về vị thuốc, thảo dược có lợi cho sức khỏeGiới thiệu về một loài hoa, sinh vật có trong tự nhiên,…

*

Các phương pháp thuyết minh

Để có một văn bản thuyết minh mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu cũng như thuyết phục, bạn cần nắm rõ các phương pháp thuyết minh để ứng dụng một cách tốt nhất.

Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê các măt, hoặc các phần, các tính chất hay các phương diện… của đối tượng theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cung cấp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan nhất.

Phương pháp so sánh 

Đây là phương pháp giúp so sánh đối tượng hay các khía cạnh của đối tượng… đối với những cái gần gũi và cụ thể đề giúp cho người đọc có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ hiệu và nhanh chóng.

Phương pháp nêu ví dụ 

Đây là phương pháp giúp đưa ra những ví dụ thực tiễn và sinh động, một cách chính xác và cụ thể, đồng thời cũng có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc tin cậy.

Phương pháp nêu số liệu

Phương pháp nêu con số (số liệu) có tác dụng giúp làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề đồng thời có sức thuyết phục nhất về đặc điểm cũng như vai trò nào đó của đối tượng.

Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa

Phương pháp này sử dụng kiểu câu trần thuật với từ “” nhằm giải thích, định nghĩa hay giới thiệu sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.

Phương pháp phân tích hay phân loại 

Phương pháp này bản chất chính là việc phân loại hay chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Phương pháp phân loại hay phân tích này có ưu điểm là mang tính khách quan, lại đầy đủ và dễ hiểu với đối tượng người đọc.

Tìm hiểu bố cục bài văn thuyết minh

Bao gồm 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài. Cụ thể như sau

Mở bài: Giới thiệu sơ qua về đối tượng được thuyết minh, gợi mở cho quý khách Thân bài: Trình bày chi tiết về tính chất, đặc biệt, sự kiện và bản chất của sự việc, hiện tượng hướng tới. Giải thích được nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, chức năng, kết cấu để cung cấp thông tin chi tiết cho người đọc. Kết bài: Đánh giá về đối tượng, tổng kết lại nội dung của toàn bài.

Xem thêm: Cách Làm Dê Xào Lăn Là Gì, Tại Sao Gọi Là Xào Lăn? Cách Chế Biến Và Làm Món Ếch Xào Lăn Ngon Đậm Đà

Tính chất của văn thuyết minh là gì?

Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.

Thể loại văn này khác với văn nghị luận, miêu tả, tự sự, toàn bộ thông tin phải được cung cấp đúng sự thật, không mang tính chất hư cấu. Bởi vậy mọi người khi có nhu cầu đọc văn này sẽ nhận được thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.

Văn bản này gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Người làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Thông dụng nhất chúng ta thường thấy văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, chức năng, cách dùng,…để con người hiểu.

Các văn bản thuyết minh quan trọng là yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề.

Tính chất của thể loại này là độ chính xác cần cao độ, người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác.

Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.

Đặc điểm của văn thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh đỏi hòi tính khách quan, chính xác, mang lại lợi ích cho con người phục vụ công việc và cuộc sống tốt nhấtTrình bày văn bản rõ ràng, mạch lạc, đủ nội dung đúng ý, kết cấu phân chia rõ Người viết am hiểu về nội dung mình đang viết tới để trình bày đúng, đủ ý, truyền đạt cho người đọc hiểu và sử dụng có íchĐể văn thuyết minh trở nên hấp dẫn thì người viết có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Góp phần làm nổi bật đặc điểm, tính chất, nhấn mạnh ý chính trong bài viết và gây hứng thú cho người đọc. Một số biện pháp nổi bật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại, diễn ra, tự luận, ẩn thụ,…

Các yếu tố đan xen trong văn thuyết minh

Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ

Với mục đích giúp văn bản thuyết minh được sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn, ta có thể thêm một số biện pháp tu từ trong văn bản, điển hình như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh…. Các biện pháp này khi được kết hợp sẽ giúp khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh.

Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh

Biện pháp miêu tả được sử dụng trong văn bản thuyết minh giúp hiện tượng, sự vật trở nên chân thực, rõ nét và khách quan hơn. Với màu sắc, đường nét, âm thanh hay hương vị từ miêu tả mà giúp người đọc có thể cảm nhận cụ thể hơn.

Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh

Các dạng văn thuyết minh hay cách làm bài văn thuyết minh là thắc mắc chung của nhiều học sinh. Để văn bản thuyết minh có sức thuyết phục và đầy tính hấp dẫn, bạn cần nắm được các bước làm bài văn thuyết minh dưới đây:

Bước 1:Xác định đối tượng cần phải thuyết minh.Sưu tầm và ghi chép, lựa chọn các tư liệu cho bài viết.Lựa chọn phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp.Sử dụng ngôn từ dễ hiểu nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.Bước 2: Lập dàn ý bài văn thuyết minh chi tiết.Bước 3: Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

Qua bài viết trên đây, chúng ta đã hiểu được văn bản thuyết minh là gì để tham khảo sử dụng trong cuộc sống. Hy vọng những kiến thức về chủ đề văn bản thuyết minh là gì đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu thấy hay đừng quên share nhé!. Chúc bạn luôn học tốt!