Tiền tiêu là gì Update 01/2025

Cách huyện đảo Vân Đồn 3 giờ đi tàu, Cô Tô là vị trí tiền tiêu trên vùng biển Đông Bắc nước ta. Nơi đây, 16 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện đã kiên trì bám trụ, giữ vững an ninh trật tự trên đảo, giúp nhân dân an cư lạc nghiệp.

Bạn đang xem: Tiền tiêu là gì

*
Cấp giấy tạm trú cho đối tượng người nước ngoài.

Với dân cư từ rất nhiều tỉnh – từ Nghệ An trở ra đến làm ăn, sinh sống, ban đầu tình hình an ninh trật tự ở đây cũng khá phức tạp. Đến nay, sau 14 năm nỗ lực, Cô Tô đã dần đi vào ổn định với tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 13%, an ninh – quốc phòng được củng cố vững chắc. Ra đời cùng với thời điểm thành lập huyện, hiện nay Công an huyện có 16 cán bộ, chiến sỹ. Chỉ có 3 đội nghiệp vụ: Đội An ninh, Đội Quản lý hành chính và Đội Điều tra, tất cả các đội đều phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc. Trung tá Nguyễn Đăng Cảnh, Đội trưởng Đội CSĐT nhiều khi phải kiêm luôn cả điều tra viên và trinh sát viên. Toàn đội có 3 người thì một người đi học, một đồng chí nghĩa vụ thời kỳ đầu chưa quen việc, nên mọi việc đều đổ vào đầu… Đội trưởng là tất nhiên. Đội Quản lý hành chính thì phải kiêm luôn cả giao thông đường thủy và đường bộ cùng với hàng loạt công việc khác. Cả năm có khi chẳng có việc gì nhưng nếu xảy ra 2, 3 vụ cùng một lúc là thiếu người làm. Các cán bộ, chiến sỹ, ngoài những ngày về thăm nhà và nghỉ lễ, thì trực chiến 100%, không hề có khái niệm nghỉ thứ bảy, chủ nhật, vì tất cả đều ở tập thể, khi cần là sẵn sàng làm nhiệm vụ. Không chỉ khắc phục khó khăn, Công an huyện còn thường có những sáng kiến mang lại thuận lợi cho người dân. Huyện chưa có đội làm chứng minh nhân dân, dân muốn làm phải về Công an tỉnh, chi phí tính sơ sơ cũng phải 300 nghìn đồng. Để bớt tốn kém cho nhân dân, Công an huyện đã đưa đoàn làm chứng minh nhân dân ra làm tại đảo. Dù đã phát triển trù phú hơn trước rất nhiều nhưng Cô Tô vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Xem thêm: Vibrance Là Gì – Lệnh Hiệu Chỉnh Vibrance, Hue

Xem thêm: Khảo Nghiệm Vcu Là Gì – Tiềm Năng Công Việc Rộng Mở Khi Theo Học Vcu

Hiện huyện vẫn chưa có điện lưới, phải dùng điện máy phát với giá rất đắt, được Nhà nước trợ giá vẫn phải trả hơn 2.000 đồng/số. Một ngày huyện chỉ có điện 2 tiếng buổi sáng, 2 tiếng buổi trưa và 5 tiếng buổi tối. Đấy là thời gian gần đây, chứ trước kia cả huyện đều tù mù đèn dầu. Nước sạch tuy không thiếu trầm trọng nhưng cũng không đảm bảo. Một hai năm trở lại đây mới có một hồ nước ngọt được xử lý để cung cấp nước cho đảo. Khí hậu Cô Tô cũng khá khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng bỏng, mùa đông thì lạnh, lại hay chịu tác động của bão và áp thấp nhiệt đới. Giá hàng hóa thực phẩm thì đắt đỏ, rau muống cũng khoảng 7.000đ/mớ, lại héo úa vì phải vận chuyển xa. Đường ra Cô Tô sóng to gió lớn. Trung tá Phạm Văn Vương – Phó trưởng Công an huyện kể: Có những chuyến tuần tra dài ngày trên biển, nhiều chiến sỹ say sóng mấy ngày không ăn được gì. Khó khăn nhất với các cán bộ, chiến sỹ không phải là thiếu điện, là sóng gió mà là phải sống xa gia đình. Hai đồng chí nhà tận Nghệ An một năm chỉ về nhà được 2 lần. Những người còn lại cũng phải hàng tháng mới về nhà. Tiền tàu khách đi về Cô Tô – Vân Đồn là 140.000đ, chưa kể từ Vân Đồn về nhà và các chi phí dọc đường khác, nhiều người không dám về nhiều vì tốn kém quá. Đấy là chưa kể ngày xưa, 3 ngày mới có một chuyến tàu ra đảo. Thế mà, người lâu nhất cũng đã gắn bó với huyện được 9 năm, Thượng tá Đặng Quốc Trình – Trưởng Công an huyện cũng đã ở đây đến năm thứ 6.Bù lại, Cô Tô có được những thứ mà không phải địa phương nào cũng có, đó là tình cảm gắn bó giữa các cơ quan chính quyền trên đảo, giữa nhân dân với cán bộ. Cũng chính nhờ sự gắn bó này mà Cô Tô ngày càng vững vàng trong vị trí tiền tiêu của mình

Chuyên mục: Định Nghĩa