Những người dựng phim giàu kinh nghiệm, sau hàng năm trời quần đảo với hàng đống đống footage – một số tốt, một số tệ, một số cực kỳ kinh khủng – sẽ nói cho bạn biết một số điều quan trọng mà những người trong tổ quay phim nên biết nhằm giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho phim hay hơn và cho ra kết quả cuối cùng có thể khiến tất cả chúng ta tự hào.
Bạn đang xem: Timecode là gì
Tất nhiên là nghề nào cũng có những khó khăn của họ. Người dựng phim không phải thức dậy từ lúc 5h giờ sáng hoặc kéo một đống đồ nghề nặng nề lỉnh kỉnh lên tận đỉnh núi, hay vật lộn với các yếu tốt như đèn đuốc, grip, dolly… để có được một shot hoàn hảo. Vậy nên người dựng phim không thể ngồi đó mà chỉ trích người quay phim được. Nhưng có một số điều người quay phim nên biết và có lẽ, thay đổi một chút trong cách làm việc để có được kết quả cuối cùng làm hài lòng tất cả mọi người. Dưới đây là 11 gợi ý mà những người dựng phim muốn gửi gắm đến người quay phim và hy vọng rằng họ có thể cái thiện vấn đề và cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người.
Gợi ý đầu tiên và cuối cùng là hai điều quan trọng nhất
Quay để dựng – hãy nghĩ về các sequence và câu chuyện. Đảm bảo rằng bạn đã có một shot wide để thiết lập câu chuyện, một tiết lộ thú vị, nhưng cảnh cận, chuyển động… Nếu một người phỏng vấn có đề cập đến một vị trí cụ thể, một vấn đề hay một quan điểm, thì hãy cố gắng bắt lấy nó nếu có thể. Ngoài ra, hãy nghĩ về các bộ ba. Có 3 shot thường giúp cho một sequence có thể cutaway một cách tốt đẹp – 2 shot thì hơi ít.
Luôn để máy chạy – Có những footage xấu mà chúng tôi thường có thể sử dụng – các đoạn out nét, lens whacking, những đoạn âm thanh nền để lấp các khoảng im lặng không tự nhiên. Vậy nên hãy cứ để máy quay chạy bởi biết đâu nó sẽ ghi lại được những chất liệu mà bằng cách này hay cách khác chúng tôi có thể sử dụng để làm cho bộ phim hay hơn.
Không phải lúc nào cũng để máy chạy – Người dựng phim không thích phải copy, ingest, transcode và quản lý một lượng footage quá lớn mà hầu hết trong số đó là vô nghĩa. Hẳn nhiên là bạn không biết chúng tôi sẽ dùng những footage nào. Tuy nhiên, nếu như cảnh quay chỉ toàn tiếng chân người, hoặc nếu máy quay đặt trong xe hơi và mọi người đã ra ngoài hết rồi, hoặc khi bạn đã đóng nắp lens lại hoặc những thứ tương tự như vậy, bạn có thể chủ động tắt máy.
Quan tâm tới metadata – hãy đảm bảo rằng tên của các footage và timecode trên máy là chính xác và tăng dần trên mỗi thẻ, băng hoặc đĩa. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin cho chúng tôi càng tốt. nếu bạn giữ nhật ký quay hoặc báo cáo quay, hãy vui lòng chia sẻ chúng với chúng tôi.
Hãy xử lý các lỗi ngay trong quá trình quay – việc đảm bảo cân bằng trắng và nhiệt độ màu chính xác là hết sức hữu ích. Đây không chỉ bởi nó là yếu tố cơ bản mà một người quay phim chuyên nghiệp phải xử lý, mà bởi nếu các yếu tố này không chính xác, việc khắc phục nó bằng cách chỉnh màu là rất khó (nếu project có đủ ngân sách để chỉnh màu), đặc biệt là với những điều kiện ánh sáng bất thường như bên trong nhà máy hoặc trong tầng hầm đỗ xe. Và nếu bạn muốn mọi thứ thực sự chính xác, hãy dùng colour chart.
Xem thêm: Các Bài Viết Về Chủ Đề U Nhú Là Gì, U Nhú Ở Bộ Phận Sinh Dục
Đừng nói trong khi máy đang chạy – trong khi quay, bạn có thể nghĩ rằng “họ sẽ không bao giờ dùng âm thanh trên máy quay”. Well, thực ra thì chúng tôi sẽ không thể dùng được nếu bạn cứ nói liên tục trong lúc quay như vậy. Dù cho Atmos, âm thanh sync, hay wireless mic có thể thu được những âm thanh rất hữu ích cho dựng phim và có thể sẽ không cần dùng đến âm thanh từ máy. Nhưng bạn cũng đừng bất cẩn đến nỗi luyên thuyên điều gì đó về đạo diễn hay sản xuất bởi có thể họ cũng ngồi trong phòng dựng đấy.
Đừng có lười – sử dụng chân máy để quay góc tĩnh. Tất nhiên là đôi lúc bạn cần quay ‘run and gun” trên hiện trường và bởi thiếu thời gian nên phải thực hiện mọi thứ rất vội vàng, nhưng đôi lúc, bạn cần tìm cách nào đó để chống rung cho hình ảnh, chân máy hẳn không phải là một việc gì đó quá phức tạp.
Giữ shot – không có gì khiến bạn bị gọi là ‘amateur’ nhiều hơn việc một loạt cutaway quá ngắn nên không dùng được. Giữ shot ít nhất khoảng 3 giây trước và sau khi cảnh quay bắt đầu và kết thúc, hoặc cho đến khi bạn thấy chán. Điều này rất hay gặp ở các nhiếp ảnh gia lần đầu chuyển sang quay phim. Bạn đã căn khung đúng, và có được cảnh cần thiết, không có nghĩa là bạn đã quay đủ để dựng.
Lấy nét đúng – Khi thực hiện chuyển trường nét từ đối tượng này sang đối tượng khác, hãy đảm bảo bạn đã lấy nét đúng. Thường thì các footage có nhiều đoạn lấy nét sai. Nếu nghi ngờ không biết mình có lấy nét đúng hay chưa, hãy thử đặt chủ thể trong trường nét trước rồi từ từ chuyển sang out focus và để người dựng đảo ngược shot đó trong hậu kỳ.
Đừng thực hiện các cú tracking vô nghĩa – Việc slider ngày càng trở nên phổ biến khiến người ta thường muốn dùng các cú tracking để gia tăng giá trị cho video. Nhưng hãy đảm bảo cú tracking của bạn là có nghĩa, tức là tracking một người hoặc một vật một cách có ý đồ. Kể một câu chuyện trong shot đó bằng cách tiết lộ những thông tin cần thiết, di chuyển về trước hoặc ra sau. Và nếu bạn quay hai version, một shot wide và một shot cận, làm ơn hãy đảm bảo rằng bạn đang tracking cùng một hướng và cùng tốc độ ở cả 2 shot. Như vậy chúng tôi mới có thể cut in (hoặc cut out) các shot khớp với nhau một cách hoàn hảo được.
Xem thêm: Chất Kiềm Trong Hóa Học Là Gì ? Công Dụng Axit Và Kiềm Là Gì
Hãy yêu cầu phản hồi thông tin – Bước vào phòng dựng và nói chuyện với chúng tôi. Dù chúng tôi “làm việc với máy tính” nhưng chúng tôi cũng nhìn sự vật dưới con mắt của con người. Vào phòng dựng và xem lại các footage để nhận xét chúng và cải thiện việc quay phim của bạn. Chúng tôi cũng có thể nói cho bạn biết cái gì tốt và cái gì không – từ quá trình dựng lặng lẽ của mình. Nếu bạn không thể đến được và nhìn vào các footage trên hệ thống dựng, thì cũng hãy gửi email cho người dựng và hỏi họ cái gì tốt, cái gì dùng được, cái gì không. Người dựng thích làm việc với những người cởi mở, và hẳn bạn cũng vậy.
Chuyên mục: Định Nghĩa