Tmđt là gì Update 01/2025

Bạn đã từng thắc mắc về thương mại điện tử là gì chưa?. Trong thời buổi hiện nay, khi các thiết bị công nghệ đã quá quen thuộc với mọi người và thương mại điện tử cũng cùng với đó và phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý và biết trang thương mại điện tử là gì?. Bài viết này hãy cùng gocnhintangphat.com tìm hiểu khái niệm về thương mại điện tử, lịch sử thương mại điện tử và những điều cần biết xung quanh thương mại điện tử qua bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Tmđt là gì

Mục Lục:

3 Đặc điểm của thương mại điện tử là gì?4 Vai trò của thương mại điện tử là gì?5 Các mô hình thương mại điện tử hiện nay6 Lợi ích của thương mại điện tử là gì?8 Top những trang web thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất

Định nghĩa thương mại điện tử là gì?

Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa về thương mại điện tử được đặt ra. Theo định nghĩa của tổ chứ WTO thì “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Còn tại Việt Nam cũng đã có nghị định của Chính Phủ về thương mại điện tử. Trong đó có định nghĩa giới thiệu về thương mại điện tử là:

“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”

*

Lịch sử phát triển thương mại điện tử là gì? (Ảnh: Internet)

Đặc điểm của thương mại điện tử là gì?

Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của ngành thương mại điện tử mà có thể bạn cần phải biết.

Đáp ứng nhu cầu mọi lúc mọi nơi

Ngay tại thời điểm này, con người đã có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần một chiếc điện thoại kết nối internet, bạn có thể mua bất cứ thứ gì bạn mong muốn với vài cú click chuột.

Đáp ứng tức thời

Khách hàng khi đặt hàng qua các trang thương mại điện tử có thể nhận hàng ngay trong ngày. Một điểm yếu của thương mại điện tử từ trước đến nay là việc khi khách hàng đặt hàng xong sẽ phải chờ vài ngày mới có thể nhận được hàng. Còn đối với hình thức mua hàng truyền thống tại các cửa hàng vật lý thì khi đi mua hàng thì có thể ngay lập tức mang hàng về cùng. Tuy nhiên, trong tương lai, các công ty thương mại điện tử hoàn toàn có thể giải được bài toán này thông qua các chi nhánh tại địa phương. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, các trang thương mại điện tử sẽ gửi yêu cầu của khách hàng tới cửa hàng gần nhà hoặc cơ quan của họ nhất. Phương pháp này ngay lập tức giải quyết được hai vấn đề của khách hàng: thời gian đợi hàng lâu và giá vận chuyển hàng cao.

Tính cá nhân hóa

Trong tương lai, tất cả các trang thương mại điện tử có thể phân biệt được khách hàng của họ thông qua những thói quen của chính khách hàng. Những trang web thương mại điện tử nhận được nhiều lượt người dùng nhất sẽ là những trang web có thể cung cấp cho khách hàng tính cá nhân hóa cao và nâng cao tính tương tác. Ví dụ, các trang sẽ sử dụng dữ liệu về thói quen click của khách hàng để từ đó tạo ra những danh mục động trên đường nhấp chuột của họ.

Giá cả linh hoạt

Mua hàng trên các trang thương mại điện tử, bạn có thể dễ dàng so sánh giá có cùng 1 sản phẩm. Ngoài ra, bạn còn có thể tránh mua hớ, mua lỗi khi có thể tham khảo giá từ những bình luận hoặc những lượt đánh giá ở dưới mỗi sản phẩm.

Vai trò của thương mại điện tử là gì?

Nếu đã nằm lòng kiến thức Thương mại điện tử là gì thì sẽ thấy rằng nó có vai trò vô cùng lớn, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội hiện nay. Dưới đây sẽ là một số tác động của thương mại điệu tử.

Các nhà bán lẻ lớn buộc phải bán hàng trực tuyến

Đối với rất nhiều nhà bán lẻ thì sự phát triển của thương mại điện tử đã đưa thương hiệu của họ gần hơn với người tiêu dùng, qua đó tác động tích cực đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, thương mại điện tử đang làm gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt cho các nhà bán lẻ ở tầng lớp cao hơn. Khi Amazon trở thành nguồn cung sản phẩm cho người tiêu dùng thì một số chuỗi siêu thị đã ghi nhận doanh thu giảm.

Thương mại điện tử có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ bán hàng trực tiếp cho khách hàng của mình

Thương mại điện tử đã giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng của họ. Ngoài ra, nó cũng giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng thích mua sắm trực tuyến hoặc mua sắm trên di dộng.

Việc làm mới được tạo ra nhưng việc làm bán lẻ truyền thống bị giảm

Các công việc liên quan đến thương mại điện tử đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm, vượt xa các loại hình bán lẻ khác. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề này chính là công việc bán lẻ truyền thống sẽ bị giảm bớt, dẫn đến sẽ có nhiều người bị thất nghiệp.

*

Những năm gần đây, ứng dụng thương mại điện tử chính là dấu ấn của nền kinh tế số (kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số) trong đời sống của người dân Việt Nam. Theo một nghiên cứu của trung tâm kinh doanh toàn cầu Đại học Tufts (Mỹ) thì Việt Nam xếp hạng thứ 48 trên 60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, xếp hạnh thứ 22 về tốc độ phát triển số hóa. Việc Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa là cơ hội để lĩnh vực thương mại điện tử có thể phát triển, tiến xa hơn.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán là sẽ bùng nổ khi mà tại Việt Nam hiện nay có đến 53% dân số sử dụng internet và 50 triệu thuê bao smartphone. Điều đó cũng được chứng minh qua kết quả khảo sát của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018, tốc độ tăng trường của năm 2017 so với năm 2016 tăng 25%. Báo cáo này cũng cho thấy đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trường doanh thu năm 2017 tăng 35%.

Với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ NAPAS (Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam), năm 2017 so với năm 2016 thì số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50%, giá trị giao dịch tăng tới 75%. Dự đoán tới năm 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD.

Thống kê của tập đoàn iPrice lấy từ 1000 doanh nghiệp thương mại điện tử khác nhau thì Việt Nam đang nắm bắt được hầu hết các xu hướng của khu vực. Cũng theo thống kê của iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động của Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng, 26% trong năm 2017.

Xem thêm: Tikinow Là Gì – Hướng Dẫn Sử Dụng Tikinow Mua Hàng Tiki

Năm 2017, về tỷ lệ chuyển đổi (số phần trăm của số lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công) Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á. Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trong khu vực, lên đến 65%.

Vào năm 2018, kết quả khảo sát của hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần so với năm 2017 (2,7% so với 0,9%).

Một điểm bất ngờ đó chính là sự đầu tư mạnh mẽ của những nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể nhắc đến một số sự kiện nổi bật như là: Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas, Tencent đầu tư 500 triệu USD vào Shopee,…

Đến năm 2020, Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Thương mại điện tử định vị và thương mại điện tử trên nền tảng di động tiếp tục sẽ là xu thế chủ đạo của thế giới. Giá cả, trải nghiệm, chất lượng sản phẩm,… sẽ là yếu tố quan trọng thu hút người dùng mua hàng trên các trang thương mại điện tử.

Top những trang web thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những trang thương mại điện tử lớn đang hoạt động. Vậy các trang thương mại điện tử đó là gì? Cùng tham khảo ngay:

Amazon

Amazon là trang điện tử hàng đầu thế giới hiện nay, có trụ sở tại Mỹ và hiện có mặt tại rất nhiều các quốc gia như Đức, Anh, Tây Ban Nha,… Bắt đầu từ một trang web bán sách, đến giờ Amazon đã có một danh sách mặt hàng rất phong phú, đa dạng.

*

Công ty thương mại điện tử Ebay – tiếp thị trong lĩnh vực thương mại điện tử

Alibaba

Alibaba được sáng lập bởi Jack Ma vào năm 1999 và đến nay đã trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới. Đây là trang thương mại điện tử điển hình hoạt động với mô hình B2B, giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau nhiều hơn là kết nối khách hàng với doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử phổ biến khác như Tiki, Sendo, Shopee,…

*

Hàng thương mại điện tử là gì trên trang Alibaba

Lương của ngành thương mại điện tử

Ngành công nghệ thương mại điện tử đang là ngành hot đối với rất nhiều bạn trẻ. Theo báo cáo của Iprice từ quý 4 năm 2016 đến quý 3 năm 2018, quy mô nhân sự của các công ty thương mại điện tử lớn trong khu vực Đông Nam Á (Lazada, Shopee, Zalora, Tokopedia, Bukalapak) tăng với tỷ lệ 15% mỗi năm, vượt xa các ngành kinh tế truyền thống. Tuy quy mô phát triển là thế nhưng hiện nay tình trạng đang là “cung chưa đủ cầu”, nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu tương đối khó kiếm. Chính vì khát nhân sự cũng như quy mô của ngành thương mại điện tử đang ngày càng phát triển như hiện nay thì có thể nói mức lương cho nhân viên ngành này là vô cùng hấp dẫn. Theo đó mức lương của nhân viên đến quản lý có thể vào khoảng từ 10 triệu – 100 triệu/tháng tuỳ từng cấp bậc.

Ngành thương mại điện tử học gì?

Vì muốn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành thương mại điện tử thì hiện nay sinh viên học ngành thương mại điện tử tại các trường đại học sẽ được học đầy đủ kiến thức liên quan. Các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, các mô hình kinh doanh điện tử, kỹ năng lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử, giao dịch và thanh toán trực tuyến, và đặc biệt hơn sẽ được học nghiệp vụ thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để có thể phục vụ công việc tốt hơn. Ngoài ra thì sinh viên trong ngành này còn được học về điều khoản luật kinh tế, ngân hàng, ngoại ngữ và quản trị kinh doanh để từ đó có kiến thức vững chắc trong việc quản lý doanh nghiệp.

Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Trong những năm trở lại đây, thương mại điện tử đang được phát triển trên toàn cầu. Dự đoán nó còn sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Đó là lý do mà sinh viên sau khi học ngành thương mại điện tử ra trường không phải lo thất nghiệp. Hiểu được thương mại điện tử là gì chúng ta có thể đánh giá được một số vị trí sinh viên TMĐT có thể làm việc như:

Chuyên viên phân tích, đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử.Chuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại và kinh doanh trực tuyến.Chuyên viên quản lý và duy trì hiệu suất hoạt động thương mại điện tử.Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển hệ thống thông tin.Tư vấn viên thương mại và quản trị doanh nghiệp điện tử.Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học.Nhà nghiên cứu khoa hoặc và ứng dụng công nghệ, phát triển hệ thống bảo mật thông tin.

Bên cạnh đó, những sinh viên tham gia học ngành thương mại điện tử còn có thể làm những công việc khác bao gồm:

Nhân viên chăm sóc khách hàng.Nhân viên nhập liệu.Nhân viên SEO Marketing.Nhân viên Marketing online.Nhân viên kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, truyền thông.Nhân viên chạy Google ads, Facebook ads….

Các trường đại học đào tạo ngành Thương mại điện tử uy tín nhất 2020

Với những thông tin được kể trên chắc hẳn thương mại điện tử là gì đã được các bạn nắm trong lòng bàn tay. Chính bởi độ HOT của ngành Thương mại điện tử, do đó nhiều sinh viên đang rất quan tâm đến các trường đại học có ngành Thương mại điện tử chất lượng để theo học. Vậy Thương mại điện tử học trường nào?. Dưới đây là một số trường đại học đào tạo TMĐT uy tín nhất 2020:

Đại học Thương mạiĐại học Công nghiệp Hà NộiĐại học Kinh tế Tài chính TP. HCMĐại học Công nghiệp TP. HCMĐại học Công nghệ HUTECH,…

Khó khăn và thách thức của thương mại điện tử

Dù cho ý nghĩa của thương mại điện tử có rất nhiều ưu điểm nhưng sẽ luôn tồn tại những khó khăn, thách thức. Vậy khó khăn của hoạt động thương mại điện tử là gì?

Chưa có nhiều sự tin tưởng: DÙ các nền tảng thanh toán hiện nay đã phát triển và vô cùng an toàn nhưng vẫn chưa hoàn toàn được người tiêu dùng tin tưởng. CHính vì vậy nên nhiều giao dịch trên thương mại điện tử không được trọn vẹn.Sản phẩm không được nhìn tận mắt, sờ tận tay: Đa phần người mua hàng đều thích xem, chạm hoặc trải nghiệm sản phẩm họ muốn mua. Nhưng trên thương mại điện tử họ chỉ được nhìn ảnh và đọc mô tả sản phẩm.Yêu cầu kết nối Internet: Tất nhiên để mua hàng trên thương mại điện tử thì người dùng phải có kết nối Internet, tuy nhiên hiện nay nhiều vùng còn hạn chế Internet.Nhiều đối thủ cạnh tranh: Khoản đầu tư để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử rất nhỏ, chính vì vậy bạn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Xem thêm: Đất Tôn Giáo Là Gì ? Quản Lý Nhà Nước Về Lịch Sử Tiến Hoá: Tôn Giáo Đã Xuất Hiện Thế Nào

Kết Luận

Hy vọng qua những thông tin, các bạn đã phần nào hiểu được khái niệm trang thương mại điện tử là gì và vai trò của thương mại điện tử đối với khách hàng, nhà phân phối ở Việt Nam cũng như thông tin cần biết về thương mại điện tử. Có thể thấy, thương mại điện tử là xu hướng tương lai, việc hiểu được rõ thương mại điện tử là gì sẽ là nền tảng để bạn có thể phát triển và thành công. Hãy nắm bắt để có được lợi thế kinh doanh từ lĩnh vực đang vô cùng HOT này.

Chuyên mục: Định Nghĩa