Trademark là gì Update 01/2025

Trademark từ lâu đã không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi hoạt động kinh doanh nói chung và thương mại điện tử, dropshipping nói riêng. Các nền tảng hay dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử như eBay, Amazon, PayPal, v.v. có các quy định rất nghiêm ngặt liên quan đến Trademark.

Bạn đang xem: Trademark là gì

Thực tiễn cho thấy các vi phạm liên quan đến Trademark là một trong những vi phạm phố biến nhất của người bán hàng (Merchant). Vì vậy, trong bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ tập trung phân tích Trademark trong thương mại điện tử và những vi phạm mà các Merchant thường mắc phải nhất.

Lưu ý: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp thông tin tổng quan về Trademark và các vi phạm thường gặp về Trademark. Thông tin được cung cấp dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của các thành viên trong đội ngũ tư vấn của Global Link Asia Consulting.

1. TRADEMARK LÀ GÌ?

*

Từ lâu, “Trademark” và “Brand” là hai thuật ngữ vẫn chưa được phân biệt rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn. Theo một cách đơn giản và tổng quát nhất, Brand là khái niệm thương mại, chỉ một thương hiệu của doanh nghiệp. Trong khi đó, Trademark (nhãn hiệu) là một khái niệm pháp lý, có thể là một từ, một cụm từ hoặc một hình ảnh dùng để nhận diện thương hiệu sản phẩm của một doanh nghiệp.

Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tạo nên hình ảnh của một doanh nghiệp và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp, truyền thông, quảng cáo hay marketing.

Cụ thể hơn, Trademark là nhãn hiệu được bảo hộ dưới luật sở hữu trí tuệ của một quốc gia. Trong phạm vi quốc gia đó, bất kì những hành vi sử dụng sản phẩm đã có Trademark đều được xem là vi phạm sở hữu trí tuệ và phải nhận những chế tài theo sự bảo hộ của luật quốc gia đó.

2. SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CÓ ĐANG VI PHẠM TRADEMARK?

Để trả lời cho câu hỏi là sản phẩm kinh doanh hiện tại có đang vi phạm chính sách về Trademark của PayPal hay không, Global Link Asia Consulting sẽ phân tích dựa trên các câu hỏi như sau:

2.1 Sản phẩm có đang sử dụng những hình ảnh tương tự như sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu nổi tiếng khác không?

Một minh họa rõ nét nhất là việc sản phẩm sử dụng những hình ảnh được xem như biểu tượng của một thương hiệu và đã được những nhà phát hành đăng kí Trademark trên nhiều quốc gia trên thế giới.

*

(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)

Ví dụ như chú chuột Mickey in trên chiếc ly như trên, nếu nhà sản xuất chưa được sự chấp thuận từ phía Disney (nhà phát hành) thì sản phẩm này được xem là đã vi phạm Trademark. Ngoài Mickey, các nhân vật như vịt Donald, chó Pluto, v.v. đều được Disney đăng kí sở hữu trí tuệ tại hầu hết các quốc gia. Do đó, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm đang kinh doanh có đang sử dụng bất kì hình ảnh của nhân vật nổi tiếng nào không? Nếu có, hãy cân nhắc về việc đạt được thỏa thuận với những nhà phát hành hoặc không kinh doanh những sản phẩm này.

2.2 – Sản phẩm có đang sử dụng những slogan, logo hoặc kí hiệu mang tính chất biểu tượng của một tổ chức thương mại khác không?

Tương tự như chú chuột Mickey là một nhân vật mang tính biểu tượng của một thương hiệu thì sản phẩm có chứa logo của một hãng đã được đăng kí Trademark cũng được xem như vi phạm chính sách về Trademark.

Xem thêm: Đồng Nghĩa Của In Spite Là Gì Và Cấu Trúc In Spite Of Trong Tiếng Anh

*

(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)

Dễ thấy nhất, dấu “swossh” của Nike là một trong những logo phổ biến nhất thường bị làm “nhái” nhất bởi Nike là một trong những sản phẩm thể thao rất thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm chứa dấu swossh này mà không chưa có sự đồng ý của Nike thì đều được xem là vi phạm chính sách về Trademark.

2.3 – Sản phẩm có đang sử dụng những slogan, logo hoặc kí hiệu mang tính chất biểu tượng của một tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận không?

Ngoài các thương hiệu của những tổ chức thương mại nổi tiếng, việc sử dụng những tên, biểu tượng, logo của các tổ chức phi lợi nhuận hoặc những tổ chức chính phủ như UNESCO, Airforce, US Army, v.v. cũng được xem là vi phạm Trademark.

*

(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)

2.4 – Sản phẩm có đang sử dụng những câu nói hoặc lời (lyric) trong các bài hát, đoạn thơ trên thế giới?

Những bài hát, bài thơ trước khi được phát hành và trở nên phổ biến thường đều đã được tác giả của bài hát hoặc studio phát hành đăng kí bản quyền của sản phẩm trí tuệ đó.

*

(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)

2.5 – Sản phẩm có đang mang thương hiệu tương tự những thương hiệu đã đăng kí trước đó?

Nhằm mục đích chiếm được khách hàng và thị phần, một số doanh nghiệp có thể cố sử dụng tên gọi hay logo của các thương hiệu nổi tiếng và “điều chỉnh nhẹ” để thành thương hiệu của mình. Xét ở góc độ bảo vệ người tiêu dùng, việc đặt những thương hiệu “nhái” lại tên các thương hiệu có sẵn rất dễ khiến người mua hàng bị nhầm lẫn và mua phải hàng không như ý.

*

(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)

Ví dụ, Adidas là thương hiệu rất nổi tiếng về các mặt hàng thể thao như giày, quần áo, nón, v.v. Để tận dụng sự nổi tiếng của thương hiệu này, sản phẩm abidas ở trên được xem “nhái” lại thương hiệu của một thương hiệu nổi tiếng. Đây là một trường hợp vi phạm Trademark điển hình.

Một trường hợp tranh chấp nổi tiếng khác là vụ kiện của hai thương hiệu là 3M của Mỹ và thương hiệu nhái là 3N tại Trung Quốc. 3N đã cố gắng giành khách hàng trong cùng lĩnh vực bằng cách sử dụng thương hiệu gần giống như một thương hiệu đã được đăng kí trước đó của 3M. Cuối cùng, phán quyết cho rằng tuy rằng có một số khác biệt về giá cả, thương hiệu nhưng 3N vẫn phải tiến hành bồi thường thiệt hại cho 3M.

3. CHẾ TÀI CỦA PAYPAL ĐỐI VỚI CÁC MERCHANTS

PayPal cũng không ngoại lệ, họ có những chế tài rất nặng như sau:

Limit ngay lập tức tất cả tài khoản PayPal bị phát hiện vi phạm Trademark.Tất cả tiền trong tài khoản sẽ bị giữ lại để điều tra hành vi vi phạm.Phạt 2,500 USD/ sản phẩm vi phạm. Tiền này sẽ trừ vào khoản tiền PayPal đã giữ của tài khoản khi limit.

Qua đây, có thể khẳng định rằng PayPal có những chế tài rất nặng đối với các Merchants vi phạm Trademark. Tất cả nhằm mục đích mang đến sự công bằng trong kinh doanh, bảo vệ người mua hàng và hơn hết là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của thế giới.

Xem thêm: Chả Cá Tiếng Anh Là Gì ? Các Món Ăn Việt Nam Trong Tiếng Anh

Hãy liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting để được tư vấn các vấn đề về Trademark và những chính sách khác liên quan của PayPal.

Chuyên mục: Định Nghĩa