Triều cường là một trong 4 chu kỳ biến đổi của thủy triều, một hiện tượng chỉ sự lên xuống của mực nước ở các khu vực cửa sông hoặc biển. Chu kỳ này lặp đi lặp lại theo thời gian. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về triều cường là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hiện tượng thủy triều trước nhé!
Thủy triều là gì?
Thủy triều là hiện tượng mực nước dâng lên và rút xuống theo chu kỳ của biển hoặc cửa sông. Hiện tượng này xảy ra vì sự thay đổi của lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng và mặt trời. Chính sự thay đổi lực hấp dẫn hay còn gọi là lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời lên một bề mặt của Trái Đất trong một khoảng thời gian nhất định sẽ gây ra hiện tượng nước dâng lên hoặc rút xuống vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày, trong tháng được gọi chung là thủy triều.
Bạn đang xem: Triều cường là gì
Thủy triều có 4 chu kỳ như sau:
Ngập triều: là giai đoạn nước dâng lên nhanh trong vài giờ, thường gọi là ngập triều, triều lưu hay nước lớn.Triều cường: là thời điểm nước dâng lên mức cao nhất nên gọi là triều cườngTriều rút: là khi mực nước bắt đầu hạ thấp nhanh trong vài giờ, thường gọi là triều rút hay nước ròngTriều thấp: là khi mức nước hạ xuống thấp nhất thì được gọi là triều thấp.
Qua 4 chu kỳ trên, chúng ta có thể thấy triều cường là một trong 4 chu kỳ của thủy triều, vậy triều cường là gì và nguyên nhân nào gây ra triều cường? Hãy cùng Giải Đáp Việt tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây.
Triều cường là gì?
Triều cường là 1 trong 4 giai đoạn biến đổi của hiện tượng thủy triều (nước lớn – triều cường – nước ròng – triều thấp). Triều cường chính là thời điểm mà nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó khi mà sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng là chủ yếu và mặt trời ở một thời điểm nhất định khi mà Trái Đất đang quay. Khi Mặt trăng – Mặt trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau thì dao động triểu cường xảy ra (tức là vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng).
Nguyên nhân gây ra triều cường
Tuần trăng và thủy triều: New moon=trăng mới, full moon=trăng rằm, first quarter moon=trăng thượng tuần, third quarter moon=trăng hạ tuần. Spring tide=nước lớn, neap tide=nước ròng
Do khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời nên vào những ngày sau đây sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng triều cường. Nói riêng ở Việt Nam thì hiện tượng triều cường khiến cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh phải đau đầu và lo lắng mỗi lần nước ngập khi triều cường lên cao hơn bình thường một cách đột ngột:
Ngày 30, 1 âm Lịch (tối trời), lúc này Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất. Ngày 15, 16 âm Lịch (đúng ngày
trăng tròn), thời điểm này thì Mặt Trăng đối xứng với Mặt Trời qua Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng sẽ gần Trái đất hơn. Lực hấp dẫn lên trục cảm ứng mạnh, từ đó gây nên hiện tượng triều cường (nước lớn đầy ròng cạn).
Xem thêm: Suit Là Gì ? Cách Phân Biệt Giữa Suit, Vest Và Blazer Suit Là Gì
Cũng chính do ảnh hưởng lực tác động ấy mà thủy triều sẽ có sự thay đổi theo các mùa trong năm: Trong 1 năm sẽ có 4 mùa. Triều cường mạnh nhất thường xảy ra vào mùa đông và yếu nhất là khi bước vào mùa hè. Nguyên nhân được lý giải như sau:
Vào mùa hè: Khi Mặt Trời đến thời điểm Hạ chí (tức là vào tháng 5 âm lịch) khi đó bán cầu Bắc Trái Đất sẽ gần bán cầu Bắc Mặt Trời hơn nên tạo ra hình thái (bạn có thể tự hình dung ra một cách dễ dàng):
Nửa cầu Bắc: Cực âm của Mặt Trời, cực dương của Trái đất sẽ nằm gần nhau hơn.Nửa cầu Nam: Cực dương của Mặt Trời, cực âm của Trái đất cũng sẽ gần nhau. Lúc này, triều cường lên cao do hiện tượng của tự nhiên. Mặt trăng cũng sẽ vận hành theo Trái Đất nên sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng ấy.Mặt Trăng và Mặt Trời có điện cực cùng chiều: Ở phương Bắc thì cả hai sẽ cùng cực âm về mùa hè gần nhau hơn, cực nam cùng dương nên sẽ xa hơn bình thường.Theo chuyên môn Vật lý thì nếu cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. Nhưng thực tế ở lực đẩy ở 2 cực cũng sẽ khác nhau hoàn toàn, lực đẩy ở 2 đầu dương sẽ luôn mạnh hơn ở 2 đầu âm.Bạn có thể chứng minh qua thực nghiệm: bạn hãy lấy 2 thỏi nam châm, 1 thỏi bỏ lên cái cân, thỏi còn lại quay cùng cực và đưa lại gần thỏi ở cái cân. Sau đó, tiến hành kiểm tra 2 cực dương và am thì sẽ cho ra kết quả như lý thuyết đã nói ở trên: cực âm có lực đẩy kém hơn cực dương và ngược lại.Do bước vào thời điểm mùa hè nên hai đầu cùng âm của Mặt Trời và Mặt trăng sẽ tiến đến gần nhau, lực đẩy lúc này yếu hơn bình thường. Chính vì vậy mà các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch Mặt Trăng ít gần Trái Đất hơn các mùa khác nên vào mùa hè thì thủy triều các ngày ấy yếu hơn cùng ngày này so với các mùa khác.
Vào mùa đông: Khi Mặt Trời đến thời điểm Đông chí (tức là vào tháng 10 và 11 âm lịch). Lúc này, nửa cầu nam của Mặt Trời sẽ là cực dương, Trái Đất âm gần nhau hơn nửa cầu Bắc (thường là ngược lại với mùa hè). Lúc này triều cường sẽ dâng cao hơn. Mặt Trăng cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng này.
Điện cực cùng dương của Mặt Trăng và Mặt Trời gần nhau nên lực đẩy mạnh hơn. Do đó, các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch thì Mặt trăng sẽ gần Trái Đất nhất tạo nên triều cường lớn nhất so cùng ngày các mùa khác.Nhưng ngược lại, rơi vào các ngày 8, 9 và 23, 24 (nhất là tháng 11 âm lịch) thì Mặt Trăng sẽ bị đẩy ra xa Trái Đất nhất, do đó thủy triều nhược nhất, nước ương.
Vào mùa xuân, thu: thời điểm này Mặt Trời đến 2 điểm xuân phân và thu phân: Trái đất, Mặt Trời, Mặt trăng vận hành tương đối thăng bằng, thủy triều trung bình so với hai mùa đông và hè.
Xem thêm: Thế Nào Là “ Ốc Đảo Là Gì ? Nghĩa Của Từ Ốc Đảo Trong Tiếng Việt
Nhưng thường thì vào mùa xuân trời ít mưa, nước biển thấp và đầu nguồn các con sông không có nước đổ mạnh. Còn bước vào mùa thu thì mưa nhiều, nước biển đầy và đầu nguồn các con sông nước đổ mạnh, nên mùa thu triều cường sẽ cao hơn mùa xuân.
Như vậy, với những thông tin ở trên thì chắc hẳn bạn cũng đã khám phá ra được 1 điều lý thú của tự nhiên vẫn diễn ra xung quanh chúng ta. Hơn nữa, bạn cũng sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi Triều cường là gì? Nguyên nhân dẫn tới triều cường. Hãy truy cập website thường xuyên hơn để khám phá thêm nhiều điều mới mẻ mà tạo hóa đã ban tặng cho con người chúng ta nhé!
Chuyên mục: Định Nghĩa