“Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy đoán-xét tôi… theo sự thanh-liêm ở nơi lòng tôi”.—THI 7:8.
Bạn đang xem: Trung kiên là gì
1, 2. Một số tình huống thông thường nào có thể thử thách lòng trung kiên của người tín đồ Đấng Christ?
Hãy hình dung ba trường hợp sau đây: Một em trai bị bạn học khiêu khích. Chúng ráng chọc để em tức lên mà chửi thề hoặc đánh nhau. Liệu em ấy sẽ trả đũa, hay nén giận và bỏ đi chỗ khác? Một người chồng ở nhà một mình và đang nghiên cứu trên Internet. Màn hình hiện lên hộp thoại quảng cáo một trang web khiêu dâm. Liệu anh sẽ bị cám dỗ để xem trang web đó hay là sẽ cố gắng tránh nó? Một nữ tín đồ Đấng Christ đang trò chuyện với vài chị em, cuộc nói chuyện trở nên tiêu cực, nói điều không tốt về một chị trong hội thánh. Chị sẽ tiếp tục nói chuyện đó hay cố gắng đổi đề tài?
2 Đây là những tình huống khác nhau nhưng có cùng một điểm chung: Tín đồ Đấng Christ phải phấn đấu để giữ lòng trung kiên. Bạn có nghĩ đến lòng trung kiên của mình khi đứng trước những mối quan tâm, nhu cầu và mục tiêu trong đời sống không? Thường ngày, người ta nghĩ về ngoại diện, sức khỏe, việc mưu sinh, nỗi vui buồn trong quan hệ bạn bè, ngay cả chuyện tình cảm lãng mạn. Chúng ta có thể lưu tâm khá nhiều đến những điều đó. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đặc biệt quan tâm đến điều gì khi Ngài tra xét lòng chúng ta? (Thi 139:23, 24). Đó chính là lòng trung kiên của chúng ta.
3. Đức Giê-hô-va cho chúng ta sự lựa chọn nào, và chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
3 Là Nguồn của “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn”, Đức Giê-hô-va đã ban cho mỗi người chúng ta nhiều món quà (Gia 1:17). Nhờ ơn Ngài chúng ta mới có những món quà như cơ thể, trí óc, sức khỏe và các khả năng khác nhau (1 Cô 4:7). Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không buộc chúng ta phải biểu lộ lòng trung kiên. Ngài để chúng ta tự lựa chọn trong việc vun trồng đức tính này (Phục 30:19). Vậy, chúng ta cần phải xem xét tính trung kiên là gì, và cũng xem ba lý do tại sao đức tính này vô cùng quan trọng.
Tính trung kiên là gì?
4. Theo Kinh Thánh, tính trung kiên nói đến điều gì, và chúng ta có thể học được gì qua luật pháp của Đức Giê-hô-va về việc dâng thú vật làm của-lễ?
4 Trung kiên có nghĩa cơ bản là giữ lòng trung thành cho đến cùng, không gì lay chuyển được. Bản dịch Liên Hiệp Thánh Kinh Hội diễn đạt ý của từ này qua những từ như ngay thẳng, thanh liêm và trọn vẹn. Từ Hê-bơ-rơ trong Kinh Thánh có thể được dịch là “trung kiên”, nói đến sự trọn vẹn, hoàn hảo về đạo đức. Những từ Hê-bơ-rơ liên quan đến tính trung kiên có gốc từ mang nghĩa không tì vít, nguyên vẹn, hoàn hảo. Một trong những từ này được dùng khi nói đến của-lễ dâng cho Đức Giê-hô-va. Con vật để làm của-lễ chỉ được Ngài chấp nhận khi nó không tì vít, tức lành lặn, nguyên vẹn. (Đọc Lê-vi Ký 22:19, 20). Đức Giê-hô-va lên án những ai coi thường chỉ thị của Ngài khi dâng thú vật què, đau, mù làm của-lễ.—Mal 1:6-8.
5, 6. (a) Những thí dụ nào cho thấy chúng ta thường đánh giá cao cái gì nguyên vẹn? (b) Đối với con người bất toàn, tính trung kiên có đòi hỏi sự hoàn toàn không? Hãy giải thích.
5 Ý tưởng tìm kiếm và quý những gì nguyên vẹn không có gì lạ. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng sau một thời gian dài tìm tòi, một người sưu tầm sách tìm được cuốn sách quý, nhưng rồi phát hiện nó thiếu một số trang quan trọng. Thất vọng, người ấy có thể để nó lại trên kệ. Hay là hãy hình dung một phụ nữ đi trên bãi biển lượm một số vỏ sò bị sóng đánh vào bờ. Bị lôi cuốn bởi sự đa dạng và vẻ đẹp của chúng, cô thỉnh thoảng khom xuống xem xét một cái. Cô sẽ giữ lại cái nào? Những cái còn nguyên vẹn, không bị sứt mẻ. Tương tự, Đức Chúa Trời tìm kiếm những người có lòng trọn thành, trọn vẹn đối với Ngài.—2 Sử 16:9.
6 Tuy nhiên, bạn có thể thắc mắc tính trung kiên có đòi hỏi sự hoàn toàn không. Vì bị ảnh hưởng của tội lỗi và sự bất toàn, chúng ta có lẽ có khuynh hướng nghĩ mình giống như quyển sách không còn nguyên vẹn hoặc vỏ sò bị sứt mẻ. Phải chăng đôi khi bạn cũng cảm thấy như vậy? Hãy yên tâm là Đức Giê-hô-va không mong đợi chúng ta hoàn toàn theo nghĩa tuyệt đối. Ngài không bao giờ đòi hỏi điều gì vượt quá khả năng chúng ta* (Thi 103:14; Gia 3:2). Tuy thế, Ngài muốn chúng ta giữ lòng trung kiên. Vậy, có gì khác biệt giữa sự hoàn toàn và tính trung kiên? Hãy xem minh họa sau: Một chàng trai yêu một cô gái và muốn cưới nàng. Thật khờ dại nếu anh đòi hỏi nàng phải là người hoàn toàn. Nhưng điều khôn ngoan là muốn nàng chung thủy, chỉ yêu một mình anh. Tương tự như vậy, Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời đòi hỏi sự thờ phượng chuyên độc” (Xuất 20:5, NW). Đức Giê-hô-va không đòi hỏi chúng ta phải hoàn toàn, nhưng muốn chúng ta yêu thương Ngài hết lòng, chỉ thờ phượng một mình Ngài.
7, 8. (a) Chúa Giê-su nêu gương nào về lòng trung kiên? (b) Ý nghĩa của tính trung kiên theo Kinh Thánh là gì?
7 Chúng ta có thể nhớ đến câu trả lời của Chúa Giê-su khi có người hỏi ngài điều răn nào quan trọng nhất trong các điều răn. (Đọc Mác 12:28-30). Chúa Giê-su không chỉ đưa ra câu trả lời, ngài sống đúng theo lời ấy. Ngài nêu gương tuyệt hảo về việc yêu thương Đức Giê-hô-va hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức. Chúa Giê-su cho thấy tính trung kiên không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn qua hành động tích cực, xuất phát từ động cơ trong sạch. Để giữ lòng trung kiên, chúng ta phải noi theo dấu chân Chúa Giê-su.—1 Phi 2:21.
Xem thêm: Son Matte Là Gì – Cách Phân Biệt Các Loại Son Phổ Biến Hiện Nay
8 Vậy, ý nghĩa của tính trung kiên theo Kinh Thánh là: Hết lòng tận tụy với một Đấng trên trời, Giê-hô-va Đức Chúa Trời, cũng như với ý định và ý muốn mà Ngài đã tỏ ra. Giữ lòng trung kiên có nghĩa là trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ tìm cách làm vui lòng Đức Giê-hô-va trên hết. Chúng ta sẽ đặt ưu tiên cho những gì Ngài xem là quan trọng. Hãy xem xét ba lý do tại sao điều này là cần yếu.
1. Tính trung kiên và vấn đề về quyền cai trị hoàn vũ
9. Lòng trung kiên của mỗi cá nhân chúng ta liên quan thế nào đến vấn đề về quyền cai trị hoàn vũ?
9 Quyền cai trị của Đức Giê-hô-va không tùy thuộc vào lòng trung kiên của chúng ta. Quyền cai trị của Ngài là công bình, vĩnh cửu và hoàn vũ. Điều này không bao giờ thay đổi, dù bất cứ tạo vật nào nói hay làm gì đi nữa. Tuy nhiên, quyền cai trị của Đức Giê-hô-va đã bị phỉ báng ở trên trời cũng như dưới đất. Vì thế, quyền cai trị của Ngài cần được biện minh—được xác nhận là đúng, công bình và yêu thương—trước mặt mọi tạo vật thông minh. Là Nhân Chứng Giê-hô-va, chúng ta rất thích thảo luận về quyền cai trị hoàn vũ của Đức Chúa Trời với những ai muốn nghe. Nhưng làm sao chúng ta có thể khẳng định lập trường của mình trong vấn đề này? Chúng ta có thể cho thấy mình chọn Đức Giê-hô-va là Đấng Cai Trị như thế nào? Bằng cách giữ lòng trung kiên.
10. Sa-tan đã đưa ra lời buộc tội nào liên quan đến tính trung kiên của con người, và bạn muốn đáp lại như thế nào?
10 Hãy xem lòng trung kiên của bạn liên quan như thế nào. Về cơ bản, Sa-tan cho rằng không một người nào sẽ ủng hộ quyền cai trị của Đức Chúa Trời, và không ai phụng sự Đức Giê-hô-va vì tình yêu thương bất vị kỷ. Trước vô số các tạo vật thần linh, Ma-quỉ nói với Đức Giê-hô-va: “Lấy da đền da, phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng-sống mình” (Gióp 2:4). Hãy lưu ý là Sa-tan không chỉ vu cáo một mình người công bình Gióp nhưng ám chỉ nhân loại nói chung. Vì vậy, Kinh Thánh gọi Sa-tan là “kẻ kiện-cáo anh em chúng ta” (Khải 12:10). Hắn sỉ nhục Đức Giê-hô-va khi cho rằng tín đồ Đấng Christ—trong đó có bạn—sẽ không giữ lòng trung thành. Sa-tan nói rằng bạn sẽ phản bội Đức Giê-hô-va để giữ mạng sống mình. Bạn cảm thấy thế nào về những lời buộc tội như thế? Chẳng phải bạn muốn có dịp để chứng tỏ Sa-tan là kẻ nói dối sao? Bằng cách giữ lòng trung kiên, bạn có thể làm điều đó.
11, 12. (a) Những thí dụ nào cho thấy quyết định trong các vấn đề thường ngày của chúng ta có liên quan đến tính trung kiên? (b) Tại sao giữ lòng trung kiên là một đặc ân?
11 Bởi lẽ vấn đề liên quan đến tính trung kiên, nên hạnh kiểm và những quyết định hằng ngày là quan trọng. Hãy xem lại ba trường hợp được nói đến ở trên. Đường lối trung kiên sẽ là gì? Em trai bị bạn học trêu chọc rất muốn chửi lại cho đã tức, nhưng em nhớ lời khuyên này: “Hỡi kẻ rất yêu-dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh-nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo-ứng” (Rô 12:19). Vì thế em bỏ đi nơi khác. Người chồng đang dùng Internet đã có thể xem những hình ảnh khiêu dâm, nhưng anh nhớ lại nguyên tắc được phản ánh qua lời của Gióp: “Tôi đã có lập ước với mắt tôi; vậy, làm sao tôi còn dám nhìn người nữ đồng-trinh?” (Gióp 31:1). Tương tự thế, anh không để mắt mình xem hình ảnh vô luân, tránh tài liệu đó như tránh chất độc. Người nữ tín đồ trò chuyện với vài chị em, có lẽ nghe vài lời bàn tán tiêu cực về người khác, chị kiềm giữ miệng mình vì nhớ lại lời hướng dẫn này: “Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân-cận mình, đặng làm điều ích và nên gương tốt” (Rô 15:2). Chị đã có thể lặp lại lời bàn tán đó, nhưng nó chẳng mang lại ích lợi gì cho ai. Nó không phản ánh tốt về người chị em đó và cũng không làm Cha trên trời vui lòng. Vì thế, chị kiềm giữ miệng lưỡi mình và đổi đề tài.
2. Cơ sở để Đức Chúa Trời phán xét
12 Trong mỗi trường hợp trên, qua sự lựa chọn, người tín đồ Đấng Christ như thể nói: “Đức Giê-hô-va là Đấng Cai Trị tôi. Tôi sẽ cố gắng làm hài lòng Ngài trong vấn đề này”. Bạn có xem những lựa chọn và quyết định cá nhân theo cách đó không? Nếu có, bạn có thể thật sự đáp ứng những lời ấm lòng ghi nơi Châm-ngôn 27:11: “Hỡi con, khá khôn-ngoan, và làm vui lòng cha, để cha có thế đáp lại cùng kẻ nào sỉ-nhục cha”. Làm Đức Chúa Trời vui lòng quả là một đặc ân cho chúng ta! Chẳng phải điều đó thật đáng để chúng ta nỗ lực giữ lòng trung kiên sao?
13. Làm thế nào lời của Gióp và Đa-vít cho thấy lòng trung kiên là cơ sở để Đức Giê-hô-va phán xét chúng ta?
13 Chúng ta thấy rằng lòng trung kiên giúp chúng ta ủng hộ quyền cai trị của Đức Giê-hô-va. Vì thế, đây là cơ sở mà Đức Chúa Trời có thể dựa vào để phán xét chúng ta. Gióp hiểu rõ sự thật này. (Đọc Gióp 31:6). Gióp biết Đức Chúa Trời cân mọi người trên “cân thăng-bằng”, dùng tiêu chuẩn hoàn hảo của Ngài về công lý để đo lường “sự thanh-liêm” tức lòng trung kiên của chúng ta. Tương tự, Đa-vít nói: “Đức Giê-hô-va đoán-xét các dân. Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy đoán-xét tôi theo sự công-bình tôi, và theo sự thanh-liêm ở nơi lòng tôi. Ồ, Đức Chúa Trời công-bình! là Đấng dò-xét lòng dạ loài người” (Thi 7:8, 9). Chúng ta biết Đức Chúa Trời có thể nhìn thấu lòng dạ của một người. Nhưng chúng ta cần nhớ Ngài tìm kiếm điều gì. Như Đa-vít nói, Đức Giê-hô-va phán xét chúng ta dựa trên tính trung kiên.
14. Tại sao chúng ta chớ bao giờ cho rằng bản chất bất toàn, tội lỗi khiến chúng ta khó giữ lòng trung kiên?
14 Thử tưởng tượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời dò xét hàng tỉ tấm lòng của nhân loại ngày nay (1 Sử 28:9). Ngài có thường tìm được ai giữ lòng trung kiên của người tín đồ Đấng Christ không? Phải nói là hiếm! Tuy nhiên, chúng ta chớ cho rằng mình có quá nhiều khuyết điểm nên khó giữ được lòng trung kiên. Ngược lại, như Đa-vít và Gióp, chúng ta có lý do chính đáng để tin tưởng Đức Giê-hô-va sẽ thấy chúng ta gìn giữ lòng trung kiên, dù là người bất toàn. Hãy nhớ rằng sự hoàn toàn không bảo đảm một người giữ được lòng trung kiên. Chỉ có ba người hoàn toàn từng sống trên đất này, nhưng hai người là A-đam và Ê-va đã không giữ lòng trung kiên. Dù vậy, hàng triệu người bất toàn đã thành công. Bạn cũng có thể thành công.
3. Cần yếu cho hy vọng của chúng ta
15. Làm thế nào Đa-vít cho thấy lòng trung kiên là điều cần yếu cho hy vọng về tương lai?
15 Vì lòng trung kiên là cơ sở để Đức Giê-hô-va phán xét chúng ta nên đức tính này cần yếu cho hy vọng trong tương lai. Đa-vít nhận biết điều này. (Đọc Thi-thiên 41:12). Ông trân trọng niềm hy vọng được Đức Chúa Trời quan tâm mãi mãi. Như các tín đồ Đấng Christ chân chính thời nay, Đa-vít hy vọng được sống đời đời, ngày càng đến gần Đức Chúa Trời trong khi phụng sự Ngài. Đa-vít biết ông phải giữ lòng trung kiên nếu muốn nhìn thấy hy vọng đó thành hiện thực. Tương tự, khi giữ lòng trung kiên, chúng ta sẽ được Đức Giê-hô-va hỗ trợ, dạy dỗ, hướng dẫn và ban phước.
Xem thêm: Dầu Tảo Là Gì ? Công Dụng Của Tảo Xoắn Spirulina Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
16, 17. (a) Tại sao bạn quyết tâm giữ vững lòng trung kiên? (b) Bài tới sẽ thảo luận những câu hỏi nào?
16 Hy vọng là điều thiết yếu để có hạnh phúc trong hiện tại. Với hy vọng, chúng ta có được niềm vui để vượt qua những lúc khó khăn. Hy vọng cũng có thể che chở tâm trí của chúng ta nữa. Hãy nhớ rằng Kinh Thánh ví sự trông cậy hay hy vọng như mão trụ (1 Tê 5:8). Mão trụ bảo vệ đầu của người lính trong chiến trận, tương tự, hy vọng che chở chúng ta khỏi lối suy nghĩ tiêu cực, bi quan mà Sa-tan cổ xúy trong thế gian đang hấp hối này. Quả thật, cuộc sống là vô nghĩa nếu mất đi hy vọng. Chúng ta cần phải thành thật tự kiểm, cẩn thận xem xét lòng trung kiên của mình và niềm hy vọng gắn liền với nó. Chớ quên rằng bằng cách giữ lòng trung kiên, bạn ủng hộ quyền cai trị của Đức Giê-hô-va và gìn giữ hy vọng quý báu về tương lai. Mong sao bạn luôn giữ vững lòng trung kiên!
17 Vì tính trung kiên rất quan trọng, chúng ta cần xem xét thêm những câu hỏi khác. Làm thế nào để vun trồng tính trung kiên? Làm sao có thể gìn giữ đức tính này? Và một người có thể làm gì nếu đã có lúc không giữ vững lòng trung kiên? Bài tới sẽ giải đáp những câu hỏi này.
Chuyên mục: Định Nghĩa