Từ mượn là gì Update 01/2025

Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có sự vay mượn, du nhập từ vựng từ bên ngoài vào. Lý do đơn giản là vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm. Ngoài ra, đó cũng là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập văn hóa. Tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hệ thống từ mượn tiếng Việt cũng khá phong phú và đa dạng. Hôm nay Zicxa books sẽ giải đáp cho các em từ mượn là gì và một số điều thú vị của từ mượn trong tiếng việt.

Bạn đang xem: Từ mượn là gì

1. Từ mượn là gì – khái niệm của từ mượn

*

2. Vai trò của từ mượn trong tiếng Việt

Nước ta đã trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, 100 năm bị đế quốc thực dân xâm lược nên ít nhiều bị ảnh hưởng văn hóa trong đó có chữ viết. Sự du nhập của các nền văn hóa khác nhau vào nước ta sẽ làm cho các giá trị văn hóa thay đổi một cách mạnh mẽ, góp phần phong phú thêm từ vựng tiếng Việt.

Các sự vật, hiện tượng mới du nhập vào nước ta trong khi tiếng Việt vẫn chưa hoàn thiện đòi hỏi phải có những ngôn ngữ mới và từ-mượn ra đời là một điều tất yếu.

Dù vay mượn tiếng nước ngoài nhưng khi sử dụng đã được Việt hóa về chữ viết, ngữ âm, ngữ nghĩa nhằm diễn tả một cách dễ dàng, đầy đủ các sự vật, hiện tượng mới mà tiếng Việt chưa diễn tả được một cách trọn vẹn.

Từ mượn có vai trò nhất định trong tiếng Việt. Nó bổ sung những từ còn thiếu, tạo ra một lớp từ có sắc thái khác với những từ đã có trong tiếng Việt. Những lớp từ này thể hiện sự sang trọng, khái quát.

Từ mượn còn giúp cho vốn từ của tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú và phù hợp với mọi thời đại.

*

Từ mượn được tập hợp trong cuốn Từ điển từ vay mượn của TS Trần Thanh Ái

3. Hệ thống từ mượn tiếng Việt

a. Từ mượn tiếng Hán

Theo thống kê, 60 % số từ vựng tiếng Việt là từ tiếng Hán. Tuy nhiên, khi đi vào sử dụng đã được Việt hóa cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Đó gọi là cách đọc từ Hán-Việt. Cách đọc này được hoàn thiện từ thế kỷ X-XI và được sử dụng cho đến nay.

Không những thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu đoàn, đại đội, hay kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt tạo ra từ mới, ví dụ: binh lính, tàu thủy,…

Từ mượn từ tiếng Hán được sử dụng để phục vụ hai mục đích chính.

Thứ nhất, để bổ sung những từ còn thiếu. Tiếng Việt thời kỳ đầu còn thiếu nhiều từ, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, pháp luật, giáo dục. Vì vậy, người Việt vừa tạo nên hệ thông từ mới, vừa vay mượn một số lượng lớn từ tiếng Hán.

Thứ hai, tạo ra một lớp từ mới có sắc thái nghĩa khác với từ đã có trong tiếng Việt. Do được sử dụng hằng ngày trong giao tiếp nên tiếng Việt không thể biểu thị được những sắc thái ý nghĩa trang trọng hay khái quát. Để khắc phục, tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ tiếng Hán có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái ý nghĩa khác. Ví dụ:

Từ thuần Việt gây cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc đau đớn nhưng từ Hán Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa.

Từ Hán Việt tạo nên cảm giác trang trọng hơn.

b. Từ mượn tiếng Ấn- Âu

Dưới thời Pháp thuộc, tiếng Pháp được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và trở thành ngôn ngữ chính thức của nhà nước thuộc địa. Do vậy, ngôn ngữ này xâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều, ngoài ra còn có tiếng Anh, tiếng Nga.

Sự tiếp xúc của ngôn ngữ tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn- Âu muộn nên chỉ được tiếp nhận một cách lẻ tẻ và thường tập trung vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Thời kỳ đầu, tiếng Việt tiếp nhận ngôn ngữ Ấn – Âu thông qua tiếng Hán nên các âm Ấn- Âu đều có bóng dáng âm Hán Việt. Ví dụ: Nã Phá Luân, Mạc Tư Khoa,..

Về sau, chúng được tiếp nhận trực tiếp thông qua tiếng Pháp và ngày càng phổ biến hơn.

Xem thêm: Món Ngon Từ Zucchini Là Trái Gì ? Mua Bí Ngòi Ở Đâu Món Ngon Từ Zucchini

Ngoài tiếp nhận hình thức và ý nghĩa, tiếng Việt còn mô phỏng cấu trúc của một số từ Ấn- Âu. Ví dụ: chiến tranh lạnh, nhà văn hóa,…

Tiếng Việt vay mượn từ ngữ Ấn – Âu để bổ sung vào những từ còn thiếu, nhất là khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, còn tạo một lớp từ có ý nghĩa chính xác hơn từ thuần Việt hay Hán- Việt.

Tuy đều có gốc Ấn- Âu nhưng những từ này khác nhau về mức độ Việt hóa.

Từ được Việt hóa cao độ: là những từ ngữ thông dụng, được người Việt sử dụng thường xuyên như từ thuần Việt.

Có thể kể đến một số cách thức Việt hóa ngôn ngữ Ấn- Âu như sau:

Thêm thanh điệu cho các âm tiết. Ví dụ: cà phê, vét tông,…

Bỏ bớt phụ âm trong các nhóm phụ âm, ví dụ: kem (crème); van (valse).

Thay đổi một số phụ âm cho phù hợp với hệ thống âm tiếng Việt. Ví dụ: bốc (box); pa tê (paté)…

Rút gọn từ. Ví dụ: xăng, lốp,…

Từ chỉ được Việt hóa một phần thường được viết các âm tiết liền nhau hoặc giữa các âm tiết có gạch nối. Ví dụ: côngtơ (công-tơ); ampe (am-pe).

Những từ không được Việt hóa hoặc được Việt hóa rất ít cần phải giữ được tính chính xác và tính quốc tế, có phạm vi sử dụng hẹp. Ví dụ: vôn, nơtron,..

Trong những trường hợp cần thiết,người ta còn phải tự chuyển các từ vay mượn của ngôn ngữ Ấn-Âu. Ví du: dicdac (zigzac).

4. Sử dụng từ mượn trong giao tiếp

Từ mượn có vai trò quan trọng trong giao tiếp, mang lại lợi ích cho ngôn ngữ nhận. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng lạm dụng.

Trước hết, cần phải có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Mượn từ là chính đáng, nhưng làm sao khi dùng vẫn thể hiện ý thức tôn trọng, nghiêm túc đối với dân tộc là vấn đề cần quan tâm. Mục đích của việc giữ gìn là dùng từ đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, gọi tên sự vật kèm theo thái độ của người nói, người viết.

Không nên quá lạm dụng và sử dụng sai nghĩa từ mượn. Có như vậy thì chúng ta mới phát huy được giá trị của tiếng Việt trong giao tiếp.

Xem thêm: Style Là Gì – Mà Các Bạn Phải Để Ý

Hi vọng những kiến thức về từ mượn trong bài viết sẽ giúp việc học chương trình văn học 6 của các em dễ dàng hơn.

Chuyên mục: Định Nghĩa