Nóng tính, nóng giận là tính cách thường thấy ở rất nhiều người mà cách thể hiện và bộc lộ còn phụ thuộc vào sự kiềm chế của từng người. Tuy rằng chỉ là một tính cách không tốt không quá quan ngại nhưng nếu không học cách kiềm chế thì tác hại là vô cùng lớn. Nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc thậm chí là con người của bạn khi không có sự kiểm soát.
Bạn đang xem: Tức giận là gì
Tính nóng giận là gì?
Tính nóng giận là gì?
Nóng giận là trạng thái mất bình tĩnh, mất kiểm soát hành vi ở nhiều mức độ do bực bội và khó chịu gây ra. Điều đó khiến cơ thể và tâm sinh lỹ buộc phải phản ứng mạnh. Nóng giận thường đi đôi với mất bình tĩnh nhưng tâm trạng vui vẻ cũng có thể gây mất bình tĩnh lại không nằm trong khái niệm nóng giận.
Không phải tự nhiên mà con người chúng ta lại trở nên nóng giận không nguyên do. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nóng giận mà có thể kể đến như:
Vì bản thân
Thông thường nguyên nhân này là do bạn bị xúc phạm đến quyền lợi cá nhân, xúc phạm đến danh dự, tinh thần, thể xác và nhân phẩm. Hay còn gọi là bị chạm vào cái tôi cá nhân, bị tổn thương và chạm vào lòng tự trọng khiến ta nổi nóng.
Bỏ qua sự đụng chạm về thể xác, nếu bạn bị chạm đến lòng danh dự đối với nhiều người đó là việc vô cùng lớn. Dù họ có bị đánh đập hay chà đạp thì lòng tự trọng và danh dự của họ cũng phải được bảo vệ. Chính vì thế rất rất nhiều trường hợp xúc phạm danh dự cá nhân đã là nguyên nhân gây nổi nóng mất bình tĩnh.
Vì vật chất
“Đồng tiền đi liền khúc ruột”, vì thế mà nếu bị đụng chạm vào vật chất hay cụ thể hơn là đồng tiền. Là mồ hôi nước mắt của người lao động, cũng là nhân phẩm mà họ đánh đổi để làm ra thì hậu quả chỉ có thể khiến họ nóng giận.
Vì quyền lực
Thông thường khi chúng ta có một chức vụ, một quyền hạn nào đó trong tay có người cấp dưới làm việc cho mình. Chúng ta thường đặt lòng tự trọng cao hơn, chính vì thế nếu có sự khinh bỉ, phản bác hay không phục tùng từ cấp dưới sẽ khiến ta nổi giận vì bị xúc phạm.
Bị phủ nhận
Phủ nhận thường dễ thấy ở việc bạn hay trò chuyện với người bảo thủ. Nếu câu chuyện của bạn luôn bị phản bác, đối phương luôn cho rằng bạn sai, luôn cho họ là đúng. Thậm chí đang nói bị người khác cướp lời điều đó sẽ gây nên tâm lý ức chế vô cùng lớn dồn nén khiến bạn dễ sinh tính nóng giận.
Sự nhiệt tình
Nếu bạn là người luôn nhiệt tình với mọi việc, sốt sắng trong mọi hoạt động thì bạn cũng dễ nổi nóng với những thành phần lười biếng, ích kỷ cá nhân và không làm tròn trách nhiệm. Thậm chí đôi lúc bạn cảm thấy bực bội với những người giàu sang chỉ biết chi tiền mà không bỏ công sức…
Tác hại của nóng giận là gì?
Tác hại của nóng giận là gì?
Tác hại của nóng giận không chỉ ngày một ngày hai, mà khi tích lũy lâu ngày với tần suất dày hơn sẽ khiến ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố sức khỏe, tâm lý, cuộc sống…
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ảnh hưởng đến sức khỏeGây tổn thương cho gan: do cơ thể sản sinh ra chất “catecholamine” khiến lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ lên rất cao từ đó axit béo gây hại cho ganKhiến não bạn nhanh chóng “già” đi do não phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết cực kì gây hại cho nãoTổn thương dạ dày: Tim sẽ tác động cùng với huyết quản khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột của bạn giảm mạnh dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.Tổn thương phổi: khi tức giận bạn sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường khiến bao phổi không ngừng khuếch trương, phổi sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi gây tổn thương cho lá phổi.Hệ thống miễn dịch bị tổn thương: khi tức giận cơ thể bạn cũng sẽ tiết ra chất “cortisol do cholesterol” tích tụ trong một thời gian dài gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịchThiếu oxy cho cơ tim: Lượng huyết dịch sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt của bạn gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường.
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh bạn
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh bạn
Việc không làm chủ được cảm xúc bản thân gây nên nóng giận sẽ ảnh hưởng rất nhiều không chỉ sức khỏe mà còn đối với những người xung quanh, nhất là các quan hệ thân thiết hay công việc.
Cảm xúc có thể đánh lạc hướng chú ý của bạn khỏi những vấn đề chính yếu và dễ giết chết một mối quan hệ nhanh chóng trong tích tắc dù bạn đã xây dựng mối quan hệ này rất lâuNóng giận gây mất kiểm soát khiến con người ta rơi vào trạng thái giận dữ, giận hờn, ganh ghét, đố kỵ, thù hận, kiêu ngạo, ích kỷ, tham vọng, lo âu, sợ hãi, u mê, ngu muội… Khi tức giận, bạn có xu hướng nảy sinh những lời nói và hành động một cách không suy nghĩ, mất kiểm soát vô tình gây ra những tổn thương cho các mối quan hệ xung quanh bạn. Nhất là dễ rơi vào trạng thái giận cá chém thớt mất đi các mối quan hệ không đáng có.
Ảnh hưởng đến công việc
Ảnh hưởng đến công việc
Khi nóng giận chính là lúc bạn suy nghĩ không còn được thấu đáo mà tâm trí chỉ toàn giận dữ, bực bội và khó chịu. Điều này làm xao nhãng sự tập trung trong công việc, làm bậy, làm sai, thiếu trách nhiệm với việc được giao.
Bên cạnh đó, không một nhà tuyển dụng nào mong muốn tuyển một nhân viên luôn nóng nảy, hành xử cảm tính chỉ tùy tiện theo cảm xúc. Họ cần một người điềm tĩnh xử lý vấn đề và biết kiểm soát cảm xúc với công việc, đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
Làm thế nào để kiềm chế tính nóng giận?
Làm thế nào để kiềm chế tính nóng giận?
Tính nóng giận không thể mất đi hay có phương pháp nào điều trị được. Chỉ là ở mỗi người cần tìm cách kiềm chế cảm xúc ở mức thấp nhất hoàn toàn giải tỏa. Bạn có thể áp dụng:
Hít thở sâu
Cách đơn giản nhất để làm khi nóng giận, mất bình tĩnh là hãy tập hít một hơi thật sâu. Cách này được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Điều này cũng cho bạn thời gian để suy nghĩ nhiều hơn thay vì nói và làm mà không nghĩ kỹ.
Xem thêm: Tivi Crt Là Gì – Tv Màn Hình Crt Là Gì Và Mua Ở Đâu
Khi hít thở sâu bạn sẽ tỉnh táo hơn trong việc suy nghĩ đến hậu quả của việc nóng giận. Từ đó mà bạn hạn chế được cảm xúc lúc đó thay vì xả hết ra ngoài mặc kệ nó gây tính sát thương cho người nghe hay không.
Hỏi để hiểu ý trước khi nói
Hỏi để hiểu ý trước khi nói
Nhiều sự tức giận không vì sự chỉ trích từ đối phương mà đến tự sự hiểu lầm. Chính vì thế hãy hỏi rõ để thực sự hiểu ý nghĩa của câu chuyện trước khi tự khiến bản thân trở thành trò cười. Để tránh hiểu nhầm mục đích của mọi người trước khi trút giận lên họ.
Rất nhiều người cứ thích nghe vô tội vạ, nghe đồn đại mà tức giận, nghe câu được câu mất mà tức giận, nghe không rõ đầu đuôi mà tức giận. Thậm chí cố tỏ ra không giận nhưng trong thâm tâm đang dồn nén khiến tính nóng nảy càng dâng cao hơn sinh tính nóng giận.
Tự tìm niềm vui
Tự tìm niềm vui
Thay vì tự làm mình mất kiểm soát và chuốc hết bực bội vào người dù mình đang bị chỉ trích thì hãy suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn, tự tạo ra niềm vui để gạt đi những suy nghĩ tệ hại. Hãy cố gắng giảm thiểu tối đa ác ý trong các tình huống miễn bản thân cảm thấy vui vẻ, không tức giận.
Bạn có thể tìm đến những bộ phim yêu thích, chơi với thú cưng, nghe nhạc hoặc đọc sách để tự suy nghĩ. Điều này một phần làm bạn quên đi sự bực dọc, giảm thiếu tính nóng giận cũng một phần tạo sự hứng khởi cho những ý nghĩ trong đầu, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.
Chia sẻ với người khác
Một cách hữu ích tránh việc dồn nén cảm xúc tiêu cực trong người, giữ khư khư bực bội trong người chính là chia sẻ với người khác. Việc nói ra được những tâm tư, bực dọc trong người rất hiệu quả. Nó sẽ làm giảm đi nhanh chóng những kìm nén trong người và cũng như biết đâu bạn sẽ nhận được những lời khuyên đáng giá từ người thân, bạn bè.
Giảm cái tôi của mình xuống
Giảm cái tôi của mình xuống
Thông thường, những người hay tức giận, nóng nảy đều vì cái tôi quá cao. Họ cảm thấy bị xúc phạm quá đáng, bị thiếu tôn trọng. Chính vì thế, hãy hòa nhã hơn và giảm bớt cái tôi xuống. Bớt đếm xỉa đến những thứ không cần thiết và suy nghĩ đơn giản đi trong mọi vấn đề sẽ giúp bạn trở nên ít cáu kỉnh hơn.
Giữ tâm bất biến
Đừng bao giờ để cảm xúc chi phối quá nhiều đến bạn và luôn giữ chuẩn mực giao tiếp ứng xử. Việc kiểm soát cảm xúc rất quan trọng, đó lý do vì sao khi đánh trận người ta lại thường ít cho phụ nữ ra quân. Bởi phụ nữ nhẹ dạ, hành xử thông thường theo cảm tính.
Vì thế hãy vững vàng trước những lời chỉ trích của người khác, giữ tâm bất biến không bị xáo trộn bởi những lời nói xung quanh. Biết lựa cái gì nên nghe, cái gì không nên nghe bởi dù bạn có tốt cũng sẽ có người cố tình chọc tức bạn khiến bạn trở thành người nóng giận.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn
Việc giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh thông qua thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn giảm và đào thải các tác nhân xấu cho cơ thể. Khiến tinh thần minh mẫn, sảng khoái, suy nghĩ thấu đáo hơn cũng là cách bạn đối mặt với những bức xúc với tinh thần lạc quan hơn, tích cực hơn.
Xem thêm: Window Và Xaml Là Gì – Phần Mềm & Cách Mở File
Trong xã hội đầy phức tạp và đầy cạnh tranh hiện nay việc kiềm chế cảm xúc, kiềm chế nóng giận và cảm tính rất quan trọng. Nó giúp ích rất nhiều cho công việc cũng như sự thành công trong cuộc sống và danh vọng của bạn. Hãy học cách kiềm chế nóng giận từng chút một từ sách vở, kinh nghiệm và những người xung quanh càng sớm càng tốt.
Chuyên mục: Định Nghĩa