Tuyên truyền là gì Update 01/2025

*

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tuyên truyền lớn của Đảng ta, là tấm gương mẫu mực về công tác tuyên truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định tuyên truyền là công cụ quan trọng để tạo ra lực lượng mới hùng mạnh cho cách mạng nên Người rất quan tâm đến việc làm tốt công tác tuyên truyền. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền cách mạng là một hoạt động thống nhất trên ba mặt: Thứ nhất là nhận thức về mục đích và vai trò của tuyên truyền. Thứ hai là phương pháp tuyên truyền. Thứ ba là yêu cầu đối với người làm công tác tuyên truyền.

Bạn đang xem: Tuyên truyền là gì

Cả ba mặt luôn luôn thống nhất với nhau, liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó nhận thức mục đích đóng vai trò chủ đạo, chi phối trực tiếp đến mọi phương pháp hoạt động tuyên truyền. Quá trình từ nhận thức đến phương pháp tuyên truyền đều thông qua con người cụ thể. Do đó, người tuyên truyền đóng vai trò có ý nghĩa quyết định.

Để học tập và làm theo phương pháp tuyên truyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hiện công tác dân vận trước hết cần phải hiểu rõ một số vấn đề cơ bản nhất của công tác tuyên truyền theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là:

Một là,về mục đích tuyên truyền, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là “đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại” và mục đích của tuyên truyền là giải thích lập luận, chứng minh để “dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm theo”.

Hai là,cần nắm vững đối tượng tuyên truyền. Việc nắm vững đối tượng được tuyên truyền rất quan trọng vì tùy theo từng đối tượng, trình độ mà chọn phương pháp tuyên truyền, mỗi đối tượng có một cách tuyên truyền khác nhau. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu “người tuyên truyền không tìm hiểu, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại”. Để tuyên truyền giáo dục có hiệu quả những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền phải nghiên cứu nắm chắc đặc điểm của đối tượng theo những tiêu chí khác nhau ví dụ như về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, tâm lý, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần nghề nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng cũng có nhiều tầng lớp khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp lưng chừng, có lớp lạc hậu”, mỗi đối tượng một đặc trưng riêng. Cho nên, tuyên truyền đối tượng nào thì người làm công tác dân vận, công tác tuyên truyền phải hiểu về đối tượng đó, ví dụ phải nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với bộ phận dân đó như thế nào? Cách thức tuyên truyền ra sao?

Ba là,cần có phương pháp tuyên truyền phù hợp.

Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, sâu sắc, thiết thực, cụ thể:Có nghĩa là “Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi, có nội dung… Nói ít nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn thì quần chúng thích hơn”.

Hình thức tuyên truyền diễn đạt dễ hiểu, dễ thực hiện:Tính dễ hiểu theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “…Muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem…”. Người cho rằng, tuyên truyền bằng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết thì mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, một mục đích. Người tuyên truyền khi nói ra, khi viết ra cốt là “để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng”. Nếu cán bộ tuyên truyền khi nói, viết “người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là không viết đúng, nhằm không đúng mục đích”. Trong những lần tuyên truyền cho đồng bào, Bác thường chọn cách tuyên truyền bằng ví dụ cụ thể, gần gũi với đời sống hàng ngày để kéo khái niệm lý luận trừu tượng đến gần với đời sống của nhân dân, giảng giải cho nhân dân thấm nhuần đường lối.

Nội dung, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng:Trước hết theo Bác, muốn đạt hiệu quả tuyên truyền, cán bộ phải tìm hiểu để có kiến thức về trình độ nhân dân nơi mình đến tuyên truyền cùng những phong tục, tập quán của địa phương ấy, “đi nói chuyện ở đâu, phải hiểu rõ trình độ dân nơi ấy”, nghĩa là phải nắm vững đối tượng, nắm chắc thực tiễn“bởi vì đời sống, trình độ đồng bào … khác nhau cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác nhau”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích và căn dặn rất tỉ mỉ đối với người làm công tác tuyên truyền: “Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm. Chớ tưởng rằng: Đi phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đồng hồ mà có kết quả. Đến một địa phương nào, cần phải đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình, và để hiểu biết tình hình địa phương. Người cho rằng: “Dân ở đó sinh hoạt thế nào, ta cũng phải sinh hoạt như họ. Nếu dân dậy sớm mà mình ngủ trưa, dân đang làm việc mà mình nằm ngủ lì, thì sẽ bị dân ghét và ảnh hưởng xấu đến việc tuyên truyền. Thấy dân làm việc gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng ra tay làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội”. Theo Hồ Chí Minh, để đạt hiệu quả tuyên truyền, cán bộ tuyên truyền cần nắm vững đối tượng và phân loại đối tượng. Người chỉ rõ: “Dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng cũng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc hậu” và “bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: Hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn”. Vì vậy, cán bộ tuyên truyền không thể sử dụng một nội dung, một phương pháp cho mọi đối tượng. Một khi cán bộ tuyên truyền đã hòa mình vào với nhân dân, hiểu nhân dân, xây dựng tình cảm tốt nhất với nhân dân, chắc chắn hoạt động tuyên truyền sẽ tạo được sức cuốn hút và cảm hoá mọi người, sẽ thu được hiệu quả cả về nhận thức lẫn hành động đối với quần chúng.

Trong công tác tuyên truyền, cán bộ là khâu quyết định thành công, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh điều quan trọng nhất ở mỗi cán bộ tuyên truyền lại là đạo đức. Bác căn dặn cán bộ phải có tình yêu thương và nhiệt tình cách mạng. Lý tưởng cao đẹp ấy sẽ là ngọn đèn soi đường dẫn lối, nhắc nhở cán bộ trong mỗi việc làm không chỉ dừng lại ở việc biết làm tròn trách nhiệm, mà còn cần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người nói:“Tuyên truyền huấn luyện phải xuất phát từ chỗ nào?Xuất phát từ nhiệt tình cách mạng, tình thương yêu chân thành đồng bào các dân tộc, từ tinh thần hết lòng phục vụ đồng bào các dân tộc. Có như thế, mới tìm ra cái đúng, cái hay mà làm”.

Xem thêm: Son Tester Là Gì ? Và Nó Có Khác Gì So Với Nước Hoa Thông Thường ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tuyên truyền lớn của Đảng ta, là tấm gương mẫu mực về công tác tuyên truyền. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện tốt công tác dân vận, mỗi chúng ta cần thấm nhuần và thực hiện tốt những nội dung và rèn luyện phương pháp tuyên truyền, vận động theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

“Óc nghĩ”chẳng những là phải biết hoạt động một cách có chủ đích, mà xa hơn, là cần phải nắm vững những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm vững lý luận và dựa trên thực tiễn để suy nghĩ ra những phương pháp, cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng. Đây là yếu tố đầu tiên, mang tính xuất phát điểm.

“Mắt trông”là biết quan sát thực tiễn, thường xuyên sâu sát cơ sở, từ đó biết xác định được đúng, sai, nhận rõ bản chất và hiện tượng của từng sự việc.

“Tai nghe”là một phương pháp khoa học của công tác dân vận, giúp người làm dân vận nắm bắt kịp thời các thông tin từ quần chúng, hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân.

“Chân đi”cũng là thể hiện sự xông xáo, nhiệt tình của người cán bộ. Đi để gần dân, sát dân, chính là giúp người làm dân vận không xa rời và lạc hậu với thực tiễn sinh động của cơ sở.

“Miệng nói, tay làm”chính là thể hiện sự làm mẫu, và xa hơn là để chứng minh lời nói đi đôi với việc làm nhằm tăng tính thuyết phục. Đây cũng chính là yêu cầu quan trọng trong công tác tuyên truyền: Người cán bộ không chỉ nói, mà còn phải làm được.

Thực tiễn trong giai đoạn cách mạng của cả nước hiện nay, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, những thành quả mà chúng ta có được như nhân dân tự nguyện hiến đất là đường; việc dồn thửa đổi ruộng… không phải đưa ra là nhân dân đồng tình và thực hiện được ngay mà có không ít ý kiến trái chiều. Có được những kết quả tốt là nhờ chúng ta đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công tác dân vận luôn lấy dân làm gốc và nói đi đôi với làm.

Xem thêm: Phanh Tang Trống Là Gì Có Nên Sử Dụng Hay Không? Phanh Tang Trống Là Gì

Phương pháp của chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền, là những bài học vô cùng quý giá, có ý nghĩa to lớn cả về thực tiễn và lý luận. Nếu vận dụng thật tốt và linh hoạt những phương pháp đó của người không những sẽ giúp chúng ta làm tốt công tác dân vận nói riêng, mà còn giúp làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền ở từng địa phương, đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

Chuyên mục: Định Nghĩa