Usance lc là gì Update 01/2025

Như đã phân tích ở phần Acceptance L/C và Deferred L/C, cả hai loại L/C này đều khiến cho người XK chậm nhận được thanh toán từ Ngân hàng Mở (riêng Deferred L/C – ở góc độ nào đó, người XK lại phải phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người NK).

*

1.L/C UPAS – Usance Payable At Sight L/C – Usance Paid At Sight L/C

Như đã phân tích ở phần Acceptance L/C và Deferred L/C, cả hai loại L/C này đều khiến cho người XK chậm nhận được thanh toán từ Ngân hàng Mở (riêng Deferred L/C – ở góc độ nào đó, người XK lại phải phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người NK).

Bạn đang xem: Usance lc là gì

Để khắc phục việc này, các ngân hàng ngày nay (nhất là các ngân hàng ở Châu Á) có cung cấp một loại L/C hỗ trợ tốt hơn cho người XK (thông qua đó, cũng giúp tăng hiệu quả mua hàng của người NK) đó là UPAS L/C. Tạm dịch: L/C trả chậm nhưng người XK được thanh toán ngay.

Cái hay của UPAS L/C là: người XK có thể được trả tiền sớm/trả tiền ngay (dù thỏa thuận là cho người NK trả chậm); còn người NK thì được ngân hàng tài trợ trả tiền chậm cho ngân hàng.

Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C UPAS, người XK và người NK sẽ ghi trong hợp đồng: “Payment by UPAS L/C”. Còn Trên L/C, ngân hàng mở sẽ ghi:

:41D: Available with …. By ……

ANY BANK BY NEGOTIATION

:42C: Drafts at ….

BENEFICIARY DRAFTS 180 DAYS AFTER B/L DATE

:42A: Drawee

:53A: Reimbursing bank

:78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank:

+ BENEFICIARY TIME DRAFT SHALL BE NEGOTIATED ON AT-SIGHT BASIS AND SHOULD BE FORWARDED TO THE DRAWEE BANK .

+ ALL DOCUMENTS MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO US IN ONE LOT BY COURIER SERVICES.

Thoạt nhìn, sẽ thấy ở trường :41D: cách thực hiện của L/C này sẽ là Chiết khấu (Bộ chứng từ) ở bất kỳ ngân hàng nào. Tuy nhiên, ở trường :78: Hướng dẫn cho việc Chiết khấu thì ngân hàng Mở lại yêu cầu Người XK chiết khấu Hối phiếu tại ngân hàng X (là một ngân hàng được ngân hàng Mở chỉ định trả tiền – thông thường đây là một chi nhánh của Ngân hàng Mở ở nước người XK – hoặc một ngân hàng có mối quan hệ đại lý tốt với ngân hàng Mở). Và hối phiếu này được lập theo kỳ hạn 180 ngày và ký phát đòi tiền ngân hàng X.

Vậy sự khác lạ của UPAS L/C ở đây là: Không phải chiết khấu bộ chứng từ mà là chiết khấu Hối phiếu. Không phải có thể chiết khấu hối phiếu ở bất kỳ ngân hàng nào, mà là chiết khấu ở một ngân hàng Hoàn trả được chỉ định bởi ngân hàng Mở.

2. Quy trình thực hiện của L/C UPAS

Quy trình thực hiện của L/CUPAScó thể được mô tả như sau

Người XK và người NK thỏa thuận sử dụng L/C UPAS trong hợp đồng mua bán – người XK phải nhớ nhấn mạnh với người NK rằng người XK phải được ngân hàng trả tiền ngay dù L/C trả chậm bao nhiêu ngày; và Phí Chiết khấu Hối phiếu tại ngân hàng Hoàn trả phải do người NK chịu. Nếu người NK không đồng ý trả phí này, hai bên nên thương lượng rõ.

Người NK liên hệ ngân hàng để mở L/C và đề nghị ngân hàng này tài trợ nhập khẩu với thời gian tài trợ là180 ngày sau ngày tàu chạy (hoặc sau ngày ngân hàng Mở nhận được chứng từ – 180 days sight – tuỳ theo khả năng thanh toán của người NK;

Ngân hàng Mở phát hành UPAS L/C, trong L/C này sẽ: (i) yêu cầu người XK ký phát hối phiếu (trả sau 180 ngày từ ngày B/L) ở trường :42C, (ii) để đòi tiền ngân hàng Hoàn trả được chỉ định X (Nominated Reimbursing Bank) ở trường :42A. Ngân hàng Hoàn trả X này thường là một chi nhánh của Ngân hàng Mở ở nước người XK. Đồng thời, Ngân hàng Mở song song tiến hành gửi cho ngân hàng hoàn trả X một uỷ quyền hoàn trả có điều kiện trả tiền giống như L/C quy định, trong đó yêu cầu ngân hàng hoàn trả chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả sau đó theo thoả thuận đã ký từ trước giữa ngân hàng hoàn trả X và ngân hàng Mở.

Người XK thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ cho Ngân hàng Thông Báo.

Nếu chứng từ phù hợp, Ngân hàng Thông Báo thực hiện Một yêu cầu hoàn trả gửi đến cho NH Hoàn trả gồm: Hối phiếu do người XK lập cùng với Thư đòi tiền do ngân hàng Thông báo lập. Còn các chứng từ gốc của lô hàng thì Ngân hàng Thông báo sẽ gửi cho Ngân hàng Mở.

Xem thêm: Ebook Là Gì? Khác Gì Với Sách Ebook Là Gì ? Sách Điện Tử Là Gì ?

Ngân hàng Hoàn trả nhận được hối phiếu sẽ thực hiện theo uỷ quyền hoàn trả với Ngân hàng Mở, tức là chiết khấu hối phiếu, trả ngay tiền cho người XK thông qua Ngân hàng Thông báo. Ngân hàng Thông báo báo CÓ tiền vào tài khoản người XK. Dĩ nhiên, tại bước này, ngân hàng Hoàn trả có thu phí ngân hàng Thông Báo, nên số tiền mà người XK nhận được cuối cùng phải trừ đi các khoản phí thu từ Ngân hàng Hoàn trả và Ngân hàng Thông báo.

Ngân hàng hoàn trả sau đó sẽ điện thông báo với Ngân hàng Mở rằng hối phiếu đã được xuất trình và chiết khấu. Đồng thời, cũng thông báo ngày đáo hạn của hối phiếu và tất cả các loại phí liên quan đến việc chiết khấu hối phiếu, cho ngân hàng Mở biết.

Ngân hàng Mở kiểm tra chứng từ (do ngân hàng Thông Báo gửi sang) và nếu chứng từ phù hợp, sẽ thông báo cho người nhập khẩu ngày đáo hạn và tất cả các loại phí (đã được ngân hàng Hoàn trả báo ở trên). Ngân hàng Mở sẽ giao chứng từ cho người nhập khẩu để họ nhận hàng. Tại bước này, người NK chưa thanh toán Hối phiếu, cũng chưa thanh toán phí ngân hàng.

Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, Ngân hàng Mở sẽ thanh toán cho Ngân hàng hoàn trả số tiền trên hối phiếu và các chi phí phát sinh. Sau đó, Ngân hàng Mở sẽ thu số tiền hối phiếu và các chi phí phát sinh từ người NK. Tức, đến thời điểm này, người NK mới phải trả tiền hàng.

Cần nhấn mạnh rằng nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng Mở đối với ngân hàng Hoàn trả là độc lập với nghĩa vụ thanh toán của người NK đối với Ngân hàng Mở. Có nghĩa là ngân hàng Mở phải thanh toán cho ngân hàng hoàn trả ngay cả khi ngân hàng Mở không được người NK thanh toán.

3. Ai phải trả phí chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng Hoàn trả

Vậy ai phải trả phí chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng Hoàn trả?

Thông thường, phí chiết khấu dù là của của L/C thường hay UPAS L/C thì do người XK phải chịu. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh kinh doanh và quyền lực của mình, người XK có thể yêu cầu người NK phải chịu phí này. Khi đó, người NK phải làm việc với Ngân hàng Mở, để ngân hàng Mở làm việc với ngân hàng Hoàn trả, rằng: Không thu phí Chiết khấu từ người XK.

Quy định về phí chiết khấu hối phiếu khi thực hiện UPAS L/C thường quy định ở trường “:47A: Regardless of the tenor draft, payment under this LC is at sight.Acceptance commission and negotiation charges are for the beneficiary’s account.”

4. Khi nào nên sử dụng L/C UPAS?

Người NK muốn dùng L/C UPAS khi người NK không có khả năng thanh toán trả ngay/mở L/C trả ngay và mong muốn được ngân hàng Mở tài trợ. Vì nếu người NK không thể thanh toán trả ngay, người XK sẽ không bán hàng cho họ. Khi được lòng người XK, người mua có thể nhập hàng với giá ưu đãi hơn, các chi phí liên quan khác như thuế nhập khẩu, giá bán nội địa sẽ cạnh tranh hơn. Đồng thời, lãi suất tài trợ của ngân hàng Mở thông thường cũng thấp hơn lãi suất cho vay. Hiệu quả kinh doanh của người NK càng cao hơn.

Người XK muốn dùng L/C UPAS khi muốn bán hàng trả chậm cho người NK/mở L/C trả chậm để được lòng người NK, nhưng lại không muốn rủi ro nhận tiền chậm – và muốn được trả ngay. Bên cạnh đó, nếu có thể lấy tiền ngay/sớm (với phí chiết khấu thấp) thì chi phí tài chính của người XK cũng sẽ thấp hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Còn với ngân hàng Mở, họ cung cấp dịch vụ mở UPAS L/C là để đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng của mình, mang lại nhiều lợi ích hơn, qua đó thu hút được nhiều chủ hàng XNK hơn giao dịch tại ngân hàng của mình. Hàng loạt các loại phí ngân hàng phát sinh: phí hoàn trả, phí chiết khấu, chênh lệch lãi suất… sẽ giúp tăng doanh thu của ngân hàng. Ngân hàng Mở thật ra không bỏ vốn để tài trợ, vì bản chất, khi đáo hạn hối phiếu, họ sẽ dùng tiền của người NK để trả cho ngân hàng Hoàn trả. Tuy nhiên, ngân hàng Mở thường chỉ chấp nhận thực hiện nghiệp vụ tài trợ theo UPAS L/C khi họ tìm được ngân hàng Hoàn trả được chỉ định uy tín ở nước người XK (thông thường là một chi nhánh của ngân hàng Mở ở nước người XK).

Tạm kết: Qua những phân tích trên đây, có thể thấy 03 loại L/C: Accepance L/C, Deferred L/C hay UPAS L/C có một điểm giống nhau cơ bản là được người XK và người NK dùng trong trường hợp thanh toán trả chậm. Nhưng cách thực hiện, phí ngân hàng và lợi ích của các bên trong từng trường hợp rõ ràng là rất khác nhau tùy mục đích kinh doanh của mỗi bên.

Xem thêm: Nên Hay Không Nên Sử Dụng Chất Cotton Poly Là Gì, Cotton Poly

*

Ảnh:L/C UPAS = Usance Paid At Sight L/C

Bài viết độc quyền của tác giả:Ths. Lê Sài Gòn- Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn – gocnhintangphat.com

*

Xuất nhập khẩu Sài Gòn – gocnhintangphat.comlà trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House… Bao gồm:

*

Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Tổng hợp

*

Chuyên sâu mua bán hàng hóa quốc tế

*

Chuyên sâu Merchandise – Triển khai đơn hàng quốc tế

*

Chuyên sâu Chứng từ Xuất nhập khẩu và Khai báo hải quan

*

Chuyên sâu Logistics và Cước vận tải

*

Chuyên sâu Tiếng Anh Thương Mại

*

Chuyên sâu Đào tạo In-house theo yêu cầu doanh nghiệp

Mọi chi tiết vềKhóa học,Giảng viênvàLịch khai giảng, vui lòng tham khảo tạiwww.gocnhintangphat.comhoặcHotline 0327567988để được tư vấn Chuyên môn và tư vấnKhóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

Chuyên mục: Định Nghĩa