Bạn từng nghe đến việc đo lường hiệu quả các chiến dịch bằng mã UTM nhưng chưa biết mã UTM là gì, cách tạo mã ra sao và nó có thể đo lường được những gì. Đây chính là bài viết bạn cần tìm.
Việc sử dụng Google Analytics (GA) để đo lường các chiến dịch quảng cáo đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đối với nhu cầu chạy một chiến dịch đa kênh cũng như nhiều hình thức và cách tương tác khác nhau với quảng cáo, để tối ưu, bạn cần phải biết chi tiết quảng cáo nào hiệu quả nhất, nguồn nào đem lại chuyển đổi tốt nhất,… Nhưng với số lượng nhiều, bạn rất khó để kiểm soát. Đó là lý do UTM ra đời để giải quyết bài toán trên.
Mã UTM là gì?
UTM được viết tắt của từ Urchin Tracking Module, được hiểu một cách đơn giản là một đoạn mã code mang một ý nghĩa, một giá trị (value) nhất định. Ý nghĩa hay giá trị này tùy thuộc vào việc chúng ta gán cho nó các thông số riêng biệt (thông số này sẽ được trình bày chi tiết ở mục 3).
Bạn đang xem: Utm source là gì
Thông thường được chúng ta gán một mã UTM với một URL (Universal Resource Locator) nhằm mục đích thu thập những dữ liệu phục vụ một nhu cầu nhất định trong một chiến dịch tiếp thị. Một chiến dịch tiếp thị sẽ có nhiều nhu cầu đo lường khác nhau, vì vậy cũng sẽ có nhiều mã UTM khác nhau trong cùng một chiến dịch. Vậy, mã UTM được dùng khi nào và chúng ta có bắt buộc phải dùng mã UTM không?
Tại sao và khi nào phải dùng mã UTM?
Chúng ta sử dụng Google Analytics đều hiểu rõ, có những thông số chi tiết mà GA không thể đo lường cụ thể được. Vì vậy, họ phát triển thêm công cụ mã UTM này nhằm hỗ trợ việc đo lường thật chi tiết những chiến dịch tiếp thị.
Bên cạnh đó, với nhu cầu thực hiện các chiến dịch đa kênh (facebook, zalo, cốc cốc,…) thì mã UTM cũng giúp chúng ta đo lường được hiệu quả chi tiết trên từng kênh nhằm giúp nhà quảng cáo có thể biết được đâu là kênh quảng cáo hiệu quả và ra quyết định phân bổ ngân sách hợp lý cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Ngoài ra, khi một chiến dịch có nhiều người cùng chạy, thì mã UTM sẽ giúp bạn đo lường được hiệu quả của từng người. Đây cũng chính là cách mà các nền tảng affiliate sử dụng.
Nói một cách ngắn gọn, mã UTM sẽ giúp chúng ta đo lường được tất cả một cách chi tiết.
Hướng dẫn tạo mã UTM
Thông thường, chúng ta có 2 cách tạo mã UTM:
+ Cách 1: Tạo mã UTM bằng phương pháp thủ công. Phương pháp này có nhiều nhược điểm nên trong phạm vi bài viết sẽ không đề cập đến.
+ Cách 2: Sử dụng Campaign URL Builder .
Đây là công cụ do Google tạo ra để giúp người dùng tạo mã UTM. Mọi người có thể truy cập tại đây: Trình tạo mã UTM.
Ngoài ra, nếu bạn đang quảng cáo ứng dụng Android, hãy sử dụng Trình tạo URL của Google Play, tương tự là Trình tạo URL theo dõi chiến dịch iOs đối với các ứng dụng iOs..
Xem thêm: Thiết Bị Nối Đất Đẳng Thế Là Gì ? Tại Sao Cần? Van Cân Bằng Đẳng Thế
Đây là giao diện để bạn tạo mã UTM.
Ý nghĩa của các thuộc tính:
+ Website URL*: đây là nơi bạn điền URL muốn đo lường.
+ Campaign Source:* Xác định nhà quảng cáo, trang web, ấn phẩm, v.v. đang gửi lưu lượng truy cập đến thuộc tính của bạn. Ví dụ: khi bạn nhập facebook thì được hiểu nguồn lưu lượng truy cập này đến từ facebook.
+ Campaign Medium*: Phương tiện quảng cáo hoặc tiếp thị, ví dụ: cpc, biểu ngữ, bản tin email. Nếu như Source xác định nguồn truy cập đến từ đâu thì Medium sẽ xác định cách thức truy cập đến từ kênh đó. Ví dụ Source = facebook thì Medium có thể là fanpage, group, mẫu quảng cáo, bài post,…
+ Campaign Name: Tên chiến dịch riêng lẻ, khẩu hiệu, mã khuyến mại, v.v. cho sản phẩm. Ví dụ: bạn có một chương trình khuyến mãi hè, sẽ đặt là summer_sale_2019.
+ Campaign Term: Được sử dụng chủ yếu trong kênh Google Search nhằm xác định từ khóa tìm kiếm có trả tiền để xem từ khóa nào mang lại chuyển đổi cao hơn.
+ Campaign Content: Được sử dụng để phân biệt nội dung tương tự hoặc các liên kết trong cùng một quảng cáo. Ví dụ: nếu có hai liên kết gọi hành động trong cùng một thông báo email, thì bạn có thể sử dụng utm_content và đặt các giá trị khác nhau cho từng liên kết để có thể biết phiên bản nào có hiệu quả hơn.
Lưu ý, trong 5 thông số kia thì 2 thông số đầu tiên là bắt buộc, các thông số còn lại tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất của các chiến dịch mà chúng ta sẽ quy ước các thuộc tính này khác nhau.
Các lưu ý quan trọng khi đặt thông số:
+ Không sử dụng dấu cách “ ” khi đặt các thông số.
+ Khi đặt các thông số, chúng ta không được sử dụng dấu gạch nối (-) để nối các từ ghép mà hãy sử dụng dấu gạch dưới ( _ ) vì URL của website đã sử dụng dấu gạch nối trong URL.
+ Các thông số của mã UTM phân biệt được CHỮ IN HOA và chữ in thường, vì vậy hãy ghi nhớ cách đặt mã để không lẫn lộn. Một mẹo nhỏ ở đây là hãy luôn sử dụng chữ in thường và chữ số để tạo thông số nhé.
Xem thêm: Đuôi Vcf Là Gì – Cách Mở File Vcf Trên Máy Tính
Xem dữ liệu như thế nào?
Sau khi thiết đặt các thông số này cho URL, Google Analytics cần ít nhất vài tiếng đến 24h để có thể cập nhật được dữ liệu. Như vậy, chúng ta có thể xem được các dữ liệu này bằng cách sau:
+ Bước 1: Truy cập vào Google Analytics.
+ Bước 2: Truy cập theo flow sau: Acquisition > All Traffic > Source/Medium
Ngoài ra, bạn có thể xem chi tiết hơn bằng cách sử dụng các secondary dimension, tuy nhiên ở đây bạn cần trình độ khá cao về Google Analytics mới có thể sử dụng hiệu quả
Có thể bạn quan tâm:
Performance Marketing – tất cả những điều bạn cần biết khi bắt đầu tìm hiểu
Performance Marketing: Làm sao để hiệu quả? – Sai đâu, sửa đó
Performance Marketing: Chỉ số đo lường nào hiệu quả trong hành trình khách hàng?
Chuyên mục: Định Nghĩa