Văn phạm là gì Update 01/2025

Noam Chomsky (sinh năm 1928 tại Philadelphia) là một trong những tư tưởng gia có nhiều ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta. Ông cũng là một trong số rất ít các khoa học gia mà công trình nghiên cứu được quần chúng quan tâm theo dõi.

Bạn đang xem: Văn phạm là gì

Noam Chomsky

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngữ học tại Đại Học Pennsylvania vào năm 1955, Chomsky bắt đầu dạy học tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT). Ông được thăng giáo sư thực thụ năm 1961, và năm 1976 được nhận tước vị Institute Professor tức là được gia nhập một hàng ngũ chọn lọc các đồng nghiệp mà đa số đã lãnh giải Nobel về các bộ môn khác nhau. Rất nhiều chuyên viên ngữ học thời danh khắp năm châu từng là học trò cũ của ông hoặc từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của ông nên vẫn một lòng tiếp tục ngưỡng mộ và quảng bá những lý thuyết cũ cũng như mới của Chomsky.

NGỮ PHÁP BIẾN TẠO

Sự đóng góp quan trọng nhất của Chomsky là đã đề xướng được một mô thức không ai sánh kịp để mở đường cho các khám phá ngoạn mục trong các môn khoa học tri thức (cognitive sciences). Mô thức riêng cho ngôn ngữ, thường được biết đến dưới danh hiệu ngữ pháp biến tạo (transformational grammar), được công bố trong cuốn Syntactic Structures (1957). Cuốn sách khiêm tốn không quá 120 trang giấy này, xuất bản tại Hòa Lan, đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho khoa ngữ học trong hậu bán thế kỷ 20, thách thức mọi ức thuyết trong các lãnh vực triết lý, tâm lý, và lịch sử tri thức.

Chomsky đã làm thay đổi hướng đi của khoa ngữ pháp bằng cách không đoái hoài tới những công việc mô tả và xếp loại các câu nói thực sự như các nhà ngữ học thời đó thường làm, mà là bắt đầu đặt những câu hỏi về bản chất cái hệ thống sản xuất ra ngôn ngữ loài người.

Chomsky cho rằng lý thuyết của trường phái hành vi (behaviorist school), đang làm mưa làm gió trong lĩnh vực ngôn ngữ học thời đó, là quá hạn hẹp vì nó chỉ chú trọng đến việc mô tả những câu nói đã thực sự xảy ra và không cắt nghĩa được bản chất sáng tạo (creativity) của ngôn ngữ cá nhân. Theo Chomsky, một ngữ pháp đích thực phải có khả năng cắt nghĩa được cái bản chất sáng tạo của ngôn ngữ, vì phải nhờ vào bản chất này nhân loại mới có thể thốt ra và hiểu được một con số vô hạn định những câu nói hoàn toàn mới mẻ (novel utterances).

Xác quyết căn bản của ngữ pháp biến tạo là sự thừa nhận một ngữ pháp hoàn vũ (universal grammar). Ngữ pháp hoàn vũ được khám phá ra dựa vào các đặc trưng hiện diện trong toàn thể ngôn ngữ nhân loại, chắc hẳn do bản chất đồng nhất của bộ óc con người. Ngữ pháp biến tạo chủ trương làm sáng tỏ, qua những công thức có hình dạng toán học, tất cả những quy luật ngữ pháp có thể tạo sinh ra các cấu thức nổi (surface structures) tức là tất cả những gì chúng ta thực sự nói, nghe, đọc, và viết. Nó cũng giả định sự hiện hữu của các cấu thức chìm (deep structures) ở một mức độ trừu tượng hơn, nằm trong não bộ của người nói, người nghe, người viết, hoặc người đọc để giúp chúng ta hiểu nghĩa các cấu thức nổi.

Để cụ thể hóa ý niệm deep structure cho dễ hiểu hơn, trường phái Chomsky cũng đưa ra ý niệm tương đương là kernel sentence (câu lõi). Một câu lõi là một câu đơn gồm có một chủ từ, một động từ ở thời hiện tại và thể xác định, và một túc từ, chẳng hạn như:

The boy eats an apple.>

Các thí dụ bằng tiếng Việt sau đây sẽ làm sáng tỏ phần nào những ý niệm nêu trên của ngữ pháp biến tạo:

Kim Trọng và Thúy Kiều nhớ nhau> là một cấu thức nổi, gọn gàng hơn so với câu có thể được coi như cấu thức chìm là Kim Trọng nhớ Thúy Kiều và Thúy Kiều nhớ Kim Trọng>.

Ý niệm biến tạo được thấy trong tiến trình câu lõi Thúy Kiều yêu Kim Trọng> trở thành cấu thức nổi Kim Trọng được Thúy Kiều yêu> qua luật biến tạo thụ động cách. Luật này đã (a) hoán chuyển vị trí hai nhân vật, (b) đẩy động từ xuống cuối câu, và (c) thêm ngữ vị chức năng “được” vào giữa hai nhân vật, theo tiến trình:

(a) Thúy Kiều yêu Kim Trọng > Kim Trọng Thúy Kiều

(b) Kim Trọng Thúy Kiều > Kim Trọng Thúy Kiều yêu

(c) Kim Trọng Thúy Kiều yêu > Kim Trọng “được” Thúy Kiều yêu

Một cấu thức chìm có thể được thể hiện qua vài cấu thức nổi (nhờ vào các quy luật biến tạo khác nhau) mà ý nghĩa vẫn là một, theo giải thích dưới đây:

Kiều trao Kim của tin>Kiều trao của tin cho Kim>Kim được Kiều trao của tin>

đều là cấu thức nổi. Câu (2) có thể được coi như là cấu thức chìm chung cho cả ba câu liên hệ.

Ngược lại, hai cấu thức nổi rất giống nhau về hình thức nhưng lại có thể khác nhau rất nhiều về ý nghĩa vì chúng được biến tạo từ hai cấu trúc chìm khác biệt. Thí dụ:

Cô Lan dễ chiều chuộng> là cấu thức nổi của cấu thức chìm “Người ta chiều chuộng cô Lan. Việc làm này dễ dàng.” Trong câu (4), Cô Lan là túc từ của động từ chiều chuộng,

Cô Lan sẵn sàng chiều chuộng> là cấu thức nổi của cấu thức chìm

“Cô Lan chiều chuộng người khác. Cô không do dự làm việc ấy chút nào.” Trong câu (5), Cô Lan là chủ từ của động từ chiều chuộng.

Trường phái hành vi do Leonard Bloomfield (1887-1949) và B. F. Skinner (1904-1990) chủ trương thì không thể nào giải thích được sự khác biệt về ý nghĩa này trong các câu có hình thức tương tự như trong trường hợp vừa nêu trên đây.

Từ khi cuốn Syntactic Structures ra đời năm 1957, Chomsky đã không ngừng cập nhật hóa lý thuyết của mình với nhiều ý niệm mới trong những cuốn sách về sau, nhất là trong các cuốn Aspects of the Theory of Syntax (1965), Rules and Representations (1980), và The Minimalist Program (1995).

CƠ-QUAN NGÔN-NGỮ

Chomsky đã làm giới nghiên cứu tâm lý và ngữ học trên hoàn cầu (lúc ấy còn đang cho rằng trí não của trẻ thơ chỉ là một trang giấy trắng) sửng sốt với ý niệm mới mẻ rằng ngôn ngữ, cũng như đa số các năng khiếu khác của con người, tùy thuộc vào các cơ cấu trí não đã được an bài trong nhiễm thể.

Theo Chomsky, sự trở nên thành thạo tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng và nhanh chóng trong thời thơ ấu phải là một phần của sự trưởng thành cơ thể đã được thiên nhiên “thảo chương” từ trước. Cũng như di truyền tính đã ban cho mỗi hài nhi một trái tim và hai lá phổi càng ngày càng phát triển sau khi lọt lòng mẹ, di truyền tính cũng ban cho nó một cơ quan ngôn ngữ (language organ) vô cùng phức tạp và hiệu nghiệm. Những thăng trầm trong đà tiến hóa của loài người đã “uốn nắn” cái cơ quan ngôn ngữ ấy sao cho nó chỉ có thể học được những ngôn ngữ nhất định nào đó trong một phạm vi tương đối nhỏ hẹp của các cấu trúc luận lý. Những ngôn ngữ khác không ở trong phạm vi ấy thì ngay cả các thần đồng cũng không tài nào học nổi!

Vẫn theo Chomsky, qua những tác động với môi trường ngôn ngữ ngoài đời, cơ quan ngôn ngữ sẽ dần dần trở thành ngữ pháp của tiếng nói ấy. Như vậy, nếu một cá nhân sinh trưởng ở Philadelphia, như trường hợp Chomsky, khối óc người ấy sẽ ký hiệu hóa (encode) kiến thức về phương ngữ Philadelphia của tiếng Mỹ. Và nếu khối óc ấy sinh trưởng ở Huế thì nó sẽ ký hiệu hóa phương ngữ Huế của tiếng Việt.

NGỮ-PHÁP HOÀN-VŨ

Chomsky không những đã khai sáng ra ngữ pháp biến tạo mà còn kêu gọi các nhà nghiên cứu hãy lưu tâm đến những nét hoàn vũ của ngôn ngữ (language universals) để tìm ra những yếu tố và những cơ cấu xuất hiện trong mọi ngôn ngữ, hoặc đa số ngôn ngữ. Quan trọng hơn nữa, họ còn phải xác định được những giới hạn, những kiềm chế hoàn vũ (universal constraints) trong đó ngôn ngữ loài người thực hiện chức năng. Những kiềm chế này, theo Chomsky, có tính cách di truyền, và con người rất có thể đã được cung cấp trong nhiễm thể một kiến thức căn bản về ngôn ngữ và cách thao tác của ngôn ngữ loài người. Chomsky mệnh danh cái nòng cốt di truyền (inherited core) đó là ngữ pháp hoàn vũ (thường được viết hoa là Universal Grammar và viết tắt là UG).

Ngữ pháp hoàn vũ cho rằng mỗi cá nhân đều biết một số nguyên lý (principles) áp dụng cho tất cả ngôn ngữ và một số thông số (parameters) có thể khác biệt từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, nhưng chỉ trong những giới hạn nhất định. Như vậy, học hỏi một ngôn ngữ có nghĩa là áp dụng những nguyên lý của ngữ pháp hoàn vũ vào ngôn ngữ đó, và khám phá ra nét đặc trưng của mỗi thông số trong ngôn ngữ đó. Và hiển nhiên, người sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì phải biết đến và tôn trọng những thông số cá biệt của từng ngôn ngữ liên hệ.

CHƯƠNG TRÌNH TỐI THIỂU

Gần đây hơn, Chomsky trong cuốn The Minimalist Program (1995) đã áp dụng một thảo chương ở mức tối thiểu để sắp xếp lại toàn bộ lý thuyết ngữ pháp mà ông đã xây đắp trên căn bản nguyên lý và thông số (principles and parameters approach) trong cuốn Lectures on Government and Binding (1981). Lần này, Chomsky đã bỏ đi rất nhiều và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết tối thiểu, vì ông đã hết tâm chú trọng đến các nguyên tắc tiết kiệm (economy) và đồ án tối lợi (optimal design).

NGUYÊN LÝ

Chomsky và các cộng sự viên (nhất là với Howard Lasnik) đã mổ xẻ tận tường khoảng 30 ngôn ngữ đại diện các vùng, các ngữ hệ, các sắc tộc. Họ đã tạm thời xác định được khoảng 45 nguyên lý (principles) áp dụng cho toàn thể ngôn ngữ nhân loại.

Một thí dụ về nguyên lý của ngữ pháp hoàn vũ là sự phụ thuộc cấu trúc (structure dependency). Điều này có nghĩa là nếu chúng ta muốn hiểu một ngôn ngữ, chúng ta phải dựa vào kiến thức của những tương quan cấu trúc (structural relationships) trong câu, thay vì chỉ nhìn vào câu đó như một chuỗi chữ nối tiếp nhau. Do đó, sự hiểu ý của câu Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông> không phải chỉ là nhìn vào một chuỗi chữ độc lập Hoa – đào – năm – ngoái – còn – cười – gió – đông> mà phải là được giải thích như sau:

Câu này gồm hai phần mệnh danh chủ ngữ (subject) và vị ngữ (predicate). Chủ ngữ là vai trò của phần câu danh (noun phrase) Hoa đào năm ngoái> và vị ngữ là vai trò của phần câu động (verb phrase) còn cười gió đông>. Tương quan cấu trúc giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu này giúp người nghe, người đọc hiểu ý nghĩa của nó.

Cấu trúc câu tiếng Việt trên đây cũng nằm trong cái quy luật kết cấu cú phần (phrase-structure rule) trong cuốn Syntactic Structures được biểu hiện bằng công thức > NP + VP> với các chữ viết tắt và ký hiệu có nghĩa như sau:

/ > = rewritten as / + = and / NP = noun phrase / VP = verb phrase>.

Công thức trên của cú pháp hoàn vũ được chuyển sang Việt ngữ như sau:

> Phần câu danh + Phần câu động>.

Trong công thức trên, phần câu danh và phần câu động cũng được gọi là hai cấu phần cấp kỳ (immediate constituents) của một câu, với phần câu danh đóng vai chủ ngữ (subject) và phần câu động đóng vai vị ngữ (predicate).

Đi vào chi tiết hơn nữa, chúng ta có thể diễn tả phần câu danh và phần câu động của câu thơ qua các quy luật viết lại (rewritten rules) như sau:

Phần câu danh > Danh từ 1 + Tĩnh từ Hoa đào + năm ngoái>

Phần câu động > Động từ + Danh từ 2 còn cười + gió đông>

Danh từ 1 > Danh từ đầu (head noun) + danh từ bổ nghĩa (modifier noun)

Danh từ 2 > Danh từ đầu + danh từ bổ nghĩa

Tĩnh từ > Danh từ + Tĩnh từ

Động từ > Trạng từ + Động từ

Thứ tự các yếu tố của phần câu danh câu thơ = (Danh từ đầu + Danh từ bổ nghĩa) + (Danh từ + Tĩnh từ)

Thứ tự các yếu tố của phần câu động câu thơ = (Trạng từ bổ nghĩa+ Động từ) + (Danh từ đầu + Danh từ bổ nghĩa)

Thứ tự các yếu tố của hai phần câu danh và động trên đây là một công thức để cấu tạo một câu “đúng” cú pháp Việt, trong khuôn khổ ngữ pháp hoàn vũ.

Do đó, câu sau đây (hoàn toàn đúng cú pháp Việt) cũng do công thức trên kiến tạo:

Ông thầy ngữ học / vẫn dậy văn khoa>.

THÔNG SỐ

Một thí dụ về thông số là thông số bỏ rơi đại danh từ chủ ngữ (“the pro-drop parameter” trong trường phái biến tạo). Thông số này có 2 lựa chọn: (1) bỏ rơi hoặc (2) không bỏ rơi .

Thông số không bỏ rơi đại danh từ chủ ngữ phổ cập hơn và hiện diện trong nhiều ngôn ngữ đông người sử dụng như Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức ngữ. Xin quan sát các chủ ngữ không thể bỏ rơi viết bằng chữ lớn và gạch dưới cho ba thí dụ đồng nghĩa trong Anh, Pháp, và Đức ngữ:

John is my friend. HE speaks Spanish.

Jean est mon ami. IL parle Espagnol.

Johann ist mein Freund. ER spricht Spanisch.

Xem thêm: Công Nghệ Âm Thanh Sonicmaster Là Gì, Và Đặc Điểm Nội Trội

Thông số bỏ rơi đại danh từ chủ ngữ là sự lựa chọn của ngữ pháp tiếng Việt và một số tiếng khác có đông người sử dụng như Hoa ngữ, Tây ban nha ngữ. Xin quan sát các thí dụ dưới đây, trong đó các ký hiệu / / đánh dấu chỗ đại danh từ chủ ngữ bị bỏ rơi:

phong tư tài mạo tuyệt vời

vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa

(Nguyễn Du)

举 头 妄 明 月 / ngửng đầu nhìn trăng tỏ

低 头 思 故 乡 / cúi đầu nhớ cố hương

(李 白) / (Lý Bạch)

aúnque no me quieras/ dù cô chẳng yêu tôi

tengo el consuelo / tôi còn niềm an ủi

de saber que sabes / vì biết rằng cô biết

que te quiero / tôi còn mãi yêu cô

TƯƠNG LAI NGỮ PHÁP HOÀN VŨ

Có thể một ngày nào đó lý thuyết của Chomsky sẽ bị đào thải, do sự đồng thuận của các nhà ngữ học cho rằng lý thuyết ấy không còn phù hợp hoặc đã “đi trật đường rầy” trong việc giải thích ngữ pháp nhân loại. Nhưng giả dụ ngay cả khi điều ấy xảy ra, thì nỗ lực siêu phàm hình thức hóa được những ý niệm của ông trong công việc phân tích ngôn ngữ đã giúp chúng ta hiểu được những ý niệm kiệt xuất đó. Và chỉ điều này thôi cũng đã đủ cho chúng ta có thể kết luận rằng “cuộc cách mạng Chomsky” đã thành công lớn rồi.

Tài liệu tham khảo

Chomsky, N. (1957). Syntactic structures. The Hague: Mouton& Company.

Chomsky, N. (1965). Aspects of the theory of syntax. Cambridge: The MIT Press.

Chomsky, N. (1980). Rules and representations. Columbia University Press.

Chomsky, N. (1981). Lectures on government and binding: Dordrecht: Foris.

Chomsky, N. (1995). The minimalist program. Cambridge: The MIT Press.

TU DINH

Nghĩ về

văn phạm vs. ngữ pháp

Trước đây, khi thấy nhiều người dùng chữ ngữ pháp, tôi đã nghĩ rằng ngữ pháp là tên gọi thứ hai, để dịch chữ grammar/grammaire, thay vì dùng chữ văn phạm.

Sau khi đọc một bài viết của Cao Xuân Hạo, trên một báo online trong nước, cho biết, ông sẽ đưa ra 300 định luật về ngữ pháp Tiếng Việt, tôi cảm thấy ngạc nhiên và thắc mắc. Rồi được tin ông qua đời, mà chưa kịp đưa ra 300 định luật ấy.

Sau đó, tôi có đọc cuốn sách mỏng của Cao Xuân Hạo về ngữ pháp Tiếng Việt.

Hôm nay, tôi vừa đọc bài viết về ngữ pháp của Đàm Trung Pháp, như trên.

Qua những gì đã đọc, tôi nhận ra ý nghĩa khác nhau, về nội dung, của hai hạng từ văn phạm ngữ pháp. Có thể gọi:

văn phạm = grammar

ngữ pháp = rhetoric.

1

Văn phạm là gì?

Dưới đây, là định nghĩa của văn phạm, từ cuốn Văn phạm và ngôn ngữ Việt Nam, Bản in lần 3, xuất bản 2008, tại California, của Tu Dinh và Vo Cao.

“Trong khoa học, con người không sáng tạo ra các định luật. Tất cả các định luật là của thiên nhiên. Từ nguyên thủy cho đến nay, thiên nhiên đã và đang hoạt động theo các định luật ấy. Con người, bằng trí khôn của mình, đã và đang tiếp tục khám phá ra các định luật của thiên nhiên . . . Tương tự như vậy, ngôn ngữ của con người (human language) đã và đang hoạt động theo các định luật của nó. Con người không sáng tạo ra các định luật của ngôn ngữ; con người chỉ làm công việc khảo sát, nghiên cứu, và khám phá ra các định luật của ngôn ngữ của con người, như nó đã và đang hiện hữu. Đó là văn phạm.

Văn phạm là môn học giúp người ta viết đúng, và chính xác, một ngôn ngữ, bằng cách áp dụng các định luật chung của ngôn ngữ của con người.”

Được biết, Âu Châu đi trước, đã khám phá ra các định luật chung của ngôn ngữ của con người, và văn phạm được hình thành, từ Thế Kỷ 14.

Ngôn ngữ của các dân tộc trên Trái Đất, mỗi ngôn ngữ có những đặc tính riêng, và được viết bằng những ký hiệu khác nhau, tuy nhiên, ngôn ngữ nào cũng đều hoạt động theo những định luật chung của ngôn ngữ của con người, chẳng hạn,

tĩnh từ cho thông tin về một danh từ;trạng từ cho thông tin về 1 trong 5 loại chữ:

động từ/ tĩnh từ/ trạng từ khác/ giới từ/ liên từ;

mạo từ cho biết chữ đứng liền sau nó, là danh từ;một câu phải có ít nhứt một động từ;Vân vân.

Không có ngôn ngữ nào đi ra ngoài các định luật chung nầy, của ngôn ngữ của con người. Ngoài ra, có một isomorphism trong bất kỳ câu viết, của các ngôn ngữ khác nhau. Nhờ có isomorphism, người ta có thể dịch từ ngôn ngữ nầy sang ngôn ngữ khác. Và, bởi dịch được, các dân tộc trên Trái Đất mới có thể thông tin với nhau.

Nói gọn, chỉ có một văn phạm chung, cho tất cả các ngôn ngữ của con người trên Trái Đất, mặc dầu mỗi ngôn ngữ viết theo ký hiệu riêng, và có các đặc tính riêng.

Văn phạm căn cứ vào luận lý hình thức. Nghĩa là, người ta nhìn cấu trúc hình thức của một câu, để xét xem câu ấy có theo đúng những định luật chung của ngôn ngữ của con người hay không. Và văn phạm hoàn toàn không xét đến ý nghĩa, tức không xét đến nội dung, của bất kỳ câu viết nào.

2

Ngữ pháp là gì?

Những gì được viết về ngữ pháp, cho thấy, ngữ pháp khác với văn phạm. Nói cho rõ hơn, ngữ pháp không cùng nghĩa với văn phạm, hay, ngữ pháp không phải là văn phạm.

Có thể nói,

Ngữ pháp là cách viết sao cho có tác dụng (effectively) về tâm lý, hay thẩm mỹ, hay nghệ thuật.

Ngược lại với văn phạm chỉ xét hình thức của một câu, để biết là đúng hay sai văn phạm ngữ pháp thì đào sâu ý nghĩa, hay nội dung, của một câu, tùy theo cách viết của câu ấy. Có thể nói, cái khác nhau của văn phạm và ngữ pháp, là

văn phạm là một khoa học; ngữ pháp là một nghệ thuật.

Hãy nghe, một người con gái có thể có 2 cách để nói với người bạn trai:

Em muốn đi chơi Đà Lạt với anh. (1)

Em muốn được đi chơi Đà Lạt với anh. (2)

Xét về văn phạm, cả 2 câu đều đúng văn phạm. Xét về ngữ pháp, Câu (2) cho thấy cách diễn tả ý nghĩ rất tinh tế của người con gái, nàng muốn biểu lộ một cách tế nhị tình cảm của nàng với người bạn trai. Câu (1) là cách nói bình thường.

Hãy nhìn, các nhạc sĩ, các nhà thơ, các nhà văn . . . thường chọn cho mình một cách viết, hay chọn những chữ, mà họ nghĩ rằng, sẽ tạo nên tác dụng về tâm lý, thẩm mỹ, hay nghệ thuật, rất riêng của họ. Mỗi văn nghệ sĩ đều có cách viết, hay cách dùng ngôn ngữ, rất riêng của họ.

Noam Chomsky có công rất lớn, trong việc đào sâu các tính chất của ngôn ngữ, như một nghệ thuật, trong cách diễn tả ý nghĩ, sao cho có tác dụng về tâm lý, hay thẩm mỹ, hay nghệ thuật. Tuy nhiên, ông dùng chữ grammar, là không đúng, không chính xác, với những gì ông nghiên cứu. Noam Chomsky có thể dùng chữ rhetoric, hay art of writing, hay technique of writing, hay soul of language, v.v.

Nói tóm lại:

ngữ pháp ≠ văn phạm

Và, những cuốn sách ngữ pháp không thể thay thế những cuốn sách văn phạm.

Trong một email, tác giả Đàm Trung Pháp đã nhận định chính xác, như sau.

Riêng tôi thấy thì có sự khác biệt giữa hai từ ngữ ấy. Ngữ pháp chú trọng đến những cấu trúc căn bản của các câu “đúng văn phạm” (có “grammaticality”). Văn phạm rộng rãi hơn, gồm cả ngữ pháp lẫn các chi tiết phức tạp như cách dùng các loại từ, cách dùng thời (tenses) sao cho đúng, vân vân.

Xem thêm: Veranda Là Gì – Veranda (Verandah) Là Gì

Nếu gọi văn phạm là một tập hợp (set), thì ngữ pháp là một tập hợp nhỏ (subset) của văn phạm.

Viết bằng ký hiệu luận lý: ngữ pháp ⸦ văn phạm.

Tập hợp (set) văn phạm, và tập hợp nhỏ (subset) ngữ pháp, có thể diễn tả bằng Venn diagram, như dưới đây,

Chuyên mục: Định Nghĩa