Trong lĩnh vực thi công nội thất đồ gỗ, mọi người thường nghe đến cụm từ sơn vecni hay đánh vecni. Đây là một kỹ thuật gia công bề mặt cho nội thất gỗ, giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Hãy cùng nội thất Việt Á Đông tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật gia công nội thất gỗ cao cấp này.
Bạn đang xem: Vecni là gì
Vecni là gì?
Vecni thực chất là một loại sơn cho đồ nội thất. Đây là một loại hỗn hợp “cánh kiến” ngâm trong dung dịch cồn 90 độ. Sau khi ngâm khoảng 24 giờ, hai nguyên liệu này sẽ hòa tan thành dung dịch đồng nhất có màu nâu nhạt, nhìn ở góc nghiêng sẽ có những áng vân óng ánh vô cùng đẹp mắt.
Tại sao nội thất gỗ nên dùng kỹ thuật vecni?
Đánh vecni là kỹ thuật để tân trang và giúp đồ nội thất gỗ trở nên thu hút hơn. Vecni được xem là “bộ áo giáp” bảo vệ bề mặt, gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Nó giúp đồ gỗ tránh khỏi nhưng tác nhân như mối mọt, ẩm mốc và nấm. Nhờ đó, tuổi thọ sản phẩm được nâng cao, giá trị sử dụng lâu bền hơn.
Lớp vecni trên bề mặt gỗ có độ mỏng tương đối so với sơn PU nhưng lại đảm bảo độ bóng và khả năng chống xước hoàn hảo. Nội thất làm từ gỗ tự nhiên cao cấp nhờ lớp vecni được đánh cẩn thận có thể tăng khả năng “miễn dịch” của gỗ đối với các tác nhân bên ngoài.
Khám phá đặc điểm của vecni
Trước hết là về ưu điểm, sự ưu việt mà vecni mang đến cho đồ nội thất gỗ:
Thành phần nguyên liệu của vecni có tính lành cao, thân thiện trong việc bảo vệ môi trường .Không độc hại, không có mùi khó chịu, an toàn cho sức khỏe người dùng.Màu sơn tự nhiên, có tác dụng tôn lên vẻ đẹp vốn có của gỗ, đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩmLớp vecni rất dễ làm mới.Đây là phương án lựa chọn hoàn hảo để tô điểm và nâng cao giá trị cho đồ nội thất gỗ tự nhiên, đồ cổ.
Xem thêm: Unloading Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích Loading And Unloading Có Nghĩa Là Gì
Tuy nhiên, sử dụng phương án vecni vẫn tồn tại một số hạn chế cần chú ý:
Màu sắc không phong phú như sơn PU, chỉ có 2 màu duy nhất là nâu gụ và cánh gián.Lớp vecni bao phủ trên bề mặt gỗ rất mỏng, không thẩm thấu sâu vào từng thớ gỗ như các loại dầu lau gỗ tự nhiên. Cho nên, độ bền màu không cao, nhanh bị phai.Kỹ thuật đánh vecni tốn nhiều thời gian và đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao.
Kỹ thuật đánh vecni thường sử dụng cho những sản phẩm đồ gỗ ít sử dụng và không đặt gì lên bề mặt như: cầu thang, đồ cổ, đồ trang trí bằng gỗ hay tủ gỗ cổ,… Với những món đồ nội thất thường xuyên sử dụng như: Bàn ghế sofa phòng khách, bàn ghế ăn, giường ngủ, tủ bếp,… thì tốt nhất nên dùng sơn PU. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng kết hợp cả 2 kỹ thuật này để tăng độ bền, tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Kỹ thuật đánh vecni chuẩn
Vecni là một kĩ thuật khó, đòi hỏi thợ thủ công là người có kinh nghiệm và tay nghề cao. Kỹ thuật này chủ yếu được thực hiện thủ công và có khá nhiều công đoạn. Hãy cùng nội thất Việt Á Đông tìm hiểu ngay sau đây:
Chuẩn bị
Trước khi tiến hành, cần chuẩn bị giấy chà nhám loại P180, P240, P320 và P400, P600. Số lượng sẽ tùy theo món đồ cần đánh. Số lượt đánh vecni càng nhiều thì độ mịn và độ tinh xảo càng cao. Thêm cụ chà nhám để dán giấy chà nhám để đỡ đau tay.
Chuẩn bị thêm chổi sơn để quét vecni, dung dịch vecni, giẻ lau và nước sạch.
Xem thêm: Tpp Là Gì? ? #4 Điều Doanh Nghiệp Cần Biết Về Hiệp Định Thương Mại Tpp
Tiến hành đánh vecni
Bước 1: Chà nhám bề mặt đồ gỗ bằng giấy chà nhám P180 sau đó dùng giẻ đã làm ướt bằng nước sạch để lau sạch bụi bẩn.Bước 2: Tiếp tục dùng giấy chà nhám P240 để đánh nhám giúp bề mặt gỗ thêm láng mịn hơn.Bước 3: Vecni khi mua về rất đặc và quánh, chúng ta nên phá vecni với nước sạch với tỉ lệ 1:1 rồi dùng chổi sơn quét lên gỗ.Bước 4: Đợi lớp vecni khô (khoảng 12 – 24 tiếng), tiếp tục đánh nhám bằng giấy nhám P320 và lau sạch bằng giẻ ướt.Bước 5: Quét vecni lần thứ 2 và đợi khô. Sau khi đã khô hoàn toàn dùng giấy nhám P400 để đánh. Khi đạt yêu cầu dùng giẻ ướt lau sạch.Bước 6: Tương tự bước 5 nhưng thay giấy nhám P400 bằng loại P600
Trên đây là một số thông tin cơ bản về kỹ thuật vecni trong sản xuất nội thất gỗ. Hiện nay, xưởng nội thất Việt Á Đông cũng thường xuyên sử dụng kỹ thuật này để sản xuất, thi công nội thất theo phong cách cổ như cổ điển hay phong cách Á Đông truyền thống.
Chuyên mục: Định Nghĩa