Vsync là gì Update 01/2025

V-Sync ( Vertical Synchronization ) có thể hiểu là đồng bộ số khung hình trên giây ( frame per second – fps ) trong game với độ làm tươi của màn hình ( refresh rate ). Nói nôm na mục đích duy nhất của nó là loại bỏ hiện tượng rách màn hình.

Bạn đang xem: Vsync là gì

——————————————————————–

Hiện tượng này xảy ra trong trường hợp nào ?

Về cơ bản, hiện tưởng rách màn hình có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi FPS trong trò chơi cao hơn tốc độ làm tươi của màn hình bạn. Điều đó có nghĩa là đa số màn hình hiện nay đều đáp ứng nhu cầu cơ bản là 60 Hz, nghĩa là có thể hiển thị 60 khung hình trên mỗi giây ( tất nhiên có khá nhiều màn hình cao cấp phát triển hơn khi lên tới 75/100/120/144/240 Hz ) Nhưng bất cứ khi nào FPS vượt qua tốc độ làm mới của màn hình bạn, hiện tượng xé rách khung hình chắc chắn sẽ xảy ra.

*

Hiện tượng này luôn là vấn đề nhức nhối khiến nhiều người quan tâm

——————————————————————–

V-Sync hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của tính năng này khá đơn giản, tất cả những gì nó làm là áp đặt giới hạn tốc độ khung hình, giới hạn FPS tối đa tương đương với tốc độ làm mới của màn hình. Rõ ràng, điều này sẽ ngăn việc xé màn hình xảy ra do GPU của bạn sẽ không hiển thị nhiều khung hình hơn những gì màn hình có thể hiển thị

NHƯNG…

Việc áp đặt giới hạn tốc độ khung hình sẽ làm giảm khung hình mang lại trên màn hình bạn. Thật không may, mặt trái của Vsync là có thể gây ra hiện tượng giảm khung hình của một số game xuống mức quá thấp trong trường hợp GPU của bạn không thể hiển thị ổn định 60 khung hình mỗi giây (dưới 30 khung hình/giây) khiến cho trải nghiệm chuyển động không còn mượt mà và có thể gây hiện tượng lag (game chậm phản hồi trước thao tác điều khiển của người dùng).

——————————————————————–

G-Sync/ FreeSync ra mắt liệu có thể thay thế được V-Sync?

Trước tiên để có thể biết được câu trả lời của điều này thì bạn cần phải biết G-Sync và FreeSync là gì

*

G-Sync là công nghệ đồng bộ hóa thích ứng được phát triển độc quyền bởi Nvidia nhằm mục đích chủ yếu là loại bỏ hiện tượng rách màn hình. Bắt đầu từ năm 2013 và giới thiệu vào sự kiện Computex 2015, Nvidia bắt đầu nghiên cứu phát triển một công nghệ đồng bộ hình ảnh mang tên G-Sync, nhằm khắc phục nhược điểm của V-Sync. Giải pháp họ đưa ra là đưa thêm 1 module vào trong màn hình.

Xem thêm: Unite Là Gì, Định Nghĩa & Ý Nghĩa Của Từ Unite, Unite Có Nghĩa Là Gì

Module này là cầu nối giữa GPU và màn hình G-Sync do NVIDIA phát triển để thay thế VBLANK của panel màn hình . Quy trình diễn ra như sau:

– Bước 1: GPU vẽ xong 1 khung hình.

– Bước 2: GPU báo cho module G-Sync về việc đó.

Xem thêm: Vectơ Là Gì ? Véctơ Có Những Đặc Điểm Tính Chất Nào? Véctơ Có Những Đặc Điểm Tính Chất Nào

– Bước 3: Module G-Sync điều khiển màn hình làm tươi hình ảnh.

*

Không xé hình, không lag, không trễ

Điều này có nghĩa là các màn hình hỗ trợ G-Sync có tần số làm tươi động, không cứng nhắc làm tươi định kỳ mỗi 16 ms một lần nữa (đối với màn 60 Hz), mà nó chỉ làm tươi mỗi khi có khung hình mới được vẽ xong. Nhờ đó G-Sync vẫn khắc phục hiện tượng xé hình nhưng không xuất hiện lag trễ như V-Sync, hình ảnh mượt mà tuyệt đối. Nếu một khung hình dựng lâu hơn thời gian dự kiến thì chu trình làm tươi được nới ra lâu hơn, đủ cho đến khi khung hình mới được dựng xong. Ngược lại, nếu khung hình được dựng nhanh hơn thì G-Sync sẽ rút ngắn lại khoảng thời gian làm tươi. Thay vì trước đây màn hình và card đồ họa hoạt động riêng, thì với G-Sync Module được đặt trong màn hình sẽ phối hợp lại với nhau, đồng thời làm tươi màn hình sau khi Render xong 1 khung hình. Với sự kết hợp đồng nhất này, giờ đây người chơi sẽ không gặp phải tình trạng xé hình hay bóng ma (ghosting) trong suốt quá trình trải nghiệm game nữa. Tuy nhiên để sử dụng được công nghệ này thì bạn phải đáp ứng được 2 yếu tố là card đồ họa Nvidia từ GTX600 trở lên và màn hình phải hỗ trợ tính năng này, tức là có module G-Sync bên trong ( Tuy nhiên giờ đây màn hình FreeSync cũng có thể hỗ trợ tính năng này )

——————————————————————–

*

FreeSync thì thế nào? Nếu Nvidia có G-Sync thì phía bên AMD cũng phát triển một công nghệ độc quyền là FreeSync. Năm 2014, AMD hợp tác với Hiệp hội chuẩn màn hình quốc tế VESA (Video Electronics Standards Association) để thêm một thành phần tuỳ chọn vào đặc tả chuẩn DisplayPort 1.2 gọi là Adaptive-Sync. Thành phần này hoạt động tương tự như G-Sync, mở rộng khoảng thời gian VBLANK của màn hình, và tự động rút ngắn VBLANK ngay khi GPU dựng xong một khung hình. Tuy nhiên khác với G-Sync, FreeSync lại không sử dụng module bản quyền riêng mà dựa trên các chuẩn công nghiệp nguồn mở. Và vì lí do đa số màn hình FreeSync rẻ không hỗ trợ LFC ( Low Framrerate Compensation ) AMD đã tìm hiểu đã giới thiệu công nghệ đồng bộ hóa mới có tên gọi là FreeSync 2

——————————————————————–

Liệu cả 2 có nhược điểm không ?

Khoan nói về những công nghệ thế hệ tiếp theo là G-Sync HDR và FreeSync 2 vội bởi chúng chỉ hỗ trợ cho những màn hình mới vừa ra mắt tại thị trường hiện nay ( tất nhiên là có giá thành không hề dễ nghe chút nào ) Vậy nên chúng ta chỉ nên tập trung vào vấn đề chính ở đây là G-Sync và FreeSync qua thông số đơn giản sau:

Nvidia G-Sync AMD FreeSync
Ưu điểm

– Loại bỏ hiện tượng xé hình

– Điều chỉnh tốc độ làm mới màn hình

– Giảm độ trễ đầu vào

– Chất lượng cao cấp

– Trải nghiệm hình ảnh tối ưu

– Chơi game mượt mà và ổn định

– Hỗ trợ cho những màn hình cao cấp

– Loại bỏ hiện tượng xé hình

– Giảm độ trễ đầu vào

– Không cần sử dụng module bản quyền riêng mà dựa trên các chuẩn công nghiệp nguồn mở

Chuyên mục: Định Nghĩa