Wearables là gì Update 01/2025

Wearables là gì? Wearables dịch nghĩa thô là “những vật dụng gì có thể đeo, mang được trên người”. Nhưng trong thời đại công nghệ ngày nay thì nó được biết đến nhiều hơn như là một từ được dùng để gọi chung tất cả những phụ kiện có tích hợp bộ xử lý máy tính, công nghệ điện tử và nhiều tính năng hữu ích khác mà người ta có thể đeo trên người được. Những sản phẩm như smartwatch (đồng hồ thông minh) và Google Glass là một trong số những sản phẩm wearables đang nóng nhất hiện nay.

Bạn đang xem: Wearables là gì

Bạn đang xem: Wearable là gìBạn đang xem: Wearable là gì

*

Ồ và đương nhiên là đừng quên kính đo năng lượng cực ngầu từ Dragon Ball.

Đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo tay

Trước tiên phải nói đến đồng hồ thông minh (smartwatch), đang là sản phẩm nóng bỏng nhất trong thời gian gần đây. Chúng ta bắt đầu râm rang nghe tin về loại smartwatch từ năm ngoái và từ lúc đó đến nay các ông lớn như Samsung, Google, Apple, Sony, LG, Toshiba .v.v… đều đã lần lượt nhảy vào sân chơi này. Samsung tung ra sản phẩm Samsung Galaxy Gear như là một linh kiện đi cùng và hỗ trợ các dòng điện thoại và tablet như Note 3 và Tab 10.1 từ năm 2013, nối tiếp theo đó là sản phẩm Gear 2 ra mắt hồi tháng 4 năm 2014 vừa qua và mới gần đây nhất là Samsung Gear S.

Motorola cũng nhanh chóng nhúng tay vào cuộc chơi khi cho ra mắt sản phẩm smartwatch Moto 360 vào đầu tháng 9 năm nay. Cùng thời điểm đó LG cũng không chịu đứng ngoài khi cho ra mắt sản phẩm LG G Watch và đang trên đà chuẩn bị để sắp tới sẽ tung ra phiên bản thứ hai mang tên G Watch R. Sony cũng chào sân với sản phẩm Sony SW2, hỗ trợ tất cả thiết bị Android.

Và đó là chưa kể đến đối thủ nặng ký nhất đến từ Apple: Apple Watch (hay iWatch), vừa được giới thiệu chính thức trong sự kiện vừa qua cùng với iPhone 6 và 6 Plus.

Trong cuộc chiến long trời lở đất của các ông lớn, thị trường cũng không thiếu các tay chơi nhỏ hơn nhưng không kém cạnh như Pebble với các sản phẩm đang được đánh giá cao.

*

Cuộc chiến của các chiếc đồng hồ thông minh chỉ mới bắt đầu.

Chưa bao giờ, kể từ khi cơn sốt smartphone bắt đầu năm 2008, chúng ta lại có dịp thấy thị trường sản phẩm thiết bị di động lại sôi động như thế này một lần nữa. Các nhà sản xuất đang rất háo hức vì sắp tới họ sẽ có rất nhiều thứ để bán cho người tiêu dùng. Họ đang lăn lộn để thử nghiệm và nhận phản hồi từ người dùng để biết xem khách hàng muốn gì trong chiếc đồng hồ thông minh nhỏ xíu. Nhưng thành thật mà nói, ngay cả người dùng còn chẳng biết là họ sẽ muốn gì với chiếc đồng hồ kia nữa. Một thị trường thật là mới, thật sơ khai và thật hỗn độn nhưng đó chính là điều khiến nó thật sự thú vị.

Bây giờ có thể còn quá sớm để có thể nói được rằng những chiếc smartwatch – đồng hồ thông minh này liệu có thể trở thành thứ gì đó lớn lao và có tiềm năng như smartphone đã làm hay không. Tuy nhiên nhìn vào những tính năng hiện đang có của một chiếc smartwatch như theo dõi nhịp tim, nhận diện bằng vân tay, nhận diện bằng giọng nói, theo dõi tình trạng sức khỏe (nhịp tim, mức độ vận động, lượng calories tiêu thụ), bảo mật 2 factor, giao dịch bằng NFC v.v… thì ta có thể thấy smartwatch cũng có những đặc tính riêng và phục vụ những nhu cầu rất đặc trưng của nó.

*

Tất cả thông tin về thế giới và cả cơ thể bạn giờ nằm gọn trên cổ tay.

Sự phát triển của các loại smartwatch – đồng hồ thông minh được dự đoán là sẽ khiến cho thị trường các thiết bị đeo tay chuyên theo dõi sức khỏe như Fitbit và Nike Fuelband sẽ có nhiều biến động vì bây giờ chiếc đồng hồ của bạn cũng đã có thể đảm đương việc theo dõi sức khỏe này. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một tương lai khi mà chúng ta có thể theo dõi tất cả các chỉ số và thông tin về cơ thể mình và luôn luôn online không còn xa nữa.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Understanding Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Google Glass và các thiết bị đeo trên đầu (head-mounted devices)

*

Cũng như smartwatch, liệu “smart glass” có thể trở thành xu hướng của tương lai?

Google Glass đương nhiên là một sản phẩm đang rất được nhiều người quan tâm nhưng nó không phải là wearable duy nhất mà người dùng có thể lựa chọn. Cho các nhu cầu khác nhau, còn có các sản phẩm khác nhau phục vụ cho người dùng. Một sản phẩm wearables khác hiện nay cũng không kém phần nổi bật phải kể đến Oculus Rift – thiết bị Virtual Reality – VR (thực tại ảo) hàng đầu, đây cũng là công ty mà gần đây đã được Facebook mua lại với giá 2 tỷ USD. Hãy tưởng tượng bạn có thể chơi game hoặc xem phim với các trải nghiệm ngay trước mắt và mình là một phần của điều đó, chẳng phải đó là thứ mà chúng ta đều mơ ước khi còn nhỏ hay sao?

*

Đây là một thị trường cực kỳ tiềm năng gắn liền với các dịch vụ giải trí như phim ảnh, video game và còn nhiều hơn thế nữa. Đó là lý do tại sao các ông lớn như Samsung (Samsung VR Gear) và Sony (Morpheus) đều đã bắt đầu tấn công mảng này.

Ngoài các loại sản phẩm được nêu bên trên, thị trường wearables vẫn còn rất nhiều sản phẩm khác cũng rất thú vị và đang phát triển rất nhanh. Tuy nhiên trong giới hạn bài viết này chúng ta sẽ chỉ đề cập tới các sản phẩm trên vì chúng là các sản phẩm có tiềm năng (quảng cáo) nhiều nhất trước mắt.

Quảng cáo trên các thiết bị wearables

Hiện nay thị trường các thiết bị wearables vẫn còn khá mới mẻ và các dạng thức quảng cáo trên các sản phẩm này hiện nay gần như không có. Tuy nhiên sẽ khá thú vị khi nghĩ về việc làm thế nào để có thể quảng cáo trên các thiết bị này và nếu tới lúc các wearables này thật sự trở thành một kênh quảng cáo thì bạn, một người làm marketing, đã có hiểu biết và sẵn sàng để tham gia hay chưa?

Trước khi đi xa hơn thì bạn nên hiểu 3 vấn đề liên quan đến các sản phẩm này:

1. Wearables là phần mở rộng: các thiết bị này không thể thay thế chiếc điện thoại hay máy tính của bạn, chúng chỉ là phần mở rộng thêm, một phụ kiện để giúp người dùng kết nối tốt hơn, tìm thông tin dễ dàng hơn.

2. Tất cả đều kết nối với nhau: kết nối chính là xu thế tương lai cho tất cả các thiết bị wearables này. Chúng ta ngày càng có nhiều sản phẩm điện tử mang theo bên mình, từ laptop, tablet cho đến điện thoại di động và bây giờ có thể có thêm smartwatch, Google Glass và nhiều thứ khác nữa. Do đó việc các thiết bị nãy có thể cùng kết nối, cùng sync với nhau nhằm giúp cho người dùng có thể tập trung hơn, tiến hành các việc họ đang làm từ thiết bị này sang thiết bị khác mà không bị gián đoạn.

3. Khả năng thu thập các thông tin cá nhân chưa bao giờ có: các sản phẩm này có thể thu thập được rất nhiều thông tin mà trước đó chưa bao giờ có. Như smartwatch có thể ghi nhận các chỉ số về sức khỏe của bạn, chỉ số về sự vận động của bạn, trong khi đó Google Glass có thể ghi nhận được việc bạn đang nhìn gì, theo dõi gì.

Câu hỏi tiếp theo của chúng ta là: liệu có thể quảng cáo trên Wearable được hay không? Câu trả lời là nhưng sẽ còn tùy vào mức độ chấp nhận của người dùng. Tại sao? Cũng như đã nói ở trên, các thiết bị wearables có khả năng thu thập được các thông tin rất đặc trưng liên quan đến người dùng, tất cả thông tin đó sẽ mang đến rất nhiều điều thú vị nhằm giúp các người làm quảng cáo có thể đẩy những quảng cáo thích hợp hơn tới người dùng.

Hãy tưởng tượng một tương lai không xa, khi mà bạn muốn đi du lịch, bạn lên Google và tìm kiếm xem địa điểm du lịch nào du lịch tốt nhất cho mùa hè này. Kết quả hiện ra và bạn bấm vào một tin quảng cáo Adwords nằm trên đầu dẫn vào một trang web thông tin du lịch. Sau khi đọc qua bài viết, bạn quyết định sẽ đi Nha Trang để chơi. Vừa hay trên website đó có đặt banner quảng cáo của một hãng máy bay hay delay nhưng giá rẻ, thế là bạn book luôn vé đi Nha Trang.

Thế rồi đã tới tới giờ bạn phải đi tập thế dục và bạn đeo Google Glass phiên bản 3, và đeo chiếc Apple Watch 4Z vào rồi ra khỏi nhà. Hôm nay bạn thấy khỏe hơn bình thường, chắc là vì nghĩ tới kỳ du lịch Nha Trang sắp tới, nên bạn chạy nhiều hơn mọi ngày 5km, chiếc đồng hồ thông minh nó báo thế. Lúc này thì bỗng màn hình chiếc smartwatch sáng lên, một tin nhắn thoại được gửi tới cho bạn. Bạn lướt nhẹ trên mặt đồng hồ để phát tin nhắn thoại, một giọng nữ nhẹ nhàng vang lên: “chào anh, hôm nay anh đã tập thể dục rất chăm chỉ, nhiều hơn so với tháng trước. Để chúc mừng anh, nhà hàng ABC xin gửi tới anh mã giảm giá 30% cho suất ăn dành cho người đang giảm cân. Xin hãy tới nhà hàng ABC gần nhất để nhận được ưu đãi.”

Bạn nghĩ, chà, cũng được nhỉ, thế là bạn quyết định tới ABC ăn. “Google, đường tới nhà hàng ABC gần nhất”, một bản đồ mở ra với địa điểm của bạn và chỉ dẫn tới nhà hàng ABC gần nhất hiện ra trên Google Glass. Chỉ cách một con phố, đi bộ cũng được, bạn lầm bầm. Thế là bạn đi bộ dọc theo con phố, trên đường đi, bạn đi ngang qua một cửa hàng bán đồ thời trang. Bạn nhớ ra mình chưa có bộ đồ bơi nào để đi Nha Trang, thế là bạn đứng lại trước cửa kính và nhìn vào chiếc quần bơi nhãn hiệu XYZ khá bắt mắt, camera trên kính bạn nhấp nháy. Bạn chần chừ chưa biết có nên mua hay không, thì Google Glass của bạn rung rung, có tin push message được gửi trực tiếp đến bạn: “quần bơi nhãn hiệu XYZ hiện đang được giảm giá 15% nếu bạn mua cùng với nón đi biển cùng nhãn hiệu cực cool.” Bạn chưa có nón đi biển nên mua luôn cũng tiện, lại được giảm giá, thế là bạn vào cửa hàng và mua chiếc quần bơi và cái nón XYZ và được giảm giá 15%. Sau đó bạn tiếp tục đi tới nhà hàng ABC gần đó và tận hưởng bữa ăn của mình trước khi về nhà.

Về tới nhà, bạn bật tivi lên để xem Game of Thrones Season 8 trên HBO. Xem một lúc thì tới thời gian quảng cáo, lúc này tất cả các quảng cáo trên tivi đều là về các dịch vụ du lịch và khách sạn hiện đang có tại Nha Trang. Ồ, khách sạn đó cũng gần biển, nhìn có vẻ đẹp, thế là bạn bấm nút cảm ứng trên tivi, gọi và đặt phòng tại đó luôn. Thật tuyệt vời, bạn nghĩ, trông chờ kỳ nghỉ hè tại Nha Trang sắp tới.

Xem thêm: Unicorn Là Gì ? Có Ý Nghĩa Gì? Việt Nam Có Công Ty Unicorn Không?

Còn về các sản phẩm thực tại ảo VR như Oculus Rift? Thật khó để tưởng tượng việc quảng cáo trên thực tại ảo sẽ ra sao nhưng việc Facebook – một công ty chuyên sống nhờ quảng cáo, mua lại Oculus Rift với giá gần 2 tỷ USD thì chắc chắn là không phải để chơi. Facebook hẳn đã có ý định tích hợp mạng xã hội và thực tại ảo vào thành một hệ thống, và chắc chắn một lúc nào đó trong quá trình phát triển, quảng cáo sẽ được Facebook tìm cách nào đó để đưa vào. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Chuyên mục: Định Nghĩa