Home Product Wood Chips
TBCKVN – Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018 đạt 6,34 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ước tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 9/2018 đạt 680 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu trong 9 tháng năm 2018 đạt 6,34 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2018 ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Bạn đang xem: Wood chips là gì
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tháng 8/2018 đạt 493,4 triệu USD, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 8 tháng năm 2018, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 3,48 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, trong 8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng khác như: dăm gỗ; gỗ, ván và ván sàn; cửa gỗ; khung gương…
Dự báo trong nửa cuối năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tăng 13% – 15% bởi những yếu tố thuận lợi như: thị trường bất động trên toàn cầu cải thiện, theo chu kỳ hàng năm nửa cuối năm nhu cầu sửa chữa thay thế các sản phẩm nội thất tại nhiều thị trường lớn tăng.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có những tác động đến tình hình xuất khẩu ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Theo Citi Research, nhóm sản phẩm đồ nội thất mà Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế 10% có quy mô khoảng 23 tỷ USD. Để tránh rủi ro, có khả năng các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng đơn hàng sang các khu vực khác trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội đối với ngành nội thất Việt Nam.
Gỗ tự nhiên là gì – Ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiênlà loại gỗ được khai thác trực tiếp trong những khu rừng tự nhiên hay từ các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc và được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác.Gỗ tự nhiênlà vật liệu rất được ưa chuộng và có giá trị cao trong lĩnh vực nội thất.
Vẻ đẹp của gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiênđẹp bởi sự mộc mạc và thân thiện vốn có. Màu sắc của gỗ là màu của sự ấm cúng. Những hình thù vân gỗ với những màu sắc khác nhau chính là nét đặc trưng cho vẻ đẹp củagỗ tự nhiên. Ngoài ra, do sự khác biệt về các loại khoáng chất có trong đất mà gỗ sinh trưởng trong mỗi khu vực địa lý khác nhau, thậm chí trong cùng một khu vực vẫn có sự khác biệt về màu sắc và thớ gỗ. Điều này mang đến cho các sản phẩm nội thấtgỗ vẻ đẹp rất riêng trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm.
Ưu điểm của cửa gỗ tự nhiên
– Bền theo thời gian: Gỗ tự nhiên thường có độ bền rất cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.
– Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ , không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, giống như vân tay của con người vậy . Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp . Thông thường người ta thường sơn màu cánh gián, màu nâu vàng nhạt đậm tùy sở thích mỗi người, hoặc cũng có thể giữ màu tự nhiên của gỗ…
– Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.
– Chắc chắn : Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.
– Thẩm mỹ, họa tiết : Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật , điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp vì gỗ công nghiệp được sản xuât theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên.
– Phong cách : Cổ điển, ấm cúng, sang trọng.
Nhược điểm của gỗ tự nhiên:
– Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.
– Cong vênh, co ngót : Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ …hầu hết các lỗi để đồ nội thất có tình trạng cong vênh là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý, gép mộng không đúng kỹ thuật, tuy ban đầu có thể không xuất hiện, hiện tượng cong vênh nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng các cánh bị vênh hoặc cong và không đóng được cánh tủ
Gỗ công nghiệp là gì?
Trong quá trình tư vấn, triển khai thực hiện, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến gỗ công nghiệp như: Gỗ công nghiệp là gì? Gỗ công nghiệp MDF nghĩa là sao? Có tốt không? Độ bền thế nào? MDF và MFC cái nào tốt hơn? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu và trả lời các thắc mắc này nhé!
Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất ngày nay, đặc biệt là tại các thành phố mang phong cách năng động như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng: từ nhà dân, biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng,…Gỗ công nghiệp gồm 2 nhóm chính: MDF và MFC
Gỗ MFC là gì?
Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Thế còn gỗ MDF là gì?
Tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.
Gỗ công nghiệp MDF và MFC chất lượng hàng đầu thế giới xuất sứ từ CHLB Đức và Malaysia, với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễcong, vênh của gỗtựnhiên, dùng thay thếgỗtự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹvốn có của nó.
Gỗ MDF và MFC có các hình thức cao cấp hơn là gỗ MFC chống ẩm, gỗ MDF chống ẩm và HDF chịu nước. Biểu hiện bằng mắt thường dễ dàng nhận diện là lõi gỗ của các sản phẩm cao cấp này thường có màu xanh.
Các dòng gỗ cao cấp này thường được sử dụng cho các vị trí ẩm ướt như tủ lavabo,tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet,…
Vậy, gỗ công nghiệp MDF và MFC có tốt không?
Câu trả lời: phụ thuộc vào cách bảo quản gỗ của bạn. Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC có thể sử dụng từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.
Để khách hàng có thể yên tâm với điều này, sản phẩm của công ty Nội thất CNC luôn được cam kết bảo hành tận tình trong thời gian 10 năm sử dụng!
Đối với các môi trường ẩm ướt, CNC khuyến cáo khách hàng nên dùng các sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp là MFC chống ẩm, MDF chống ẩm hoặc HDF chịu nước.
Thế thì, gỗ công nghiệp MDF và MFC cái nào tốt hơn?
Câu trả lời: phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. MDF có thể hoàn thiện bề mặt bằng sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer.
Nhân tiện xin trả lời câu hỏi cũng khá phổ biến: MDF Veneer là gì mà sao phổ biến đến vậy?
MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng gỗ tự nhiên mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, Căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên là bao! (thậm chí còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại).
Xem thêm: Em Biết Gì Về Các Khái Niệm: Lệnh, Chương Trình, Từ Máy Là Gì
Quay trở lại với câu hỏi gỗ MDF và MFC cái nào tốt hơn. MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Đồng thời bề mặt Melamine ít thân thiện với con người. Do đó, ứng dụng phổ biến của MFC thường dùng cho kệ,tủ quần áo, tủ bếp. Cũng bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.
Gỗ MDF thì dùng tốt hơn chogiường, bàn, sản phẩm cho trẻ em bởi chúng có nét thẩm mỹ hơn, đồng thời thân thiện với con người hơn (đối với MDF Veneer).
Dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF và MFC rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng.
Đồ gỗ nội thất được sản xuất sẵn theo các mẫu tiêu chuẩn hoặc gia công theo thiết kế đặc thù rồi triển khai lắp đặt tại hiện trường.
Tiện dụng và thân thiện với môi trường là đặc tính nổi bật giúp cho gỗ công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong trang trí nội thất.
Tại Hội thảo về bức tranh ngành gỗ Việt được tổ chức tại Hà Nội sáng nay (27/3), đại diện Hiệp hộigỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho hay, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỉ USD. 300 triệu USD còn lại trong số 8 tỷ là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như sản phẩm mây tre, cói và thảm.
Với kim ngạch này, ngành gỗ Việt đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu là 8-8,5 tỉ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp Giai đoạn 2016-2020. Ngành gỗ đã có vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), có một số lý do dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó bao gồm tụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do ngành này bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc.
Suy thoái kinh tế năm 2008-2009 tại Châu Âu làm giảm sức sản xuất tại châu lục này, từ đó tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, thiếu hụt lao động và giá lao động cao tại Trung Quốc, Malaysia và Indonesia – các quốc gia cạnh canh về chế biến gỗ xuất khẩu với Việt Nam cũng tạo cơ hội cho ngành gỗ chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển, ông Hạnh nhận định.
Gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và EU. Riêng thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu gỗ từ nền kinh tế số 1 thế giới đã cán mốc hơn 3 tỷ USD trong năm vừa qua.
Tổng Thư ký Vifores Nguyễn Tôn Quyền cho biết, dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt khoảng 9 USD, để vươn tới con số 10 tỉ USD trong những năm tiếp theo.
Theo ông Quyền, công suất thiết kế của các nhà máy chế biến gỗ hiện này có thể đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu, nhưng vấn đề khó nhất đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đó là nguồn gỗ nguyên liệu.
Cạnh tranh thể hiện ở cả nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ thị trường trong nước. Theo tính toán của Viforest, năm 2016 xuất khẩu gỗ đạt 6,9 tỷ USD thì tiêu thụ 31 triệu m3 gỗ, năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD thì nguyên liệu gỗ tiêu thụ tương đương khoảng 33 triệu. Đến năm 2020, muốn đạt con số 10 tỷ USD thì phải có 40 triệu m3 gỗ. Như vậy, trong nước, ít nhất phải cung cấp 33 triệu m3 , nhưng hiện nay, lượng gỗ trong nước mới đáp ứng khoảng 23 triệu m3, Tổng Thư ký Vifores phân tích.
Theo VOV
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Phương án Quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020 nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong nước với tổng vốn thực hiện là 7,5 tỷ đồng.
Theo đó, mục tiêu của phương án nhằm quản lý chặt chẽ sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất khẩu, hạn chế tối đa việc sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ, nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong nước, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Cụ thể, phương án được chia làm 2 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 2014-2015, sử dụng không quá 70% sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ, tăng giá trị gia tăng trên 1m3 nguyên liệu gỗ khoảng 14% so với năm 2013.
Giai đoạn 2016-2020, sử dụng không quá 40% sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ. Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và giá trị tăng cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ. Tăng giá trị gia tăng trên 1m3 nguyên liệu gỗ khoảng 54% so với năm 2013.
Về định hướng chung sẽ không phát triển cơ sở sản xuất dăm gỗ đối với các vùng Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Đồng thời, từng bước hạn chế các cơ sở sản xuất dăm gỗ ở 3 vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ với sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn trong giai đoạn 2014-2015 và 3,5 triệu tấn ở giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư chế biến gỗ để đến năm 2020 các cơ sở sản xuất ván sợi MDF, ván dăm và viên nén chất đốt đi vào sản xuất với sản lượng đạt khoảng 2,5 triệu tấn sản phẩm/năm và thúc đẩu các nhà máy giấy đạt khoảng 750 nghìn tấn bột giấy/năm, tiêu thụ khoảng 6,5 triệu m3 gỗ nhỏ. Phát triển thêm các cơ sở sản xuất ghép thanh và các loại ván nhân tạo khác và các vật liệu hỗ trợ trong chế biến gỗ.
Bên cạnh đó duy trì ổn định các thị trường hiện có như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và phát triển các thị trường mới như Nga, Trung Đông… Từng bước xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm gỗ Việt Nam tại nước ngoài. Tổ chức các hội chợ chuyên ngành, phát triển thị trường nội địa.
Về chính sách thuế, tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ từ 0% hiện nay lên từ 5-10%. Áp mức thuế giá trị gia tăng là 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% đối với các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ.
Xem thêm: “ Úm Là Gì ? Tại Sao Lại Phải Úm Gà Nghĩa Của Từ Úm Trong Tiếng Việt
Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp, nông thôn phát triển các cơ sở chế biến sử dụng gỗ rừng trồng trong nước để sản xuất các sản phẩm mộc có giá trị cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong 5 năm đầu khi bắt đầu sản, với cơ chế hoàn lại toàn bộ thuế giá trị gia tăng; miễn tiền thuê đất khi xây dựng nhà máy, hỗ trợ 50% cước phí vận chuyển nguyên liệu.
Chuyên mục: Định Nghĩa