Xâm canh là gì Update 01/2025

Thời sự – Chính trịĐời sống – Xã hộiMediaThời sựKý sựChuyên mụcVăn hóa – Văn nghệChương trìnhSân chơiThế giớiKinh tếVăn hoá giải tríPháp luậtGiáo dụcThể thaoKhoa học công nghệSức khỏeGóc ảnhNTVĐất và người Xứ NghệHoạt động NTVMultimediaLiên hoan PT-THTác phẩm dự thiPhát thanhTruyền hình

Tình trạng đồng bào người Mông xâm canh xâm cư phát nương, làm rẫy trên diện tích rừng đặc dụng thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nằm trên địa bàn xã Nậm Giải huyện Quế Phong đã kéo dài nhiều năm với diện tích khá lớn. Điều này phần nào đã ảnh hưởng tới áp lực tài nguyên rừng, môi trường sinh thái, gây mất an ninh trật tự vùng biên. Thế nhưng, để tìm lời giải cho bài toán xâm canh kéo dài này không hề dễ chút nào!

Trước thực trạng xâm canh xâm cư giữa khu vực giáp ranh 2 xã Tri Lễ và Nậm Giải ngày càng có chiều hướng gia tăng, huyện Quế Phong đã thành lập Đoàn công tác liên ngành do Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt là đơn vị chủ trì tiến hành đợt tuyên truyền vận động. Đến nay, đoàn công tác đã 2 đợt đi vào tận bản Mường Lống tổ chức họp dân, ký cam kết không vi phạm.

Bạn đang xem: Xâm canh là gì

*
Đòan công tác tiến hành định vị GPRS và bản đồ tìm các vị trí xâm lấn đất rừng
*
Tìm địa điểm xâm lấn trên bản đồ

Những ngày đầu tháng 6, giữa cái nắng khắc nghiệt cháy da cháy thịt của núi rừng miền Tây Nghệ An, đoàn công tác liên ngành của huyện Quế Phong tiếp tục đi vào tận lán rẫy của các hộ xâm canh xâm cư trong rừng đặc dụng tiến hành tuyên truyền vận động và ký cam kết đợt thứ 2. Tuy nhiên, cũng như lần trước, khi biết tin có đoàn công tác vào kiểm tra, để đối phó, các hộ đồng bào người Mông lại chơi “chiến thuật” vườn không nhà trống, cửa đóng then cài.

*
Những khu lán trại chỉ có bóng dáng các lực lượng chức năng

Tại khoảnh 3 tọa độ 104 của rừng đặc dụng, có rất nhiều lán trại nhà tạm dường như vừa được dựng mới. Tuy nhiên, ở đây cũng không hề có bóng dáng của bất cứ người nào. Thế nhưng, đàn vật nuôi như lợn, dê, bò vẫn được thả khắp rừng, chứng tỏ chủ của chúng vẫn vừa mới ở quanh đây.

*
Đàn bò, dê vẫn nhởn nhơ gặm cỏ giữa rừng sâu

Và cách duy nhất mà đoàn công tác có thể làm lúc này đó là dán các tờ thông báo lên lán trại…

*
Thông báo ngày tháo dỡ các lán trại tại khu vực vi phạm

Phải đến hơn một giờ chiều, chúng tôi mới tiếp cận được hộ đầu tiên có mặt tại lán, đó là bà Xồng Giống Lào vừa đi rãy về. Sau khi nghe cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tuyên truyền, giải thích thông qua sự phiên dịch của trưởng bản Và Bá Mài, bà Giống Lào đã vui vẻ điểm chỉ vào tờ cam kết, vì bà không biết chữ.

*
Đoàn công tác trao đổi với bà Xồng Giống Lào

Trao đổi với chúng tôi, trưởng bản Và Bá Mài cho biết: không chỉ có các hộ hồi cư sang xâm canh ở Nậm Giải, mà hầu hết các hộ ở bản Mường Lống không có đất sản xuất cũng đã theo nhau vào đốt rừng làm rẫy tại rừng đặc dụng. Bá Mài nêu đề xuất: “ Để không xảy ra tình trạng như hiện nay thì nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ cho bà con dân bản. Đa số những hộ không có đất đều mong muốn được huyện chia lại ruộng nước để gia đình nào trong bản cũng có đất làm ăn sinh sống”.

Xem thêm: Chơi Some Là Gì ? Sâm Là Gì? Giới Trẻ ‘Chơi Sâm’ Để Đổi Món

Về phía chính quyền địa phương, ông Vi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tri Lễ thừa nhận: Do ruộng nước ít, nhưng nhu cầu đất của bà con lớn, bà con canh tác lại theo phong tục du canh du cư nên xã rất khó quản lý. Vì thế, chính quyền địa phương cơ bản làm công tác tuyên tuyền là chính, để vận động các gia đình quay trở về bản. Còn về các chính sách chế độ các gia đình thì hầu như còn hạn chế, cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn nên họ vẫn cứ vi phạm. Về giải pháp của chính quyền địa phương, hiện nay xã vẫn đang tiếp tục đưa thanh niên, phụ nữ, già làng trưởng bản tới vận động. Tuy nhiên, cơ bản vẫn chỉ là công tác tuyên truyền vận động, còn về những cái khác thì xã bất lực..

*
Rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nằm trên địa bàn xã Nậm Giải

Nói về những giải pháp để giải quyết tình trạng xâm canh xâm cư trong đồng bào Mông, ông Lê Thái Diệu – PGĐ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chia sẻ: “thời gian qua, song song với công tác tuyên truyền thì Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã có rất nhiều nỗ lực để nhằm hạn chế việc phá rừng đốt rẫy. Ban đã tiến hành đầu tư, giao khoán cho các hộ đồng bào dân tộc theo chương trình 30A để nâng cao đời sống cho bà con. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đã xâm canh trong thời gian đã lâu, thì Ban quản lý vừa tiến hành giao khoán, vừa tuyên truyền để nâng nhận thức cho bà con nhằm giảm áp lực lên rừng”.

Đưa vấn đề này trao đổi với ông Lang Văn Minh – PCT UBND huyện Quế Phong, ông Minh cho rằng: Tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra trong thời gian qua một mặt do áp lực về đất sản xuất, cụ thể là đồng bào Mông hồi cư về không có đất sản xuất. Nguyên nhân là do ruộng nước khai hoang không đủ, vì các hộ người Mông hầu hết con cái đông, bình quân 1 hộ có từ 7-16 khẩu, trong khi với 1 sào ruộng/hộ không đủ cung cấp lương thực. Ông Minh cũng thừa nhận, tình trạng các hộ xâm canh xâm cư kéo dài trong nhiều năm qua chính quyền huyện có biết. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng này thì cần phải có nhiều hơn nữa các chủ trương chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trước thông tin chính quyền thôn bản ở Nậm Giải thu tiền sản xuất của các hộ xâm canh, ông PCT huyện khẳng định sẽ kiểm tra lại, nếu có tình trạng này sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Để giảm tình trạng đốt rừng tràn lan trong đồng bào Mông, hàng năm huyện chỉ đạo chính quyền địa phương vận động, giao các cơ quan ban ngành rà soát, giao thêm cho các hộ gia đình từ 300-400 ha đất rẫy, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đất sản xuất. Trước mắt, để giải quyết tình trạng xâm canh xâm cư, huyện chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân tháo dỡ lán trại tạm. Về lâu dài, huyện thực hiện một số chính sách như CT 134, đặc biệt mới đây thực hiện theo QĐ755 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách thiếu đất ở, công trình nước sinh hoạt..Từ đầu năm 2016 này, huyện cũng đã chỉ đạo xã Tri Lễ rà soát những hộ nào còn thiếu đất ở và đất sản xuất đưa vào chương trình 755 để có sự hỗ trợ…

*
Mong ước của bà con bản Mường Lống là có ruộng nước để sản xuất

Quế Phong là một huyện miền núi vùng cao nghèo, khó khăn, nguồn ngân sách eo hẹp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao, nên việc chăm lo cho các đối tượng hộ nghèo đang là một gánh nặng với địa phương. Hầu hết đều phải dựa vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Vì vậy, giải quyết tình trạng xâm canh kéo dài trên thực tế đang là bài toán nan giải, vượt quá tầm tay đối với chính quyền cũng như các ngành chức năng của huyện Quế Phong.

Trong khi, chính quyền đang loay hoay tìm cách xử lý các hộ dân vi phạm, thì cũng như mọi ngày, sáng nay, gia đình Và Lỳ Pó lại dậy sớm tất bật chuẩn bị cơm nắm, gùi, bế lên đường sang Nậm Giải làm rẫy. Cho dù, từ trước đến nay đã phá hết bao nhiều rừng để làm rẫy, cuộc sống gia đình Pó vẫn chưa hết đói nghèo…Cũng như gia đình Pó, dẫu biết chặt phá rừng là vi phạm nhưng vì mưu sinh, bà con dân bản vẫn chưa dễ dàng từ bỏ…

Xem thêm: Phân Biệt File Powerpoint Có Đuôi Pptx Là Gì, Làm Thế Nào Để Mở Tập Tin

*
Vợ con Và Lỳ Pó lại lên rẫy như mọi ngày

Rõ ràng, việc làm quan trọng nhất hiện nay đó là sớm tìm ra các giải pháp mang tính bền vững, từ đó mới có thể giải quyết tình trạng xâm canh xâm cư kéo dài trong đồng bào Mông. Trong đó giải pháp có tính quyết định vẫn là cấp quỹ đất cho bà con yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều này, sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng làm nương rẫy, giảm diện tích rừng bị xâm hại, góp phần đảm bảo ANTT vùng biên giới Quế Phong./.

Chuyên mục: Định Nghĩa