Là mỗi người con của dân tộc Việt Nam, chắc hẳn trong chúng ta đã từng nghe qua về “phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh”. Vậy, Xô viết Nghệ Tĩnh là gì? Nó diễn ra như thế nào trong những năm tháng lịch sử? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây với gocnhintangphat.com nhé!
Xô viết Nghệ Tĩnh là gì?
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nổi bật lên chính là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Bạn đang xem: Xô viết là gì
Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi của phong trào đấu tranh chống lại đế quốc Pháp của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. Tên gọi “Xô viết” xuất phát từ việc nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền.
Tóm tắt diễn biến phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
Từ năm 1930, tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội ngày một sâu sắc. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc) và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp) là hai mâu thuẫn cơ bản nhất. Chính vì vậy, trong những năm cuối thập kỉ 20, các phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia.
Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1930, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh mở đầu bằng cuộc biểu tình của công nhân ở khu công nghiệp Bến Thuỷ và nông dân của 5 xã ven thành phố Vinh biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, đòi bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định, ủng hộ Liên Xô.
Từ tháng 6 đến tháng 8, công nhân nhà máy diêm, nhà máy cưa, công nhân bốc vác Bến Thuỷ, công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi… liên tiếp bãi công hưởng ứng.
Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân hai tỉnh Nghệ Tĩnh tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ, từ các làng mạc kéo đến huyện lị, tỉnh lị: biểu tình ở Nam Đàn (6 – 8), Can Lộc (4 – 8), Thanh Chương (12 – 8), Nghi Lộc (29 – 8)
Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên vào ngày 12 – 9. Nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”… Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 km tiến về thành phố Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội tự vệ được trang bị dao, gậy. Dòng người ngày càng được bổ sung thêm, khi đến gần Vinh, con số lên đến 30 nghìn người và xếp thành hàng dài tới 4 km.
Thực dân Pháp đàn áp dã man. Chúng cho máy bay ném bom và xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, 125 người bị thương, 277 nóc nhà bị đốt cháy… Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn. Song, sự đàn áp dã man đã không thể ngăn nổi phong trào đấu tranh.
Kết quả, Nguyên nhân thất bại và Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
Kết quả phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Dòng người kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh, phá trạm điện tín, trừng trị bọn địa chủ tàn ác và bọn cường hào phản động… đã làm cho chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều thôn, xã. Các chi bộ Đảng và tổ chức Nông hội đỏ đã quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng xã, làm chức năng của chính quyền.
Ở Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9 – 1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần ở Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Còn ở Hà Tĩnh, Xô viết được thành lập ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối 1930 – đầu 1931.
Trước tình hình đó, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Chúng điều động binh lính đóng nhiều đồn bốt ở Nghệ Tĩnh. Bên cạnh đó, chúng còn dùng thủ đoạn chia rã, mua chuộc. Chính vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt, tù đày.
Mặc dù tích cực đấu tranh chống mọi thủ đoạn của địch, nhưng do điều kiện bất lợi về nhiều mặt, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh dần dần đi xuống.
Xem thêm: Stinky Là Gì ? Stink Là Gì, Nghĩa Của Từ Stink
Nguyên nhân thất bại của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới được thành lập, vẫn còn non yếu về đường lối và tổ chức.Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn.Phong trào diễn ra lẻ tẻ khắp các địa phương chưa có sự liên kết chặt chẽ.
Ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Xô viết Nghệ Tĩnh nói riêng và phong trào cách mạng 1930 – 1931 tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn những có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Phong trào đã khẳng định đường lối cách mạng: Đảng đề ra là đúng đắn, mở đầu cho giai đoạn cách mạng đi theo đường lối sáng tạo trên cơ sở lí luận khoa học của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hình thành khối liên minh công nông: đồng thời cũng phát huy được sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp công – nông trong đấu tranh cách mạng.Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.Phong trào này được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Vì thế Quốc tế Cộng sản đã công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương chính là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Xem thêm: So Sánh Batna, Watna, Zopa Là Gì ? Làm Thế Nào Để Thành Công Khi Đàm Phán?
Bài học kinh nghiệm từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã để lại bài học quý giá về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công – nông, mặt trận dân tộc thống nhất, cũng như tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Xô viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dù đã lùi xa nhiều năm, nhưng vẫn vang mãi khí phách kiên cường cách mạng cùng với lòng yêu nước tha thiết của nhân dân ta trước vận mệnh đất nước lâm nguy “dù phải hy sinh tính mạng cũng sẵn sàng”. Như vậy, giá trị lịch sử truyền thống của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh để lại hết sức to lớn và quí báu.
Chuyên mục: Định Nghĩa