Tuy là một quốc gia với nên kinh tế phát triển nhưng người Nhật cũng có những tôn giáo và tin ngưỡng khác nhau. Tại Nhật Bản về tín ngưỡng và tôn giáo gồm có Phật Giáo, Samurai, và Thần Đạo. Vậy thần đạo là gì và những vị thần huyền thoại trong Thần đạo của người Nhật gồm có những ai? Hãy để chúng tôi cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về văn hóa Nhật Bản trong bài viết này nhé.
Bạn đang xem: Yaboku là thần gì
Thần Đạo của người Nhật là gì?
Thần đạo (tiếng Nhật: 神道, Shintō). Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác. Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật trừ khi vì sự sống còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! (戴きます) để cảm ơn những sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày nay điều này đã trở thành một phong tục. Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được thờ cúng sẽ trở thành hoang thần dạng (荒神様 aragami). Ngoài ra, văn hóa Nhật Bản còn có rất nhiều loại ma quỷ như quỷ (鬼 oni), yêu quái (妖怪 youkai), hà đồng (河童 kappa).
Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các thần xã (神社) hoặc những nơi linh thiêng đặc biệt. Những linh vật thường được dâng lên thần linh là vải, gương hay kiếm. Nghi lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn. Ngày nay, các hoạt động nghi lễ Thần đạo thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới. Tuy nhiên người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ vài yen vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn. Và ở nhà cũng thường có thần bằng (神棚 kamidana) để thờ các linh hồn. Nếu vượt qua các điều kiện tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn không chỉ được làm việc trong một môi trường tốt mà còn có rất nhiều cơ hội tham gia những lễ hội thần đạo cực kỳ linh thiêng nữa đó.
Các vị thần trong thần đạo của người Nhật Bản
Thần đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu vị thần (神 kami). Tuy một số các vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là “cao thiên nguyên” (高天原 takama-ga-hara), và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ. Tuy nhiên người Nhật Bản hiện nay thường chỉ thờ phụng những vị thần chính như:
1. Thần Izanagi và Thần Izanami
Thần Izanagi Là vị nam thần đầu tiên, chồng của Izanami. Ông cùng vợ đã tạo ra nước Nhật. Ông từ trên cầu Ame-no-ukihashi dùng ngọn giáo thần Ame-no-nuboko nhúng vào đại dương và khuấy. Khi ngọn giáo được rút lên nước biển nhỏ xuống tạo thành một hòn đảo. Izanagi và Izanami xây dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần lớn nước Nhật ngày nay. Izanagi là cha của Amaterasu, Tsukuyomi và Susanoo.
Thần Izanami Là vị nữ thần đầu tiên, vợ của Izanagi. Khi Izanami sinh ra thần lửa Kagutsuchi, lửa bốc cháy khiến bà bị thương và chết. Inazagi nổi giận và dùng kiếm chém vào đầu của Kagutsuchi và chặt thành 8 khúc. Các phần của Kagutsuchi trở thành những núi lửa bao bọc nước Nhật. Khi Izanagi xuống Suối Vàng để đón Izanami về, bà đã biến thành thần chết. Izanagi bị vợ đuổi và trở về một mình.
2. Thần Tsukiyomi
Là thần Mặt Trăng, em trai của Amaterasu. Tsukiyomi được sinh ra từ mắt phải của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Một hôm Amaterasu sai Tsukiyomi đi thay mình đến dự tiệc của Ukemochi-no-kami . Ukemochi lần lượt nhìn vào biển, rừng và đồng lúa rồi nôn ra cá, thịt và một chén cơm mời Tsukiyomi ăn. Kết quả là bà bị Tsukuyomi cảm thấy kinh hãi và giết chết. Từ đó, Amaterasu không thèm nhìn mặt em trai nữa, và khi nào có Mặt Trăng thì Mặt Trời đi chỗ khác.
3. Thần Amaterasu-Omikami
Amaterasu-Ōmikami là vị nữ thần được sinh ra từ mắt trái của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Amaterasu mang lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật, nhưng một hôm em trai của Amaterasu là Susanoo cãi nhau với bà và ném vật được dâng tế cho Amaterasu, một con lừa chết, vào phòng thêu làm chết một cô hầu gái. Amaterasu tức giận và tự nhốt mình trong hang đá, khiến thế giới chìm vào bóng tối. Ame-no-Uzume và các vị thần khác đã tìm cách lừa Amaterasu ra bằng một lễ hội ầm ĩ và một chiếc gương đồng. Amaterasu được xem là tổ tiên của người Nhật, và bà đã tặng chiếc gương đồng “Bát Chỉ”, “Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc” và thanh gươm “Thảo Thế” cho cháu mình là Ninigi-no-Mikoto khi cho ông xuống mặt đất. Ngày nay thanh gươm được giữ tại thần cung Atsuta (熱田).
Xem thêm: Những Nguyên Nhân Nào Khiến Chỉ Số Ggt Là Gì ? Ggt Tăng Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm
4. Thần Ame-no-Uzume-no-mikoto
Là nữ thần của lễ hội và hạnh phúc. Khi Amaterasu nhốt mình trong hang, Ame-no-Uzume treo một chiếc gương bằng đồng lên cây, khoác hoa lá lên mình rồi nhảy múa trước cửa hang. Các vị thần kéo tới xem, Ame-no-Uzume vất bỏ chiếc áo bằng hoa và đám đông nam thần hét lên thích thú. Amaterasu tò mò lẻn ra khỏi hang xem, ánh sáng của bà phản chiếu trong gương tạo ra bình minh xóa tan bóng tối. Các vị thần lấp của hang, mọi người vui vẻ trở lại và cùng nhau lập lễ hội.
5. Thần Susanoo-no-Mikoto
Là thần biển và gió bão. Susanoo là em trai của Amaterasu và Tsukuyomi, được sinh ra từ mũi của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Susanoo làm Amaterasu tức giận và bị đuổi đi. Khi đến huyện Izumo, Susanoo gặp hai thần đất. Họ đã bị một con rắn 8 đầu Yamata-no-Orochi bắt mất 7 người con gái. Susanoo hỏi cưới cô thứ 8 nhỏ nhất chưa bị bắt là Kushi-inada-hime (奇稲田姫 Kì Đạo Điền Cơ) rồi biến cô thành một chiếc lược giấu trên đầu. Susanoo dùng 8 bình rượu để làm con rắn bị say rồi chặt khúc. Từ đuôi của đại xà, Susanoo tìm được thanh gươm Thảo Thế và gửi tặng Amaterasu để làm hòa.
6. Thần Sarutahiko-Okami
Là thần đất và sức mạnh. Ông là chồng của Ame-no-Uzume-no-mikoto. Khi Ninigi-no-Mikoto được phái xuống đất, ông ta bị Sarutahiko chặn đường. Khi Ame-no-Uzume đến hỏi, Sarutahiko chào đón Ninigi-no-Mikoto và cả 3 cùng đi chung với nhau. Sarutahiko thường được mô tả là một người rất to lớn và cầm giáo dài, đặc biệt có mũi rất to và dài.
7. Thần Inari
Là thần gạo, đôi lúc xuất hiện dưới dạng một ông già, hoặc một thiếu nữ, thường được đi kèm bởi một con hồ ly màu trắng. Đền của Inari thường có rất nhiều cổng nối tiếp nhau và có tượng cáo trắng đeo khăn đỏ ở hai bên. Cả Inari và Kitsune đều rất thích ăn đậu khuôn chiên Aburaage (油揚げ) nên món này thường được dâng cho Inari cùng với rượu sake và bánh gạo.
8. Thần Enma-Daio
Là vua của địa ngục, vị thần này thì có vẻ giống với Diêm Vương trong phật giáo hay Hades trong thiên chúa giáo. Tuy nhiên theo nhiều sử sách Enma có xuất xứ từ Phật giáo nhiều hơn chứ không phải Thần Đạo.
9. Thần Ninigi-no-Mikoto
Là cháu của Amaterasu. Nữ thần Mặt Trời phái ông xuống mặt đất để thành lập nước Nhật. Ninigi-no-Mikoto đem theo 3 bảo vật của Thiên Chiếu là thanh gươm, gương và viên ngọc. Khi Ninigi-no-Mikoto gặp Konohana-sakuya-hime (木花之開耶姫 Mộc Hoa Chi Khai Da Cơ) liền đem lòng yêu cô và đến gặp cha của Konohana để hỏi cưới. Công chúa hoa anh đào Konohana và Ninigi-no-Mikoto là tổ tiên của người Nhật.
Xem thêm: Toll Fee Là Gì – Phân Biệt Các Từ Chỉ Chi Phí: Fee
Trên đây là nhũng vị thần nổi tiếng trong thần thoại của người Nhật tuy đã có nhiều biến thể nhưng chủ yếu các vị thần này đều tượng trưng cho những yếu tố thiên nhiên hình thành nên đất nước Nhật. Nếu có thời gian rảnh các bạn hãy tới thăm những ngôi đền thần đạo để cảm nhận hơn nữa về văn hóa tôn giáo của người Nhật và ngắm nhìn những công trình kiến trúc hùng vĩ nhé.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Chuyên mục: Định Nghĩa