Các bạn thường xuyên nghe đến cụm từ BIOS nhưng không biết nó là gì? và không biết cách truy cập vào nó ra làm sao?
Bài viết này blogchiasekienthuc.com sẽ hướng dẫn cho các bạn truy cập vào BIOS ở các dòng máy tính như DELL, SONY VAIO, ACER, LENOVO, ASUS…. và các dòng máy thông dụng hiện nay.
I. BIOS là gì ?
BIOS là viết tắt của từ Basic Input/Output System hay còn gọi là hệ thống đầu vào/ra cơ bản. BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ ( Mainboard ) của máy vi tính. Nhiệm vụ của BIOS là kiểm soát các tính năng cơ bản của máy vi tính mà chúng ta ít khi để ý tới ví dụ như:
- Kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, usb…
- Đọc thứ tự ổ cứng để khởi động các hệ điều hành, hiển thị tín hiệu lên màn hình…
- Sử dụng BIOS bạn có thể thực hiện được các việc như: thay đổi thứ tự ổ đĩa khi khởi động, theo dõi nhiệt độ, tốc độ quạt, ép xung, khóa máy…
=> Nói tóm lại, khi máy vi tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là “đánh thức” từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện này có hoạt động hay không. Sau đó, BIOS sẽ chuyển nhiệm vụ kiểm soát lại cho hệ điều hành.
II. Làm thế nào để vào BIOS ?
Mỗi hãng máy tính lại có một giao diện khác nhau nhưng chức năng thì đều như nhau cả, chỉ khác chỗ sắp xếp vị trí.
Một số bạn mới sử dụng máy tính rất sợ tiếp xúc với máy tính, tuy nhiên không có gì là quá phức tạp cả, cứ ngâm cứu đi không sợ hỏng máy tính đâu ^^!
1. Cách xem phiên bản hiện tại của BIOS?
Để xem phiên bản hiên tại của BIOS bạn làm như sau. Mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp Windows + R
=> tiếp theo nhập lệnh systeminfo | findstr /I /c:bios
=> nhấn Enter để mở.
III. Kinh nghiệm để bạn truy cập BIOS dễ dàng
Các này áp dụng cho cả PC và LAPTOP nhé:
+ Bước thứ 1: Khởi động lại máy tính và ngay khi những dòng chữ đầu tiên xuất hiện ngay phía dưới màn hình thì hãy nhanh chóng ấn ngay phím PAUSE BREAK ( phím này gần với phím PrintScreen) để cho quá trình Power On Self Test
tạm dừng lại.
=> Tiếp đến hãy quan sát kỹ các hướng dẫn phím vào BIOS, phím chọn BOOT MENU và phím Recovery…
Chẳng hạn như một máy sẽ xuất hiện như thế này: Press F2 to run BIOS set up; Tab to Recovery; F12 to choose boot menu (hoặc có những dòng máy hiển thị ngắn gọn hơn như: F2: BIOS setup; F8: Recovery; F12: Boot menu)… Hãy nhớ lấy những phím này để tý nữa mình bấm liên tục nhé.
+ Bước thứ 2: Ấn Ctrl + Alt + Dell
để khởi động lại máy lần nữa và lần này các bạn hãy ấn các phím chức năng tương ứng mà bạn muốn.
Ví dụ như ở trên bạn muốn truy cập vào BIOS thì nhấn F2
, muốn truy cập Recovery
thì nhấn F8
…. Khá đơn giản đúng không ?
– Sau khi tùy tỉnh gì trong BIOS xong các bạn nhớ nhấn phím F10 để “Lưu và khởi động lại máy tính” nhé
IV. Danh sách các phím tắt truy cập vào các dòng máy tính phổ biến
Đọc thêm:
- Phím tắt khởi động vào BIOS theo Mainboard ( Intel, MSI, Gigabyte..)
- Cách thiết lập BIOS cho Laptop Dell Inspiron chạy chuẩn UEFI / LEGACY
1. Phím tắt vào BIOS các dòng Laptop phổ biến
+ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH SONY VAIO
- Để truy cập vào BIOS bạn nhấn phím F2
- Để truy cập vào Recovery bạn nhấn phím F10
Nếu sử dụng đĩa để BOOT thì bạn chỉ cần cho đĩa vào khay rồi khởi động lại máy, vì dòng SONY mạc định là ưu tiên boot ổ CD/DVD đầu tiên rồi.
+ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH HP – COMPAQ
- Để truy cập vào BIOS bạn nhấn phím F10
- Để truy cập vào Recovery bạn nhấn phím F11
- Để truy cập vào BOOT MENU bạn nhấn phím F9
+ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH ACER
- Để truy cập vào BOOT MENU bạn nhấn phím F12
- Để truy cập vào BIOS bạn nhấn phím F2 (thường chức năng menu boot bị disable phải vào enable mới bấm F12 được)
+ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH ASUS
- Để truy cập vào BIOS bạn nhấn phím ESC
- Để truy cập vào BOOT MENU bạn nhấn phím F2
+ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH LENOVO THINKPAD
- Để truy cập vào BIOS bạn nhấn phím F1
- Để truy cập vào Recovery bạn nhấn phím ThinkVantage
- Để truy cập vào BOOT MENU bạn nhấn phím F12
+ ĐỐI VỚI MÁY TÍNH DELL
- Để truy cập vào BIOS bạn nhấn phím F2
- Để truy cập vào Recovery bạn nhấn phím F8 rồi chọn Repair your Computer
- Để truy cập vào BOOT MENU bạn nhấn phím F12
________________________________
Bạn có thể xem bảng sau để xem nhiều hơn………..
STT | DÒNG MÁY LAPTOP | PHÍM TẮT VÀO BIOS | PHÍM TẮT VÀO BOOT MENU |
---|---|---|---|
1 | HP | ESC, F1 hoặc F10 | ESC hoặc F9 |
2 | ACER | F2 hoặc DEL | F12, ESC hoặc F9 |
3 | LENOVO THINKPAD | F1 hoặc F2 | F12, F8 hoặc F10.
Riêng dòng IdeaPad P500 thì bạn sử dụng phím F12 hoặc Fn + F12 |
4 | DELL | F2 | F12 |
5 | TOSHIBA | Thường là phím F2. Nhưng với dòng Protege, Satellite, Tecra thì sử dụng phím F1 hoặc Esc | F12 |
6 | SAMSUNG | Với dòng Ativ Book 2, 8, 9 bạn sử dụng phím tắt F10 | Thường là phím ESC. Nhưng với dòng Ativ Book 2, 8, 9 bạn sử dụng phím F2 |
7 | FUJITSU | F2 | F12 |
8 | eMachines | Tab hoặc Del | F12 |
9 | COMPAQ | F10 | Esc, F9 |
10 | ASUS ( VivoBook F200ca, F202e, Q200e, S200e, S400ca, S500ca, U38n, V500ca, V550ca, V551, X200ca, X202e, X550ca, Z202e ) | DELETE | ESC |
ASUS ( N550JV, N750JV, N550LF, Rog G750jh, Rog G750jw, Rog G750jx, Zenbook Infinity Ux301, Infinity Ux301la, Prime Ux31a, Prime Ux32vd, R509C, Taichi 21, Touch U500vz, Transformer Book TX300, Eee PC 1015, 1025c ) | F2 | ESC | |
ASUS ( K25F, K35E, K34U, K35U, K43U, K46CB, K52F, K53E, K55a, K60ij, K70ab, K72f, K73e, K73s, K84l, K93sm, K93sv, K95vb, K501, K601, R503C, X32a, X35u, X54c, X61g, X64c, X64v, X75a, X83v, X83vb, X90, X93sv, X95gl, X101ch, X102ba, X200ca, X202e, X301a, X401a, X401u, X501a, X502c, X750ja ) | DEL | F8 | |
11 | SONY ( VAIO DUO, PRO, FLIP, TAP, FIT ) | Nút Assist màu hồng trên bàn phím. | Nút Assist màu hồng trên bàn phím. |
SONY ( VAIO, PCG, VGN ) | F1, F2 hoặc F3 | F11 | |
SONY ( VGN ) | F2 | ESC hoặc F10 |
Thông thường để vào BOOT MENU (lựa chọn khởi động ưu tiên) thì sau khi khởi động lại máy tính bạn hãy nhanh tay nhấn các phím F1, F2 …. F12, ESC, DEL .
Bạn có thể nhấn 3,4 phím liên tục cùng một lúc nhé. Nếu không được thì hãy chuyển sang các phím tiếp theo cho đến khi được thì thôi.
Ví dụ dòng HP nó sẽ hiển thị rất đầy đủ thế này thì bạn chỉ cần nhấn phím ESC để truy cập vào BOOT MENU là xong, nhưng đa số là sẽ không hiện gì và chúng ta phải mò thôi ?
Ví dụ đây là giao diện BOOT MENU của mình. Nếu như bạn cứu hộ máy tính bằng USB thì hãy lựa chọn USB là chế độ khởi động ưu tiên thôi. Rất đơn giản ?
V. Lời kết
OK ! đến đây các bạn có thể truy cập vào BIOS để thiết lập theo ý mình rồi đúng không? Trên BIOS có một phần bạn không nên đụng đến đó là đặt PASS cho ổ cứng. Vậy thôi, còn những thứ khác bạn có thể cài đặt, nếu không thích bạn có thể Reset về mặc định được.
Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hoặc không hiểu chỗ nào thì có thể comment bên dưới để mình hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!