Cách cài máy in cho máy tính, và cài qua mạng Lan (đơn giản) Update 11/2024

Việc cài đặt máy in trên máy tính Windows để làm việc là một trong những thao tác thường xuyên và rất cần thiết trong các văn phòng và công ty.

Cũng giống như Windows, máy in của bạn không phải lúc nào cũng hoạt động trơn tru và theo ý muốn được. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi khiến bạn không thể in được và lúc này chẳng lẽ ngồi đợi người đến sửa để bạn có thể làm việc tiếp?

Chính vì thế, để chủ động hơn trong công việc của bạn thì lời khuyên chân thành là bạn nên tự tìm cách khắc phục.

Và trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng rất thật chi tiết cách cài đặt máy in để các bạn có thể tự cài được máy in một cách dễ dàng.

Note: Mình sẽ hướng dẫn cách cài máy in trên Laptop sử dụng Windows 7 và máy in HP Lasejet 1160, và các bạn có thể áp dụng cho tất cả các máy in vì đa số đều cài theo cách này cả, quan trọng là bạn phải tải đúng driver cho máy in (đúng ở đây tức là đúng phiên bản windows XP, Win 7/8.. và bản 32bit hay 64bit).

OK, giờ chúng ta sẽ đi ngay vào vấn đề chính nhé. Trước tiên bạn cần phải xác định bạn đang dùng máy in loại gì ? và sử dụng hệ điều hành windows nào?

=> Trả lời câu hỏi thứ nhất: Nếu bạn mới mua máy in thì sẽ có một đĩa đi kèm và việc cài đặt cũng dễ dàng hơn nhiều, chỉ cần cho đĩa vào ổ rồi nhấn Install để cài đặt.

Nhưng trường hợp mà bạn bị mất đĩa driver máy in thì lên mạng tìm kiếm cũng rất nhiều (Cú pháp tìm kiếm Driver máy in: Bạn gõ tải driver + tên máy in vào Google Search để tìm kiếm và tải về).

=> Trả lời câu hỏi thứ 2: Để máy in có thể hoạt động được thì bạn phải xác định xem windows bạn đang dùng là phiên bản 32bit hay 64bit, từ đó chúng ta lựa chọn và driver máy in phù hợp với máy.

Đọc thêm:

I. Hướng dẫn cài máy in chi tiết nhất

+ Bước 1: Do máy tính mình sử dụng Windows 7 32-bit nên mình sẽ tải Driver máy in bản 32-bit dành cho Win 7 nhé.

Note: Đọc bài viết này để biết cách xem máy tính sử dụng Windows 32bit hay Windows 64bit nhé !

Sau khi đã tải file driver cho máy in về máy tính => bạn nhấn chuột phải vào file cài đặt và chọn Run as adminstrator để chạy dưới quyền quản trị. Hoặc nhấn chuột phải vào file đó => và chọn Extract to… để thực hiện giải nén File…

cách cài đặt máy in 1

+ Bước 2: Chọn đường dẫn để giải nén file ra, mặc định nó sẽ giải nén ra thư mục trong ổ C.

Nếu không thích bạn có thể lựa chọn ổ khác để giải nén. Ở đây mình sẽ giữ nguyên theo mặc định, tức là nó sẽ giải nén ra ổ C => tiếp theo nhấn Unzip để bắt đầu giải nén.

cách cài đặt máy in 2

Hoặc có một cách cũng đơn giản đó là bạn nhấn chuột phải vào file Driver ở Bước 1 bên trên => sau đó chọn Extract to…. để giải nén ngay tại chỗ.

+ Bước 3: Bước tiếp theo bạn cần kết nối máy in với máy tính thông qua cổng USB. Nhấn Start => chọn Devices and Printers để vào phần cài đặt driver máy in (Đối với Windows 7)

 

cách cài đặt máy in 3

Hoặc một cách để truy cập vào Devices and Printers cho tất cả các phiên bản Windows (7, 8, 8.1 và Win 10) đó là:

  1. Mở hộp thoại Run (Windows + R) => nhập lệnh control => nhấn Enter.
  2. Cửa sổ Control Panel hiện ra ( bạn chọn kiểu xem View by:Large icons ) => sau đó tìm đến phần Devices and Printers là xong.

cai-dat-may-in-tren-windows-10

+ Bước 4: Bạn nhấn vào tùy chọn Add a printer để thêm máy in vào máy tính.

cách cài đặt máy in 4

+ Bước 5: Lựa chọn tiếp theo Add a local printer, bạn nháy đúp vào lựa chọn này.

cách cài đặt máy in 5

+ Bước 6: Lựa chọn kiểu kết nối là USB sau đó nhấn Next.

cách cài đặt máy in 6

+ Bước 7: Tới bước này bạn nhấn vào Have Disk => nhấn vào Browse... để tìm đến file Driver của máy in mà bạn vừa giải nén lúc nãy => sau đó nhấn OK.

Hoặc nó cũng có thể yêu cầu bạn chọn đến một file *.inf trong thư mục đó. Bạn hãy thực hiện linh hoạt bước này nhé.

cách cài đặt máy in 7

+ Bước 8: Tiếp theo, bạn lựa chọn mã máy in của mình, ở đây mình đang cài máy HP Laserjet 1160 nên sẽ lựa chọn như hình dưới và nhấn Next để tiếp tục.

cách cài đặt máy in 8

+ Bước 9: Đặt tên cho máy in của mình, để mặc định cũng được => nhấn Next

cách cài đặt máy in 9

+ Bước 10: Quá trình bung driver đang diễn ra, bạn đợi một chút để máy tính tiến hành cài đặt driver máy in.

cách cài đặt máy in 10

+ Bước 11: Ở phần này sẽ có 2 lựa chọn đó là lựa chọn chia sẻ máy in hoặc là không:

  • Do not share this printer: Không chia sẻ máy in qua mạng Lan.
  • Share this printer so that others on your network can find and use it. (Chia sẻ máy in qua mạng lan, các máy tính khác trong cùng mạng lan có thể sử dụng máy in của bạn). Nếu bạn tích vào lựa chọn này thì đền tên vào Share name và nhấn Next.

cách cài đặt máy in 11

+ Bước 12: Tới đây, quá trình cài đặt máy in của bạn đã hoàn thành rồi đó. Bạn có thể in thử bằng cách nhấn vào Print test page và nhấn vào Finish để hoàn thành.

cách cài đặt máy in 12

+ Bước 13: Ok, máy in hiển thị như thế này tức là bạn đã cài đặt driver thành công cho máy in rồi. Rất đơn giản đúng không nào ?

cách cài đặt máy in 13

II. Cách cài đặt máy in mặc định

Nếu như máy tính bạn đang kết nối với nhiều máy in thì việc lựa chọn một máy in làm mặc định là rất cần thiết.

Thực hiện: Để làm được việc này bạn nhấn chuột phải vào máy in muốn đặt mặc định và chọn Set as default printer.

cách cài đặt máy in 14

III. Cách chia sẻ máy in

Đầu tiên bạn nhấn chuột phải vào máy in cần Share và chọn Printer properties. Do ở đây mình có nhiều máy in nên sẽ hiển thị như thế này, bạn lựa chọn máy in từ danh sách sổ ra.

cách chia sẻ máy in 1

Chọn tab Sharing=> sau đó tích vào ô Share this printer để chia sẻ máy in của mình.

cách chia sẻ máy in 2

Nếu bạn muốn chia sẻ cho cả máy tính sử dụng hệ điều hành 32bit và 64bit thì nhấn vào lựa chọn Additional Drivers sau đó tích vào cả 2 ô x86 và x64 nhé.

cách chia sẻ máy in 3

Nhấn vào OK để đồng ý.

IV. Thiết lập để chia sẻ máy in của bạn cho các máy tính khác

Tuy là việc cài đặt máy inchia sẻ máy in cho các máy khác trong cùng mạng lan là đơn giản, nhưng để các máy khác có thể sử dụng được máy in của bạn mà không gặp vấn đề gì thì cần chú ý vài mục như sau:

+ Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng sau đó chọn Open Network and Sharing Center

cách chia sẻ máy in 4

+ Bước 2: Chọn tiếp Change advanced sharing settings

cách chia sẻ máy in 5

+ Bước 3: Tiếp theo bạn tìm đến phần File and printer sharing và lựa chọn Turn on file and printer sharing

cách chia sẻ máy in 6

+ Bước 4: Và nhớ tích vào lựa chọn Turn off paswork proteced sharing  trong phần Password proproteced sharing nhé.

Nếu ở phần này bạn để là ON thì máy tính khác khi truy cập vào máy tính của bạn sẽ đòi mật khẩu.

cách chia sẻ máy in 7

Ok ! như vậy là người khác có thể sử dụng máy in của bạn một cách ngon lành rồi.

V. Cài máy in qua mạng Lan rất đơn giản

+ Bước 1: Bạn có thể vào Control Panel và tìm đến phần Network, hoặc bạn có thể đưa biểu tượng Network ra màn hình Desktop cho tiện sử dụng bằng cách.

Thực hiện: Nhấn chuột phải vào màn hình Desktop => chọn Personalization => chọn tiếp Change desktop icons => chọn biểu tượng mà bạn muốn đưa ra ngoài => nhấn OK.

+ Bước 2: Sau khi nhấn vào Network, các máy tính trong cùng mạng lan của bạn sẽ được liệt kê như hình bên dưới. Nếu chưa nhận hết bạn có thể chuột phải và chọn Refresh.

cách chia sẻ máy in 8

+ Bước 3: Tiếp theo lựa chọn máy in mà bạn muốn kết nối. Ví dụ máy in được cài đặt ở máy MRCHIEN-PC thì bạn mở máy tính MRCHIEN-PC ra => sau đó nhấn chuột phải vào biểu tượng của máy in và chọn Connect ...

Sau đó đợi một lát để máy tính của bạn kết nối với máy in và công việc của bạn đã hoàn thành.

cách chia sẻ máy in 9

Và đây là kết quả mà mình đã kết nối với máy in qua mạng lan thành công. Rất dễ để thực hiện đúng không ?

cách chia sẻ máy in 10

Note: Một số máy tính khi kết nối với máy in trong cùng mạng LAN, nhất là các máy tính chạy khác nền tảng nhau thì có thể bạn sẽ phải tải thêm một bộ cài máy in dành cho nền tảng Windows của bạn thì mới kết nối được.

Nói vậy có lẽ hơi khó hiểu nhỉ. À thế này. Ví dụ máy tính A là máy chính, kết nối trực tiếp với máy in. Và máy tính A này sử dụng nền tảng Win 32bit.

Bây giờ một máy tính B muốn kết nối với máy in của máy A thông qua mạng LAN, nhưng máy B này sử dụng nền tảng 64bit.

Lúc này có thể khi bạn thực hiện Connect.. từ máy tính B đến máy in được Share từ máy tính A sẽ hiện ra một bảng thông báo cài thêm Driver máy in. Để sử dụng trường hợp này cũng rất đơn giản thôi, bạn hãy tải một bộ Driver cho máy in (cụ thể là bản HP Lasejet 1160 Windows 7 64bit ) => sau đó giải nén ra và chọn đường dẫn cài đặt như bình thường.

VI. Lời kết

Như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cách cài đặt máy in cho máy tínhcài đặt máy in qua mạng lan cũng như việc chia sẻ máy in cho các máy khác cùng mạng Lan rồi nhé.

Nếu có bất kỳ vướng mắc gì thì cứ comment phía bên dưới mình sẽ trả lời sớm nhất có thể. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Chúc các bạn thành công !!!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com