Cách tăng thứ hạng Google Maps cho cửa hàng, doanh nghiệp.. Update 01/2025

Không thể phủ nhận được vị trí độc tôn của Google đối với đại đa số người dùng chúng ta. Việc sở hữu bộ máy tìm kiếm mạnh mẽ và hệ sinh thái Android phủ khắp toàn cầu đã khiến cho Google ngày càng trở nên “bá đạo” hơn.

Bạn sẽ giật mình về những gì mà Google đang cung cấp cho chúng ta đấy: Google đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ gì?

tang-thu-hang-google-maps-cho-business-cua-ban (5)

Quay trở lại với chủ đề chính của bài viết này hôm nay, bạn đã biết cách tăng thứ hạng cho cửa hàng hoặc doanh nghiệp của bạn trên Google Maps chưa? Hay từ ngữ chuyên ngành người ta vẫn gọi là SEO Google Maps đó các bạn !

Vâng, nếu muốn người dùng biết vị trí kinh doanh/ hoạt động của cửa hàng hoặc doanh nghiệp mà bạn đang sở hữu thì cách tốt nhất là công khai nó trên Google Maps.

Bởi Maps tích hợp với Google (đúng hơn là Google Search) nên cho dù là người dùng tìm kiếm từ khóa, hay là tìm chỉ đường trên bản đồ số thì dữ liệu Maps vẫn rất rất quan trọng.

Ngoài việc là giúp người mua (khách hàng) của bạn dễ dàng tìm đến của hàng ra thì nó còn tăng mức độ uy tín của cửa hàng lên nhiều lần nữa.

Nhưng vấn đề là khi bạn đã “đánh dấu” doanh nghiệp của bạn dưới dạng “Mising Location” (vị trí đang phát triển) hay là “Business” (doanh nghiệp) thì chưa chắc người dùng sẽ tìm được vị trí trên bản đồ.

Tại sao lại như vậy?

Đơn giản bởi vì số lượng vị trí trên Maps là rất lớn, thêm nữa là thị trường dịch vụ tăng hạng rất sôi động, nên những doanh nghiệp nào chịu chi chạy quảng cáo để tăng tương tác thì mới có cơ may lên trang nhất của Google.

Vậy có cách nào để tăng thứ hạng Google Maps hay nói cách khác là SEO Google Maps cho vị trí cửa hàng của bạn một cách miễn phí không?

Vâng ! Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu về cách hoàn thiện, cũng như tối ưu vị trí của cửa hàng trên bản đồ, để có được thứ hạng tốt hơn trên Google nhé !

tang-thu-hang-google-maps-cho-business-cua-ban (6)

#1. Sử dụng hồ sơ Google My Business

Có 2 cách để có vị trí trên GoogleMaps là Mising Location và Business. Đối với Missing Location thì ai cũng có thêm và chỉnh sửa một vị trí khá dễ dàng.

Thêm nữa là Location này chứa ít thông tin cũng như chức năng hơn so với Business.

tang-thu-hang-google-maps-cho-business-cua-ban (1)

Do đó, nếu xác nhận vị trí là Business thì bạn có thể kiểm soát toàn bộ thông tin như: Tên, danh mục, vị trí, thời gian mở cửa, trang web, số điện thoại, hình ảnh, bài viết, tương tác review,…

Còn làm thế nào để thêm 1 vị trí vào Maps cũng như tạo Google My Business và xác thực Google My Business thì mời bạn xem tiếp phần #2 bên dưới đây.

#2. Cách thêm thông tin đầy đủ cho Google My Business

Với bài viết này thì chúng ta ngầm hiểu rằng các bạn đang thêm vị trí dưới dạng Business và đã xác thực GMB, như vậy bạn có thể truy cập vào Dashboard (bảng điều khiển) của Business đó.

tang-thu-hang-google-maps-cho-business-cua-ban (2)

Mình có các lưu ý sau đối với từng thông tin:

1/ Tên và địa chỉ phải chính xác và nhất quán: Google sẽ có những thuật toán để định danh 1 doanh nghiệp dựa trên: Website, Facebook Profile,…

Và tất nhiên, Google sẽ cho thứ hạng cao hơn đối với những Business có thông tin nhất quán và liên kết giữa các kênh rõ ràng. Sẽ không thể tin tưởng được nếu trên Facebook bạn để là Hà Nam, trong khi đó trên website bạn lại để Hà Nội..

Các bạn nên hạn chế viết tắt hoặc dùng biến thể, ví dụ: “Cầm đồ SIM VIP 74 Quảng Trị” thì không nên đổi thành: “Hỗ trợ tài chính Quảng Trị”.

Địa chỉ là Thị xã Quảng Trị, thì cũng không nên ghi tắt thành T.X. Quảng Trị nhé ! Tốt nhất là các bạn ghi y chang như biển hiệu của doanh nghiệp vậy.

2/ Dùng số điện thoại bàn: Số di động rất tiện dụng nhưng bạn cũng nên đầu tư một đường dây cố định cho doanh nghiệp.

Các bạn thử nghĩ xem, lúc xác thực GMB, nếu có số điện thoại cố định thì bạn sẽ có tùy chọn nhận mã xác thực ngay qua điện thoại, khỏi phải chờ bưu thiếp 14 ngày nữa, như thế là đủ để hiểu tầm quan trọng của SĐT bàn này.

3/ Đừng ghi giờ mở cửa hời hợt: Đa phần các địa điểm đều để mở cửa cả ngày, cả tuần nhằm đỡ tốn công cài đặt.

Nhưng vấn đề là nếu có khách đến vào lúc quán đóng cửa như Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật chẳng hạn, chắc chắn họ sẽ bực mình và review không hay trên Google Maps, đặc biệt là những khách Tây khó tính.

Ngoài ra, trong mùa Covid 19 thì Google Maps còn có thêm mục Tạm đóng cửa vì COVID-19, nếu bạn quan tâm mục này thì chắc chắn Google sẽ thấy doanh nghiệp của bạn có uy tín và nâng thứ hạng lên.

tang-thu-hang-google-maps-cho-business-cua-ban (3)

4/ Mô tả doanh nghiệp thật chi tiết và rõ ràng: Mục Description này chính là phần mô tả, vậy nên bạn hãy ghi rõ doanh nghiệp mình đang làm gì, sản xuất mặt hàng nào, bán cái gì,… thay vì ghi các câu tấu hài vô nghĩa.

Bạn nên tham khảo các dịch vụ tối ưu SEO cho Maps để đặt tên và mô tả cho Business chuẩn nhất.

5/ Chọn danh mục hoạt động chính xác: Việc đặt rõ danh mục hoạt động chính xác rất quan trọng, bởi Google cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Ngoài ra, người dùng có thể dùng bộ lọc để tìm đúng cửa hàng họ muốn, các danh mục phụ cũng rất quan trọng, bạn nên chọn thật đầy đủ. Các thông tin nào có thể khai báo thì hãy khai báo hết !

6/ Thêm hình ảnh thật: Nếu không có ảnh thì doanh nghiệp bạn chỉ hiện lên dưới dạng một điểm chung chung trên bản đồ. Ngược lại, khi có hình ảnh đầy đủ, business của bạn sẽ trông bắt mắt hơn.

Bạn nên thêm các hình ảnh thật mới được chụp gần đây nhất thay vì chọn đại các hình trên mạng, các thuật toán của Google sẽ phân tích và thêm thông tin ngầm vào doanh nghiệp dựa trên các hình ảnh đó.

tang-thu-hang-google-maps-cho-business-cua-ban (4)

7/ Xin review của người dùng: Dù là đánh giá tốt hay đánh giá xấu thì càng nhiều đánh giá, bạn sẽ càng có cơ hội nâng hạng doanh nghiệp/ cửa hàng của bạn trên Google. Và tất nhiên, những đánh giá tốt còn giúp khách hàng tiềm năng tìm đến bạn nhiều hơn.

Khi đã xác minh business thì bạn nên tận dụng chức năng phản hồi bình luận nhằm tương tác với người dùng, thêm nhiều thông tin hơn cho business của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây (trang hướng dẫn của Google, bằng Tiếng Việt) !

#3. Chia sẻ một vài video hướng dẫn của Google

Đây là video hướng dẫn chi tiết cách thêm doanh nghiệp vào Google Maps

Còn đây là video hướng dẫn cách xác minh doanh nghiệp (business) của bạn trên Google.

Bạn đang lo ngại về việc không biết Tiếng Anh nên không hiểu nội dung Video là gì? Đừng lo, mình biết mà ? Dịch phụ đề video trên Youtube (mọi ngôn ngữ) sang Tiếng Việt

#4. Lời Kết

Như vậy, bạn chỉ cần làm hồ sơ doanh nghiệp Business là đã có cơ hội rất cao để lên TOP Google Search và Google Maps rồi.

Bạn chỉ việc đảm bảo các thông tin thật chính xác và nhất quán giữa các kênh truyền thông, đó là điều kiện cần.

Tương tác với người dùng thông qua các bài viết, hình ảnh, những bình luận trong review là điều kiện đủ để có sự hiện diện tốt trên Google.

Tốt nhất là bạn vẫn nên thuê những dịch vụ xác minh, tối ưu chuẩn SEO, review 5 sao trên mạng để có kết quả tốt nhất, giá chỉ tầm vài chục $ mà thôi, nhưng sẽ rất thuận lợi cho công việc kinh doanh của bạn.

Hi vọng với những chia sẻ bên trên thì thì cửa hàng/ doanh nghiệp của bạn sẽ sớm tăng thứ hạng trên Google. Chúc các bạn thành công !

CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com